Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa gồm 3 mẫu hay nhất của các bạn học sinh giỏi trong cả nước, giúp các em thấy được tình cảm bà cháu thắm thiết qua những dòng hồi tưởng của nhà thơ Bằng Việt.

Tình bà cháu

Tình cảm bà cháu là thứ tình cảm gia đình thiêng liêng và vô cùng ấm áp. Qua đó, cho chúng ta thêm trân quý tình cảm gia đình thiêng liêng, cao cả. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp lửa – Mẫu 1

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt đã gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà của mình cũng tình cảm bà cháu thắm thiết sâu nặng. Hình ảnh của bà gắn liền cùng với bếp lửa mỗi sớm mai, và bà cũng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của cháu với bao yêu thương “ấp iu nồng đượm”. Cả tuổi thơ của cháu đều bên bà, chính bà là người chăm lo cho cháu, cho cháu cái ăn cái mặc trong những năm tháng đói khát nhất của đất nước và cũng là người dạy bảo cháu nên người. Thế nhưng dù có khó khăn, có cực nhọc, bà vẫn thay cha mẹ nuôi cháu lớn khôn. Không chỉ dạy bảo cháu, bà còn luôn giữ cho cháu sự vững vàng và một niềm tin vào tương lai: “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”. Chính “ngọn lửa” bà “nhen” lên mỗi sớm mỗi chiều đã tiếp cho cháu thêm sức mạnh để trưởng thành, để chiến đấu và là hành trang để cháu bước vào đời. Tình cảm cháu dành cho bà là tình yêu thương cho những tần tảo, những hy sinh bà đã dành cho cháu “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. “Nắng mưa” là đại diện cho sự gian khổ, cho những vất vả của tháng năm ròng bà nuôi cháu lớn khôn. Và từ láy “lận đận” đã cho thấy sự tần tảo của bà trong suốt năm tháng dài đó. Cả đời bà là sự hy sinh, là sự vất vả, gian khó mà nuôi cháu trưởng thành. Giờ đây, cháu đã tới một đất nước xa xôi với đủ những hiện đại, những “niềm vui” mới lạ, nhưng tình cảm cháu dành cho bà vẫn luôn sáng mãi trong tim cháu. Hình ảnh người bà cùng tình bà cháu sâu nặng, tha thiết đã được Bằng Việt tái hiện vô cùng sống động qua những dòng thơ trong Bếp lửa.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Âm nhạc 7 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp lửa – Mẫu 2

Tình thân trong gia đình là thứ tình cảm mà ai ai cũng đều trân quý. Và điều đó được tác giả Bằng Việt thể hiện rất rõ thông qua những hình ảnh, ca từ ca ngợi tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của mình. Tình cảm bà cháu xuất hiện trong bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về bà của mình. Bà hiện lên cùng hình ảnh bếp lửa và khoảnh khắc “nhóm lửa” mỗi sớm mai “chờn vờn sương sớm”. Bà đã cùng cháu đi qua những tháng năm đói khổ nhất “khô rạc ngựa gầy”, khi mà cái chết cứ rình rập gần bên. Nhưng một tay bà thay cha thay mẹ chăm cháu trưởng thành. Bà chăm lo cho cháu, cho cháu cái ăn, dạy cháu nên người. Tất cả tuổi thơ của cháu đều là bà, là bếp lửa. Bà đã chở che cho cháu qua cơn đói khát bằng sự tần tảo, chịu khó, sự hy sinh vất vả cả cuộc đời. Thế nhưng bà vẫn một mình đùm bọc đứa cháu nhỏ, che chở cháu qua những tháng ngày đó. Bằng Việt đã liệt kê một loạt những hình ảnh: bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học cùng điệp từ “bà” để cho ta thấy sự tần tảo, chăm nom, dạy dỗ hết lòng của bà dành cho người cháu thân yêu của mình. Và đến khi giặc tới “đốt làng cháy tàn cháy lụi”, khi sự cơ cực lên tới tột cùng, khi mái nhà tranh cũng chỉ là những nắm tro tàn lụi, sự sống tiêu điều, nhưng bà vẫn tiếp cho cháu thêm nguồn sức mạnh, sự vững vàng tin vào tương lai. Và cứ thế tình bà dành cho cháu cứ theo năm tháng lớn dần lên, đi theo cháu. Điệp từ “một ngọn lửa” đã nhấn mạnh, giúp chúng ta hiểu rõ công việc, sự tần tảo sớm hôm của bà, đó là tình yêu thương mà bà đã dành cho cháu. Còn tình cảm của cháu dành lại cho bà thì sao? Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu thơ cuối của bài thơ. Người cháu thương bà mình “mấy chục năm rồi” chịu đựng biết bao “nắng mưa” của cuộc đời. Những khó khăn, những vất vả cuộc đời bà đã được đúc kết qua hai từ “lận đận”. Thế nhưng, dù bao năm bao tháng, bà vẫn “nhóm” lên bếp lửa yêu thương để truyền lại cho thế hệ sau. Tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và vô cùng cảm động.

Tham khảo thêm:   Cùng Khanh Thư: Nội dung, diễn viên và lịch chiếu phim

Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp lửa – Mẫu 3

Tác giả Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ “Bếp lửa” của ông là một thi phẩm vô cùng đặc sắc về tình bà cháu trong chiến tranh. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh của bếp lửa và tình cảm của bà dành cho cháu: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/…Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Bếp lửa ấy “ấp iu nồng đượm” tình yêu thương mà bà luôn dành cho cháu. Khi cái đói, cái chết cứ rình rập quanh xóm làng, bà vẫn yêu thương, đùm bọc cháu. Hình ảnh “tu hú kêu trên những cánh đồng xa” là hình ảnh gợi lên những đau thương, thê lương của đói nghèo và mất mát. Thế nhưng, vượt qua tất cả, bà chăm lo cho cháu từng bữa ăn, thay cha thay mẹ dạy bảo cháu lên người. Những động từ “dạy, bảo, chăm” cùng với điệp từ “bà” và biện pháp liệt kê đã cho ta thấy được hình ảnh của người bà tần tảo sớm hôm dạy dỗ người cháu của mình nên người. Những năm tháng chiến tranh đói khổ lại càng thêm cơ cực khi: “Giặc đốt làng cháy tàn cháy lụi/ Làng xóm bốn bên trở về lầm lũi”. Thế nhưng khó khăn đến đâu bà vẫn luôn dành cho cháu tình yêu thương vô bờ bến. Tình yêu thương ấy được bà luôn “ủ sẵn” trong lòng. Hình ảnh “một ngọn lửa” được lặp lại liên tiếp tạo ấn tượng mạnh với người đọc. Bếp lửa bà nhóm đó là niềm tin, là tình yêu thương bao la bà luôn dành đến cho người cháu của mình. Và kết lại bài thơ, tác giả Bằng Việt đã thể hiện những suy ngẫm của mình về bà, và cả tình yêu thương mà ông đã dành tới cho bà của mình. Từ láy “lận đận” “nắng mưa” đã cho ta thấy sự vất vả, hy sinh, cực nhọc mà bà đã trải qua trong suốt cuộc đời mình. Đó là niềm thương cảm mà người cháu muốn gửi đến bà mình bởi cả cuộc đời bà đã dành hết cho con, cho cháu. Và hơn thế, bà giữ gìn một ngọn lửa của yêu thương, của sự sẻ chia để gửi lại cho thế hệ sau. Và giờ đây khi cháu đã đi xa, tới một đất nước xa xôi, nơi có những “niềm vui” mới, trải nghiệm mới nhưng tình yêu thương bà vẫn luôn mãi còn trong tim của cháu. Bằng Việt đã dựng lên những dòng hồi tưởng đầy cảm xúc về những kỉ niệm, về tình bà cháu xúc động. thiêng liêng. Tình cảm bà cháu là thứ tình cảm gia đình thiêng liêng và vô cùng ấm áp.

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu chia tay giáo viên nghỉ hưu của học sinh (3 mẫu) Lời phát biểu của học sinh trong lễ chia tay giáo viên

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *