Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu 05/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân Áp dụng với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022 được thực hiện theo Mẫu 05/QTT-TNCN ban hành tại Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp trả lương cho bao nhiêu nhân viên thì phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tất cả những người đó, dù họ có phải nộp thuế TNCN hay không. Trong bài viết dưới đây Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn kế toán trong doanh nghiệp mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN 2022 và cách lập chi tiết nhất. Mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

CỘNG- HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công)

[01] Kỳ tính thuế: Năm……

[02] Lần đầu:…………[03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tổ chức có quyết toán thuế theo uỷ quyền của cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc điều chuyển trong cùng hệ thống

[05] Tên người nộp thuế:…………….…………………….……………………………………..

[06] Mã số thuế:

[07] Địa chỉ: ……………..………………………………………………………………………………………

[08] Quận/huyện: ………………… [09] Tỉnh/thành phố: …………………………………………………….

[10] Điện thoại:………………..[11] Fax:……………………..[12] Email: ………………………….…

[13] Tên đại lý thuế (nếu có):…..………………………………………………………………………..

[14] Mã số thuế:

[15] Hợp đồng đại lý thuế: Số: ……………………………….ngày: ……………………………………………

I. NGHĨA VỤ KHẤU TRỪ THUẾ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRẢ THU NHẬP

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam (VNĐ)

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số người/ Số tiền

1

Tổng số người lao động:

[16]

Người

Trong đó: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động

[17]

Người

2

Tổng số cá nhân đã khấu trừ thuế [18]=[19]+[20]

[18]

Người

2.1

Cá nhân cư trú

[19]

Người

2.2

Cá nhân không cư trú

[20]

Người

3

Tổng số cá nhân thuộc diện được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

[21]

Người

4

Tổng số cá nhân giảm trừ gia cảnh

[22]

Người

5

Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân [23]=[24]+[25]

[23]

VNĐ

5.1

Cá nhân cư trú

[24]

VNĐ

5.2

Cá nhân không cư trú

[25]

VNĐ

5.3

Trong đó: Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động

[26]

VNĐ

6

Trong đó tổng thu nhập chịu thuế được miễn theo quy định của Hợp đồng dầu khí

[27]

VNĐ

7

Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế [28]=[29]+[30]

[28]

VNĐ

7.1

Cá nhân cư trú

[29]

VNĐ

7.2

Cá nhân không cư trú

[30]

VNĐ

8

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ [31]=[32]+[33]

[31]

VNĐ

8.1

Cá nhân cư trú

[32]

VNĐ

8.2

Cá nhân không cư trú

[33]

VNĐ

8.3

Trong đó: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ trên tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động

[34]

VNĐ

II. NGHĨA VỤ QUYẾT TOÁN THAY CHO CÁ NHÂN

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số người/ Số tiền

1

Tổng số cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay

[35]

Người

2

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[36]

VNĐ

Trong đó: Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ tại tổ chức trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04])

[37]

VNĐ

3

Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

[38]

VNĐ

4

Tổng số thuế thu nhập cá nhân được miễn do cá nhân có số thuế còn phải nộp sau ủy quyền quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống

[39]

VNĐ

5

Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp

[40] = ([38] – [36] – [39]) >0

[40]

VNĐ

6

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa

[41] = ([38] – [36] – [39]) <0

[41]

VNĐ

Tham khảo thêm:   Tổng hợp mã giftcode và nhập mã code game Rồng thần huyền thoại

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

..,ngày tháng …năm …

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: ……………………..

Chứng chỉ hành nghề số:…………

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử)

Ghi chú:

– Kỳ tính thuế tại chỉ tiêu [01] trong mọi trường hợp quyết toán thuế TNCN của tổ chức, cá nhân trả thu nhập là theo năm dương lịch.

– Tổ chức trả thu nhập khi quyết toán thuế TNCN chỉ phải khai thông tin tổng hợp tại Tờ khai này mà không phải khai vào Bảng kê 05-1/BK-TNCN đối với các cá nhân sau đây: Cán bộ, công chức có hệ số lương quy định tại bảng lương ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng; bảng lương ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; bậc 3 Bảng 1 chuyên gia cao cấp, mức 1 – 2 Bảng lương cấp bậc quân hàm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN

Cách lập chi tiết như sau:

Những người lao động là: Cá nhân cư trú và ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên (Tức là những cá nhân tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần) thì mới được kê khai vào phụ lục 01-BK này.

Lao động thử việc, có 2 trường hợp như sau:

Nếu đủ điều kiện ủy quyền: Thì tổng tất cả thu nhập đều nhập vào PL 05-1BK.

VD: Vinh ký hợp đồng thử việc 2 tháng, sau đó ký hợp đồng chính thức. Cuối năm đủ điều kiện ủy quyền thì nhập toàn bộ Tổng thu nhập (Cả 2 tháng thử việc và Các tháng chính thức) vào phụ lục này.

Nếu Không đủ điều kiện ủy quyền: Thì phải tách thu nhập từng phần để nhập vào 2 PL là 05-1BK và 05-2BK.

VD: Tú ký hợp đồng thử việc 2 tháng, sau đó ký hợp đồng chính thức. Cuối năm Không đủ điều điện ủy quyền quyết toán thuế thì phải tách thu nhập của 2 tháng thử việc cho vào 05-2BK còn thu nhập của các tháng chính thức thì nhập vào 05-1BK.

Các bạn nhập thông tin vào các chỉ tiêu trong PL 05-1BK-QTT-TNCN như sau:

  • Chỉ tiêu [07] đến [09]: Các bạn nhập theo từng cá nhân.
  • [07] Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả cá nhân nhận thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế hoặc cá nhân đã thôi việc tính đến thời điểm lập tờ khai.
  • [08] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.
  • [09] Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế.
  • [10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Cá nhân đủ điều kiện được ủy quyền cho doanh nghiệp bạn trả thu nhập quyết toán thuế thay thì bạn đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Phần “Thu nhập chịu thuế”:

  • Chỉ tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Cách tính:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Trong đó:

Tổng thu nhập: Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân như: các khoản phụ cấp, trợ cấp…

Tham khảo thêm:   Báo cáo công tác chi bộ hàng tháng Mẫu báo cáo sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Các khoản được miễn thuế bao gồm:

− Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:

− Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 730.000/tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ)

− Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm. (Nếu nhận được bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ)

− Tiền khoán chi công tác phí, điện thoại không vượt quá quy định trong quy chế của DN. (Các bạn tự xây dựng quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp… và không được vượt quá mức đó. Nếu vượt quá sẽ tính vào thu nhập tính thuế).

− Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

− Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường. Ví dụ: Làm ban ngày được 40.000 đ/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được 60.000 đ/h. Thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 – 40.000 = 20.000đ/h.

VD: Trong năm 2020 nhân viên Nguyễn Văn A có Tổng thu nhập là 130.000.000. Trong đó: Tiền ăn ca: 8.000.000. Tiền trang phục là: 4.000.000.

=> Nhập vào chỉ tiêu 11 (Tổng thu nhập chịu thuế) = 130.000.000 – (8.000.000 + 4.000.000)

  • Chỉ tiêu [12] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).
  • Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phần: “Các khoản giảm trừ”:

  • Chỉ tiêu [14] Số lượng NPT tính giảm trừ: Là số người phụ thuộc mà cá nhân đã đăng ký tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Và nhớ là phải kê vào Phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN nhé
  • Chỉ tiêu [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trong đó:

Giảm trừ cho bản thân = 09 triệu đồng/tháng x Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm.

Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho DN thì giảm trừ cho bản thân được tính đủ 12 tháng là 108 triệu đồng/năm.

  • Ví dụ: Chị Nguyệt ký hợp đồng lao động từ tháng 2 – 6 (5 tháng) -> Mức giảm trừ = 9 x 5 = 45tr.
  • Ví dụ: Anh Tuấn ký hợp đồng lao động từ 2 – 12 (11 tháng) và thực tế vẫn còn làm tại công ty. Anh Tuấn Ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế -> Mức giảm trừ bản thân = 108tr

Giảm trừ cho người phụ thuộc = 3,6 triệu đồng/người x Tổng số tháng đã tính giảm trừ cho người phụ thuộc trong kỳ.

Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp thì giảm trừ cho người phụ thuộc được tính đủ theo thực tế phát sinh nêu cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định.

Ví dụ 1: Giả sử tháng 3/2020 nhân viên A sinh con. Tháng 8/2020 nhân viên A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

-> Tại Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2020 thì trong năm nhân viên A được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2020.

Khi quyết toán thuế TNCN nhân viên A được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2020 đến hết tháng 12/2020 mà không phải đăng ký lại.

Ví dụ 2: Giả sử tháng 3/2020 nhân viên A sinh con. Tháng 8/2020 nhân viên A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

-> Tại Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 8/2020 thì trong năm nhân viên A được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2020.

-> Khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2020 thì phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.

  • Chỉ tiêu [16] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận (nếu có).
  • Chỉ tiêu [17] Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể: BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%
Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Nghệ An Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh 2023

Ví dụ: Nhân viên B làm từ tháng 1 – tháng 12 (tức 12 tháng) với mức lương tham gia BHXH là 5.000.000. Như vậy hàng tháng Công ty trích bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên B là: = 5tr x 10,5% = 525.000/tháng

=> Như vậy: Số tiền nhập vào chỉ tiêu [16] = 525.000 x 12 tháng = 6.300.000

  • Chỉ tiêu [18] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là các khoản đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, kể cả trường hợp đóng góp vào nhiều quỹ.
  • Chỉ tiêu [19]: Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật. Tuy nhiên, TinLaw cũng xin chia sẻ thêm để các bạn hiểu rõ hơn cách điền thông tin cho chỉ tiêu này.

Khi thực hiện Quyết toán thuế TNCN năm thì Thu nhập tính thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập cả năm (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng, cụ thể như sau:

Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ)/12 tháng

Ví dụ: Năm 2020, Chị Hằng là cá nhân cư trú có thu nhập 12 tháng là 10 triệu đồng/tháng , không có các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Chị Hằng thuộc trường hợp được ủy quyền nên được giảm trừ cho bản thân trong năm là: 108.000.000 đồng.

Như vậy, cuối năm quyết toán thuế TNCN cho chị Hằng thì thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm 2020 được xác định như sau:

– Tổng thu nhập chịu thuế năm 2020: 10 triệu đồng x 12 tháng = 120 triệu đồng.

– Tổng các khoản giảm trừ năm 2020: 9 triệu đồng x 12 tháng = 108 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế năm 2020: 120 triệu đồng – 108 triệu đồng = 12 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2020: 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng.

– Như vậy là thuộc bậc 1: = Thu nhập tính thuế X 5% = 1.000.000 X 5% = 50.000

=> Thuế TNCN phải nộp cả năm = 50.000 x 12 tháng = 600.000

  • Chỉ tiêu [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trong kỳ.

VD: Trong năm 2020 TinLaw đã kê khai và nộp thuế TNCN hàng tháng/quý của nhân viên Trần.T.Thủy như sau:

Qúy 1: 300.000

Qúy 2: 150.000

Qúy 3: 150.000

Qúy 4: 100.000.

=> Như vậy Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ của nhân viên Trần.T.Thủy = 300.000 + 150.000 + 150.000 + 100.000 = 700.000. => Thì nhập Chỉ tiêu 20: 700.000

  • Chỉ tiêu [21] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc trong khu kinh tế.
  • Chỉ tiêu [21] = ([19] x thuế suất biểu thuế lũy tiến) x {[12]/([11] – [13])} x 50%.

Phần “Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế”

Lưu ý: Chỉ những cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN thay cho doanh nghiệp thì mới xuất hiện phần này nhé.

  • Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán thay. Phần mềm sẽ tự động cập nhật
  • Chỉ tiêu [23] Số thuế đã nộp thừa: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì các bạn có thể làm thủ hoàn thuế hoặc chuyển kỳ sau.
  • Chỉ tiêu [24] Số thuế còn phải nộp: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì DN các bạn phải thông báo cho nhân viên đó để thu thêm và nộp vào ngân sách ngay nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu 05/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân Áp dụng với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *