Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ. wikihoc.com mời bạn tham khảo: Lập dàn ý bài Văn học và tình thương giúp các bạn có thêm tài liệu hoàn thành tốt bài Văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1. Mời các bạn cùng tham khảo

Dàn ý văn học và tình thương – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: văn học và tình thương.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về văn học

Văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng mang những màu sắc, nội dung, chủ đề vô cùng phong phú, đa dạng qua nhiều thời kì khác nhau.

Mỗi một tác phẩm văn học mang nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, bài học khác nhau tùy thuộc vào cách cảm nhận, phân tích của mỗi người.

Văn học nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách.

Văn học là linh hồn, là tiếng nói riêng của mỗi quốc gia, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn học gắn bó và phản ánh cuộc sống của con người qua nhiều thời kì khác nhau đồng thời nêu lên quan điểm, tâm tư, tình cảm của tác giả cũng như con người.

b. Văn học và tình thương

Văn học nêu lên tình cảm của con người, của tác giả cũng như những ước muốn của những nhân vật, những con người ở trong một hoàn cảnh nhất định.

Văn học dạy con người biết yêu thương, học hỏi, trau dồi thêm nhiều tình cảm tốt đẹp, minh họa qua một số câu ca dao tục ngữ sau:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

Thương người như thể thương thân”

Văn học còn phản ánh hiện thực con người từ đó nêu lên khát vọng, ước muốn của con người thông qua một số nhân vật, tác phẩm: Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao,…

Tham khảo thêm:   Lập dàn ý Hãy nói không với các tệ nạn xã hội (3 mẫu)

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của văn học trong việc bồi dưỡng tình cảm, tình thương của con người và liên hệ thực tiễn.

Dàn ý văn học và tình thương – Bài mẫu 2

Mở bài:

Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

Thân bài:

– Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

– Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:

+ Tình yêu với những người thân.

+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.

+ Tình yêu quê hương đất nước…

(Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

– Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

Kết bài:

Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

Dàn ý văn học và tình thương – Bài mẫu 3

1. Mở bài

Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

2. Thân bài

a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…)

Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người…).

b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái

– Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:

Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.

Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.

Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.

(Dẫn chứng):

+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…

+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi…

+ Hai anh em Thành – Thủy trong (Cuộc chia tay của những con búp bê).

– Tình làng nghĩa xóm.

(Dẫn chứng: Ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…)

– Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò…

(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê…).

c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

– Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.

(Dẫn chứng: Bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

– Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

(Dẫn chứng: Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..).

Tham khảo thêm:   Tôi thấy mình đã khôn lớn (20 mẫu)

3. Kết bài

Liên hệ thực tế và mong ước của em.

Dàn ý văn học và tình thương – Bài mẫu 4

1. Mở bài

Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài

a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:

Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính độc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.

Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)…

b) Tình cảm gia đình:

Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.

Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)

c) Tình nhân ái giữa con người với con người:

Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.

Dẫn chứng: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)…

3. Kết bài: Tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.

Dàn ý văn học và tình thương – Bài mẫu 5

Mở bài

Giới thiệu truyền thống đạo lí “lá lành đùm lá rách của dân tộc việt nam”.

Thân bài

1)Tình thương thể hiển qua các thể loại văn học dân gian qua các câu tục ngữ-ca dao mà ông cha ta đã thực hiện và dạy cho thế hệ sau này.

2)Văn học hiện đại – ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh,

Dẫn chứng: Qua các tác phẩm văn chương đã học, tình thương đã cảm hóa được tất cả mọi đối tượng.

3)Trong cuộc sống đời thường

Đảng chính phủ kêu gọi mọi người chung tay góp sức, giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh quanh ta để họ có thêm niềm tin trong cuộc sống qua các phong trào.

Tham khảo thêm:   Lập dàn ý tuổi trẻ là tương lai của đất nước

– Ngôi nhà mơ ước; nhà tình thương

– Vượt lên chính mình

Kết bài: Khẳng định vấn đề, suy nghĩ và hành động của bản thân.

Bài văn mẫu nghị luận về văn học và tình thương

Trong truyện ngắn “Giăng sáng”, nhân vật Điền đã phải thốt lên: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Đúng vậy! Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng phải gắn bó với con người và bộc lộ tình yêu thương với con người

Tình thương vốn là một trong những đức tính của con người. Nó xuất phát từ tấm lòng, trái tim mỗi con người. Nó mang tính hướng thiện, nhân đạo và nhìn sự việc bằng sự gắn bó với những tư tưởng hay giá trị đạo đức được xã hội công nhận. Là cơ sở gắn kết những mối quan hệ xung quanh, làm cho khoảng cách giữa con người gần hơn. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp, truyền thống “lá lành đùm lá rách” cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quý ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.

Nói văn học luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Từ xưa trong văn học dân gian các cụ đã đề cao tình yêu thương con người. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng những câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đến văn học hiện đại ta lại bắt gặp tình yêu thương rất con người đó. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong văn học hiện thực Việt Nam.

Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu chuyện đã lên án gay gắt: những kẻ ác phải bị trừng phạt. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ.

Văn học và tình thương luôn đồng hành tạo nên giá trị đích thực cho mỗi tác phẩm đồng thời giúp con người vươn tới chân – thiện – mĩ, hoàn thiện nhân phẩm và nhân cách con người. Và ở bất kì thời đại nào, giá trị lớn lao nhất của văn chương vẫn là “gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

About The Author