Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi tìm hiểu về đồng chí Lê Quang Đạo Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021) nhằm tuyên truyền, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước của thế hệ trẻ. Bài dự thi được nộp trước ngày 15/5/2021.

Kế thúc cuộc thi, Ban tổ chức sẽ lựa chọn trao thưởng cho 6 tập thể, 35 cá nhân có bài dự thi đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm cuộc thi Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn. Vậy mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Bài dự thi Tìm hiểu về đồng chí Lê Quang Đạo

Bài mẫu 1

Đồng chí Lê Quang Đạo tên thật là Nguyễn Đức Nguyện (bí danh: Nho Mẫn, Minh, Miện, Đăng, Trần Hoạt) sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống văn hiến, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ khi tuổi còn nhỏ, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng.

Trong suốt hơn 60 năm hoạt động cách mạng (1939 – 1999), đồng chí giữ nhiều trọng trách như: Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, Phúc Yên; Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Trưởng ban Khoa giáo Trung ương phụ trách công tác Dân vận; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa VI (dự khuyết từ 1960, chính thức từ năm 1972 đến năm 1991), Bí thư Trung ương Đảng các khóa IV và V (1976 – 1986), Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX.

Tham khảo thêm:   Mẫu đề nghị xác nhận nhân sự cho thân nhân là người Việt Nam đang ở nước ngoài

Đồng chí là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, người cộng sản gương mẫu, nhà yêu nước chân thành, có tinh thần làm việc tận tụy, phấn đấu trọn đời vì lý tưởng của Đảng và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài mẫu 2

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã sớm giác ngộ và đến với cách mạng từ khi còn rất trẻ.

Ngay từ khi còn trẻ, đồng chí đã thể hiện là một người cộng sản kiên trung, được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và nhân dân tin tưởng. Ở tuổi 20, đồng chí được giao trọng trách là Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, sau đó là tỉnh Phúc Yên; Xứ ủy viên rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí được Đảng tin tưởng giao cho các trọng trách: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Khu ủy khu XI, Bí thư Liên Tỉnh ủy Hà Nội-Hà Đông, Ủy viên Thường vụ Liên Khu ủy khu III, Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương.

Từ năm 1950 đến năm 1976, đồng chí được Đảng điều động vào quân đội. Suốt những năm trong quân ngũ, đồng chí Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng và sức lực, tâm hồn, trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành tuyên huấn quân đội. Đồng chí là một nhà hoạt động tư tưởng và văn hóa xuất sắc của quân đội và của Đảng.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí đã cùng với Quốc hội đẩy mạnh công tác lập hiến, lập pháp, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật.

Trên cương vị Bí thư Đảng đoàn, tham gia Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, suốt 17 năm liên tục, đồng chí Lê Quang Đạo đã phấn đấu nâng cao vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đồng chí đã giúp Trung ương xây dựng Nghị quyết “Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất trong tình hình mới”, chủ trì việc soạn thảo “Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, được Quốc hội khóa X thông qua năm 1999.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích truyện cổ tích Cây khế (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Năm 1999, ba tháng trước khi mất, trong lá thư cuối cùng ngày 3 tháng 4 gửi Bộ Chính trị, đồng chí đã nói rõ quan điểm về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Mặt trận: “Mặt trận phải góp phần cùng nhân dân và nhà nước làm nhiệm vụ giám sát sao cho có hiệu lực và hiệu quả nhất”. Ở trong bệnh viện, dù bệnh tình không thuyên giảm, đồng chí vẫn cố gắng tận lực, bổ sung báo cáo chuẩn bị cho Đại hội V (tháng 8-1999) của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về đồng chí Lê Quang Đạo: “Con người Lê Quang Đạo là con người trung thực, có tính nguyên tắc cao với tấm lòng nhân hậu, thương yêu đồng chí. Anh làm việc hăng say, có hiệu quả và làm việc đến hơi thở cuối cùng…”. Đồng chí Lê Quang Đạo đã để lại một tấm gương sáng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Thân thế đồng chí Lê Quang Đạo

Họ và tên: Nguyễn Đức Nguyện

Bí danh: Nho Mẫn, Minh, Miện, Đăng, Trần Hoạt

Ngày sinh: 08/8/1921

Ngày mất: 24/7/1999

Quê quán: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Đồng chí Lê Quang Đạo được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng, sớm giác ngộ và đến với cách mạng từ khi còn rất trẻ. Ngay từ năm 1938, đồng chí đã tham gia phong trào Thanh niên Dân chủ ở Hà Nội; năm 1939, tham gia phong trào Thanh niên phản đế Đông Dương; đến năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Suốt những năm trong quân ngũ, đồng chí Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng và sức lực, tâm hồn, trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành tuyên huấn quân đội. Đồng chí là một nhà hoạt động tư tưởng và văn hóa xuất sắc của quân đội và của Đảng.

Đồng chí Lê Quang Đạo là một con người tiêu biểu cho phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là một nhà lãnh đạo, chỉ huy ưu tú của quân đội, một vị tướng có đủ những đức tính: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung như Bác Hồ đã dạy. Cống hiến của đồng chí trong quân đội về cả hai mặt xây dựng và chiến đấu. Đồng chí coi trọng xây dựng quân đội về chính trị và tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch, chiến đấu

Tham khảo thêm:   Laplace M: Hướng dẫn cách tăng điểm BR nhanh

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo

Từ 1938 đến 1945: Đoàn viên thanh niên dân chủ ở Hà Nội; Tham gia thanh niên phản đế; Bí thư chi bộ xã; Uỷ viên Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh; Bí thư Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh; Phúc Yên, Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ; Bí thư Ban cán sự Hà Nội; Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

Từ 5/1946 đến 1950: Xứ uỷ viên Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Phó Bí thư Khu uỷ đặc biệt Hà Nội (khu XI); Bí thư Liên tỉnh uỷ Hà Nội-Hà Đông; Phó ban Tuyên truyền của Trung ương Đảng.

Từ 9/1950: Phụ trách tuyên huấn chiến dịch biên giới; Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Phong hàm Thiếu tướng năm 1958.

Từ 9/1960: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được bầu vào Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 1972 là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 12/1976: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư.Trung tướng năm 1974.

Từ 1978: Làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

Từ 3/1982: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư và được phân công phụ trách Khối dân vận.

Từ 12/1986: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 1987 đến 1992: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Năm 1999: Đồng chí Lê Quang Đạo mất ngày 24/7/1999.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi tìm hiểu về đồng chí Lê Quang Đạo Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *