Bạn đang xem bài viết 8 nguyên tắc chăm sóc con cái của bố mẹ không phải lúc nào cũng đúng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi có con, phụ huynh sẽ thực hiện rất nhiều nguyên tắc trong quá trình nuôi dạy trẻ, nhằm mong trẻ sẽ lớn lên một cách khỏe mạnh. Nhưng có một số nguyên tắc mà đôi khi ta có thể làm ngược lại, không nhất thiết phải tuân thủ theo mọi lúc.

Hãy cùng Wikihoc.com khám phá 8 nguyên tắc chăm sóc con cái của bố mẹ không phải lúc nào cũng đúng được nhắc đến trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ cần đánh răng sau mỗi bữa ăn

Việc đánh răng sau mỗi bữa ăn không sai, tuy nhiên, nếu trẻ không hợp tác thì phụ huynh cũng không cần bắt ép các con dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc này.

Cha mẹ chỉ cần đảm bảo con đánh răng 2 lần/ngày, sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Cùng với đó, cha mẹ hãy nhắc nhở và khuyến khích con chăm súc miệng bằng nước muối.

Trẻ cần đánh răng sau mỗi bữa ănTrẻ cần đánh răng sau mỗi bữa ăn

Trẻ cần phải ngủ trưa mỗi ngày

Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nên phần lớn phụ huynh sẽ cố làm “đầy” giấc ngủ hằng ngày của con bằng cách ép con ngủ trưa. Giấc ngủ trưa sẽ giúp trẻ không cảm thấy mệt và khó vào giấc vào ban đêm. Vì thế đây là một thói quen tốt nên được duy trì.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng chịu ngủ trưa, một số trẻ còn quấy khóc cho đến khi ngủ thiếp đi. Và điều này không hề tốt cho chất lượng giấc ngủ của trẻ chút nào.

Theo các chuyên gia cho hay, việc trẻ không ngủ trưa là điều bình thường, có một số trường hợp các bé chỉ vừa tròn 3-4 tuổi đã bỏ hẳn giấc ngủ trưa. Vì thế, thay vì ép trẻ ngủ trưa khi trẻ không muốn, vào buổi tối, bố mẹ hãy cho bé đi ngủ sớm hơn giờ ngủ thông thường khoảng 30-60 phút.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Cô Tô - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1

Trẻ cần phải ngủ trưa mỗi ngàyTrẻ cần phải ngủ trưa mỗi ngày

Khi trẻ bị bệnh nhất định phải uống thuốc

Tâm lý của bậc làm cha mẹ thường vô cùng lo lắng đến mức đứng ngồi không yên mỗi khi thấy con ốm, và cứ thế tự đoán bệnh và đến hiệu thuốc mua thuốc cho trẻ uống. Nhưng dùng thuốc không phải lúc nào cũng tốt và cần thiết.

Ví dụ như một số loại thuốc cảm, hạ sốt thường chỉ giảm thiểu các triệu chứng bệnh một cách tạm thời nhằm giúp trẻ dễ chịu hơn, chứ không thể thúc đẩy lành bệnh nhanh hơn hay giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thậm chí, điều này còn không có lợi cho sức khỏe của trẻ vì vài loại thuốc có thể can thiệp vào khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trong việc loại bỏ vi khuẩn, virus. Cho nên, điều phụ huynh cần thực hiện mỗi khi con bệnh chính là nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Khi trẻ bị bệnh nhất định phải uống thuốcKhi trẻ bị bệnh nhất định phải uống thuốc

Không cho trẻ nghịch bẩn

Phụ huynh thường ngăn cấm con nghịch bẩn vì lo con sẽ bị bệnh. Trong khi đó, trẻ hoàn toàn có thể nghịch bẩn. Việc bé chơi đùa, nghịch cát,… cũng là một cách giúp bé khám phá, học hỏi mọi thứ, mở mang tri thức.

Nhà giáo dục Đào Hành Trí đến từ Trung Quốc từng chia sẻ rằng, cần giải phóng tâm trí, bàn tay, bàn chân, không gian và thời gian của trẻ, để chúng có cuộc sống tự do và được giáo dục thực sự từ cuộc sống.

Quần áo, tay chân có thể được vệ sinh sạch sẽ, nếu chỉ vì sợ bẩn mà cấm đoán thì không chỉ làm cho trẻ không hạnh phúc mà còn mang đến cảm giác “giam cầm”, khiến trẻ mất đi sự chủ động khám phá.

Không cho trẻ nghịch bẩnKhông cho trẻ nghịch bẩn

Tham khảo thêm:  

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết, việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và vi khuẩn có trong đất từ sớm sẽ góp phần tăng hệ miễn dịch, giúp cơ thể kháng bệnh tốt và khỏe mạnh hơn.

Cho nên, thay vì ngăn cấm mọi hành động đùa nghịch của con, cha mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi chơi đùa, hướng dẫn con cách rửa tay chân đúng cách. Đồng thời, phụ huynh nên bổ sung dưỡng chất cho trẻ, thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tiêm phòng đầy đủ cho con.

Tắm cho trẻ mỗi ngày

Cơ thể thơm tho, sạch sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, cũng như giúp loại bỏ mồ hôi và các vi khuẩn gây bệnh về da như rôm sảy, viêm da,… Vì thế việc tắm rửa hằng ngày là điều nên làm.

Tuy nhiên, vào những ngày trời trở lạnh, phụ huynh có thể không cần tắm cho con quá thường xuyên, có thể tắm cho con khoảng 3-4 lần/tuần và vào những ngày còn lại sẽ chỉ vệ sinh tay, mặt, chân và các bộ phận dễ tích tụ bụi bẩn như cổ, bộ phận sinh dục và nách cho trẻ. Điều này sẽ hạn chế trẻ bị cảm lạnh và giúp cho lớp giữ ẩm tự nhiên trên da không bị mất đi.

Tắm cho trẻ mỗi ngàyTắm cho trẻ mỗi ngày

Cho trẻ uống thuốc bổ

Việc bổ sung thuốc bổ một cách vô tội vạ không chỉ không giúp trẻ phát triển tốt mà còn khiến trẻ bị thừa chất, không hấp thụ, gây lãng phí. Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trẻ nhỏ có thể xảy ra biếng ăn sinh lý và tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài ngày.

Bố mẹ không nên lập tức mua các sản phẩm siro ăn ngon để thúc đẩy sự thèm ăn của trẻ mà hãy quan sát, nếu tình trạng kéo dài gây suy dinh dưỡng thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và uống thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất.

Cho trẻ uống thuốc bổCho trẻ uống thuốc bổ

Không cho trẻ ăn vặt

Nhiều phụ huynh muốn hạn chế tình trạng bé nhà mình quá tập trung vào bữa phụ mà “lơ là” bữa chính nên đã đưa ra nguyên tắc là cấm con không ăn vặt và bỏ hoàn toàn các bữa phụ trong ngày.

Tham khảo thêm:   10 bài hát về tình yêu nhẹ nhàng dành cho các cặp đôi ngày càng thêm mặn nồng

Trẻ nhỏ cần rất nhiều calo cho những hoạt động học tập, nô đùa, chạy nhảy. Vì thế thay vì cắt hẳn các bữa phụ, cha mẹ có thể mang đến cho bé những bữa phụ thật lành mạnh như sữa chua, trái cây,... vừa giúp cung cấp calo cho trẻ vừa bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu.

Đồng thời, còn giúp trẻ nhận biết sự khác nhau giữa cảm giác đói và no, từ đó sẽ hạn chế mắc các rắc rối liên quan đến cân nặng khi lớn lên. Thỉnh thoảng, cha mẹ hãy cho bé ăn ít bánh kẹo, đồ ngọt, điều này giúp dỗ bé vui vẻgiúp vị giác của trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

Không cho trẻ ăn vặtKhông cho trẻ ăn vặt

Không cho trẻ ngồi gần TV

Phụ huynh thường lo lắng vì con trẻ có thói quen ngồi gần TV và nhắc nhở con kéo giãn khoảng cách khi sử dụng thiết bị này để tránh ảnh hưởng mắt.

Nhưng thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt cho trẻ cho biết, khi còn nhỏ, sự tập trung của trẻ sẽ được nâng cao hơn khi mắt gần với vật thể, giúp trẻ không bị mỏi mắt. Và bạn không cần quá lo lắng về bức xạ vì yếu tố này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Tuy vậy, cha mẹ cũng nên hạn chế việc trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính bảng,... Cùng với đó, nếu nhận thấy tình trạng con phải đến gần vật thể mới nhìn rõ thì phụ huynh hãy thử mang trẻ đến các cơ sở y tế vì có thể trẻ đang có vấn đề về thị lực.

Không cho trẻ ngồi gần TVKhông cho trẻ ngồi gần TV

Trên đây là 8 nguyên tắc chăm sóc con cái của bố mẹ không phải lúc nào cũng đúng mà Wikihoc.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua đây đã giúp bạn tìm hiểu được nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn và thiên thần nhỏ sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nguồn: Chuyên trang Trí Thức Trẻ – Báo điện tử Tổ Quốc

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 nguyên tắc chăm sóc con cái của bố mẹ không phải lúc nào cũng đúng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *