Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 2: Tự chủ Giải Giáo dục công dân 9 trang 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải GDCD 9 Bài 2: Tự chủ giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học và câu hỏi cuối bài trong SGK trang 7, 8.

Qua đó, giúp các em nêu được khái niệm, biểu hiện của tự chủ trong cuộc sống và biết nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 2 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn GDCD 9 Bài 2: Tự chủ, mời các bạn cùng theo dõi.

Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

– Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS.

– Bà choáng váng, đau khổ, mất ăn, mất ngủ, nhưng ko khóc trước mặt con, chăm sóc con, vận động những người cùng hoàn cảnh để chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS

– Bà Tâm đã làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, nên đã vượt qua được nỗi đau khổ, sống có ích cho con và cho người khác.

⇒ Bà là người tự chủ.

* Câu chuyện 2

– N bị bạn bè rủ rê theo chúng hút thuốc lá, rượu bia, đua xe máy, chơi các trò chơi nguy hiểm khác; trốn học, trượt tốt nghiệp-> hút chích -> trộm cắp để thỏa mãn cơn nghiện.

– N không làm chủ được bản thân, không điều chỉnh được suy nghĩ, hành vi của mình trước những lời cám dỗ của bạn xấu…=> thiếu tự chủ.

⇒ Ý nghĩa: Trong cuộc sống mỗi con người cần phải có tính tự chủ. Nếu ko thì chúng ta khó có thể đứng vững được trước những khó khăn thử thách của cuộc sống.

Trả lời gợi ý Bài 2 GDCD 9 trang 7

a) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?

Gợi ý đáp án

Trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình, bà Tâm đã:

+ Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con;

+ Gần gũi thương yêu con;

+ Tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Vận động gia đình những người nhiễm HIV/AIDS không xa lánh họ.

b) Theo em, bà Tâm là người như thế nào?

Gợi ý đáp án

Bà Tâm người có đúị tính tự chủ, không bi quan chán nản, có ý chí nghị lực vượt qua khị khăn, chính bà là chỗ dựa để con trai vượt qua bệnh tật và tiếp tục sống.

c) N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?

Tham khảo thêm:   Hệ số góc của đường thẳng: Cách tính và bài tập Cách tính hệ số góc của đường thẳng

Gợi ý đáp án

– Từ một học sinh ngoan, N trở thành kẻ nghiện ngập và trộm cắp:

+ N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe.

+ Trốn học liên miên, thi trượt tốt nghiệp lớp 9.

+ Đang buồn, bạn bè rủ hút cần sa. N bị nghiện.

+ Để có tiền chích hút, N tham gia trộm cắp và bị bắt.

– Vì, N không làm chủ được hành vi của mình, gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.

d) Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Trước mọi sự việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tính không nóng nảy, vội vàng;

– Khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản;

– Trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự

đ) Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

Gợi ý đáp án

– Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp.

– Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.

– Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 2 trang 8

Câu 1

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân ;

b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động ;

c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình ;

d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau ;

đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp ;

e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

Gợi ý đáp án

– Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).

Bởi vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn.

– Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.

Câu 2

Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.

Gợi ý đáp án

Em có thể kể về một bạn học sinh trong lớp em, bạn lớp trưởng hoặc bạn ngồi cạnh em, hay có thể kể về người bạn hàng xóm biết tự chủ.

Tham khảo thêm:  

Gợi ý 1

Lan – là bạn học của tôi. Nhà Lan khá là khó khăn nhưng bạn ấy lại học giỏi, nhiều năm liền là học sinh nghèo vượt khó. Nhưng không vì vậy mà bạn tự ti, Lan rất hòa đồng luôn được bạn bè thấy cô yêu quý. Sau giờ học, Lan thường giúp bà nội nhặt vỏ lon, vỏ chai để mang đi bán. Có lần cô giáo có gọi bạn đến và hỏi

“Lan, cô biết gia đình em khó khăn, nên việc có sẽ miễn giảm cho em các khoản đóng trên lớp. Em cầm số tiền này về để mua thuốc cho bà nhé”

Nhưng Lan nói rằng

“Đây là tiền mà em đi nhặt vỏ lon vỏ chai đi bán để đóng tiền học, nên em sẽ không cầm về đâu ạ. Em đi học nên cũng sẽ đóng cái khoản như các bạn trong lớp.”

Nghe được cuộc nói chuyện của cô và bạn, em càng khâm phục bạn hơn.

Gợi ý 2

Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:

– Cậu có vẻ đói lắm phải không?

Cậu bé trả lời:

Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.

Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:

– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.

Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.

Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:

– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với.

Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:

– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.

Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:

– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.

Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:

– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.

Tham khảo thêm:   Cá Linh: Đặc sản mùa nước nổi miền Tây, ăn một lần nhớ cả đời

Ban nhỏ liền lắc đầu nói:

– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 3

Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mìnhỂ Buổi đi chơi phố mất vui.

Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

Gợi ý đáp án

-Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, đúng ra Hằng chỉ nên chọn một bộ, đằng này bộ nào Hằng cũng thích, hành vi của Hằng đã làm mẹ bực mình.

– Em sẽ khuyên Hằng: Bạn làm như vậy là không nên, vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ nào Hằng thích được. Làm như vậy chứng tỏ Hằng không suy nghĩ chín chắn, hành vi của Hằng là sai, bạn cần phải biết rút kinh nghiệm.

Câu 4

Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng ? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không ? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

Gợi ý đáp án

– Tự nhận xét:

+ Bản thân em là người có tính tự chủ.

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình, chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội.

– Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, trông em bé;

+ Giờ kiểm tra Toán bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho chép bài nhưng em từ chối;

+ Bạn rủ em bỏ tiết, trôn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như thế;

+ Chủ nhật cùng các bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen ngang, em ôn tồn yêu cầu người đố không nên làm thế, phải thể hiện nếp sông văn minh của người có văn hoá.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 2: Tự chủ Giải Giáo dục công dân 9 trang 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *