Bạn đang xem bài viết ✅ Các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể Mô đun 3 Cách xác định mục tiêu giáo dục cụ thể ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể Mô đun 3 giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện phần Xác định mục tiêu giáo dục trong chương trình tập huấn Mô đun 3 – GDPT 2018. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể Mô đun 3

Dựa trên những hiểu biết của mình từ Mô đun 2 và các nội dung vừa được trao đổi ở Mô đun 3 thì ta có thể sắp xếp các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể như sau:

☞1. Mục tiêu giáo dục chung của chương trình tổng thể  ☞2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục của địa phương, nhà trường ☞3.Yêu cầu đầu ra cần đạt của bậc học và môn học trong chương trình giáo dục ☞4. Mục tiêu giáo dục cụ thể cho hoạt động giáo dục.

Các tiêu chí của mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục cụ thể của hoạt động giáo dục (hoạt động dạy, học hoặc đánh giá) là một tuyên bố về sự thể hiện năng lực của học sinh là kết quả đầu ra mong đợi cần đạt được trong một hoặc một vài giờ học.

Tham khảo thêm:  

Mục tiêu giáo dục phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  1. Phù hợp với trình độ của học sinh
  2. Nằm trong phạm vi các yêu cầu cần đạt quan trọng của môn học/thời gian học
  3. Phù hợp với triết lý giáo dục và các mục tiêu giáo dục chung của địa phương
  4. Lý giải được bởi các nguyên tắc học tập đang được áp dụng
  5. Có thể đạt được trong giới hạn thời gian dự kiến
  6. Có thể đạt được với các điều kiện nguồn lực hiện có.

Mục tiêu giáo dục của hoạt động đánh giá còn được gọi là mục tiêu đánh giá.

Các mục tiêu giáo dục hay mục tiêu đánh giá cần đảm bảo các tiêu chí chất lượng sau để trở thành căn cứ cho các hoạt động giảng dạy và đánh giá (Lindvall, 1964):

  • Tiêu chí 1 – Lấy người học là trung tâm: Các mục tiêu giáo dục cần tập trung vào người học, với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục. Nội dung thường bao gồm tuyên bố: “Sau khi hoàn thành …, học sinh sẽ có năng lực …”
  • Tiêu chí 2 – Thể hiện năng lực cụ thể: Mục tiêu giáo dục phải mô tả được cụ thể học sinh làm được gì và như thế nào sau khi hoàn thành các trải nghiệm học theo yêu cầu. Do đó, mức độ thể hiện năng lực thường là các động từ mô tả, như sẽ được phân tích rõ hơn ở phần tiếp sau.
  • Tiêu chí 3 – Chú trọng nội dung: Mục tiêu giáo dục phải nêu rõ nội dung cụ thể học sinh cần thể hiện hay làm được.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người Giải bài tập trang 122 Tiếng Việt 5 tập 1 - Tuần 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể Mô đun 3 Cách xác định mục tiêu giáo dục cụ thể của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *