Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Soạn Sử 12 Kết nối tri thức trang 18, 19, 20 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 12 trang 18, 19, 20 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh thuộc Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh.

Soạn Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 3 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sử 12 Kết nối tri thức Bài 3

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Hãy nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 8: Lesson 2 Unit 8 trang 131 Explore Our World (Cánh diều)

Trả lời:

Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.

– Xu thế toàn cầu hoá:

+ Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học-công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá.

+ Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế:

+Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.

+ Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

Câu hỏi trang 19: Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

– Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

Tham khảo thêm:   Công văn 4356/BYT-KHTC Mức giá thanh toán BHYT với xét nghiệm Covid-19

– Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi trang 20: Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

– Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới.

-Biểu hiện của xu thế đa cực:

+ Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)…

+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.

– Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 3

Luyện tập

Lập bảng tóm tắt các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em là con thuyền cô đơn

Trả lời:

Xu thế phát triển

Nội dung

Lấy kinh tế làm trọng tâm

Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.

Toàn cầu hóa

– Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học-công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế

Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác.

– Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.

Vận dụng

Bằng những kiến thức đã học và sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, em hãy chứng minh nhận định sau: “Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. Theo em, xu thế đó mang lại những cơ hội nào cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Soạn Sử 12 Kết nối tri thức trang 18, 19, 20 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *