Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Soạn Địa 8 sách Cánh diều trang 132, 133, 134, 135 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trang 132, 133, 134, 135.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 10 Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Cánh diều Bài 10

I. Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

Đọc thông tin và quan sát hình 10.1; 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

Tham khảo thêm:   7 cách nấu lẩu Thái chua cay siêu ngon đơn giản tại nhà

Hình 10.1; 10.2

Trả lời:

– Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

  • Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…
  • Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…
  • Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,… có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

– Đa dạng về thành phần loài:

  • Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.
  • Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,… và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,….

– Đa dạng về nguồn gen:

  • Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.
  • Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.
Tham khảo thêm:   Top 11 loại gạo Việt ngon nhất được người tiêu dùng lựa chọn

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Đọc thông tin và quan sát hình 10.3, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Hình 10.3

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 8 Cánh diều Bài 10

Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Vận dụng

Tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Loài Sếu đầu đỏ

– Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.

– Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội bảo vệ sếu quốc tế (ICF) cho thấy, hàng năm, số lượng sếu đầu đỏ có chiều hướng giảm dần, từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.

– Biện pháp bảo vệ:

  • Hạn chế sử dụng hóa chất ở xung quanh rừng Tràm Chim.
  • Phòng chống cháy rừng và khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.
  • Tuyên truyền về sếu, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Soạn Địa 8 sách Cánh diều trang 132, 133, 134, 135 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Diệt virus trên Windows 7 không cần phần mềm

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *