Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 09/2022/TT-BGTVT Tiêu chuẩn đánh giá HSDT lựa chọn nhà đầu tư ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 22/06/2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 09/2022/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải.

Theo đó, phương pháp đánh giá HSDT lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu bao gồm:

  • Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP);
  • Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP;
  • Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật PPP;
  • Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật PPP.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 09/2022/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2022

THÔNG TƯ 09/2022/TT-BGTVT

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VÀ MẪU LOẠI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – KINH DOANH – CHUYỂN GIAO THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BOT) thuộc ngành giao thông vận tải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và ký kết hợp đồng BOT thuộc ngành giao thông vận tải.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Trong các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư này, các nội dung in đứng mang tính bắt buộc phải áp dụng, các nội dung in nghiêng nhằm mục đích hướng dẫn và được cụ thể hóa trên cơ sở quy mô, tính chất và điều kiện riêng (nếu có) của từng lĩnh vực và của từng dự án nhưng không được nêu bất cứ tiêu chuẩn hoặc điều kiện nào nhằm hạn chế tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư.

2. Tiêu chuẩn đánh giá phải công khai trong hồ sơ mời thầu (sau đây gọi là HSMT). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (sau đây gọi là HSDT) phải tuân thủ tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT không được thay đổi hay bổ sung bất kỳ nội dung nào.

3. Hợp đồng BOT ký kết giữa Cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là DNDA) thực hiện theo mẫu loại hợp đồng BOT quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên có thể đề xuất hiệu chỉnh, bổ sung nội dung hợp đồng đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT và không trái với quy định của HSMT, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Đối với các loại Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BLT), Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL) và Hợp đồng hỗn hợp: Quá trình thực hiện, Bên mời thầu có thể tham khảo các nội dung phù hợp của mẫu loại hợp đồng BOT quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng mẫu loại hợp đồng trong HSMT đảm bảo phù hợp với loại hợp đồng, tính chất đặc thù của từng lĩnh vực, dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Điều 4. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Phương pháp đánh giá HSDT thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT bao gồm:

1. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (sau đây gọi là HSĐXKT) đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP)

a) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP (sau đây gọi là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP).

b) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ;

Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

Nhà đầu tư có HSĐXKT được đánh giá hợp lệ và đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

c) Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.

2. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP

a) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ;

b) Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT- BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT);

c) Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật PPP

a) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và khoản 5 Điều 29 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ;

b) Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trong đó tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt theo mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Không quy định về danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;

d) Đánh giá chi tiết về tài chính – thương mại: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 7 Thông tư này, không quy định về xếp hạng nhà đầu tư.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Ta Là Đế Vương

4. Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật PPP

a) Đánh giá tư cách hợp lệ: Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật PPP và khoản 5 Điều 29 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ;

b) Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 5. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm

1. Phương pháp đánh giá

a) Đối với nhà đầu tư độc lập: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT ;

b) Đối với nhà đầu tư liên danh: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 và khoản 3.2 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

2. Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 4.1 mục 4 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

2. Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại

1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp dưới đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại:

a) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (VGF) (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP), các nội dung khác như thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp các nhà đầu tư đề xuất giá trị phần vốn góp của nhà nước bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo kết quả đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

b) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian thực hiện hợp đồng và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất cùng một mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

c) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất mức nộp ngân sách cao nhất hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

d) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên mời thầu nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính – thương mại theo quy định tại điểm 2.2.2 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Chương III

MẪU LOẠI HỢP ĐỒNG BOT

Điều 8. Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng

Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, bao gồm: Căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án; thông tin chung về các bên ký kết hợp đồng dự án (cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án); hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý; thời hạn hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Điều 9. Điều kiện chung của hợp đồng

Điều kiện chung của hợp đồng gồm các điều khoản chung được áp dụng trong các Hợp đồng BOT thuộc ngành giao thông vận tải.

Điều 10. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Điều kiện cụ thể của hợp đồng làm rõ các nội dung tương ứng với điều kiện chung của Hợp đồng BOT thuộc ngành giao thông vận tải.

Điều 11. Phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một bộ phận cấu thành của hợp đồng dự án. Trường hợp cần thiết, hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với HSMT đã được phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được phát hành thì bên mời thầu căn cứ các quy định tại Thông tư này để sửa đổi, bổ sung và trình cơ quan có thẩm quyền (sau đây gọi là CQCTQ) phê duyệt điều chỉnh.

2. Đối với HSMT đã được phát hành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thì tiếp tục đánh giá HSDT trên cơ sở HSMT đã phát hành.

3. Đối với các dự án đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì CQCTQ, Cơ quan ký kết hợp đồng và nhà đầu tư, DNDA tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng trên cơ sở HSMT đã phát hành và HSDT do nhà đầu tư nộp.

4. Đối với các dự án đã ký hợp đồng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng dự án đã ký kết. Quá trình thực hiện, trường hợp có điều chỉnh, bổ sung hợp đồng, CQCTQ, Cơ quan ký kết hợp đồng và nhà đầu tư, DNDA trên cơ sở các quy định tại Thông tư này tổ chức tiến hành thương thảo, đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng để triển khai thực hiện.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Tham khảo thêm:   11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Sinh học THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT - GDPT 2018

Nơi nhận:
– Như Điều 14;

– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, CQLXD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Lâm

 PHỤ LỤC I

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm tối đa

Thangđiểm chi tiết(1)

Điểm yêucầu tối thiểu

Yêu cầu để đạt mức điểm yêu cầu tối thiểu

I. Năng lực tài chính (chiếm tỷ trọng 50-60% tổng số điểm)

1

Vốn chủ sở hữu(2)

Thực hiện theo quy định tại bảng số 01 khoản 3.3 mục 3 Phần A Chương III của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT đối với dự án PPP không áp dụng sơ tuyển và dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh.

2

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay nhà đầu tư có khả năng thu xếp(3)

II. Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng 40-50% tổng số điểm)(4)

3

Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (không áp dụng đối với loại hợp đồng O&M)

Thực hiện theo quy định tại bảng số 01 khoản 3.3 mục 3 Phần A Chương III của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT đối với dự án PPP không áp dụng sơ tuyển và dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh.

4

Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công(5)

5

Kinh nghiệm thực hiện dự án PPP tương tự tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD)(6)

Số lượng dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng____năm trở lại đây [ghi số năm, thông thường trong khoảng từ 03 – 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu] mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu là____dự án [ghi số lượng theo yêu cầu] để đạt điểm yêu cầu tối thiểu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Trong lĩnh vực: Đường bộ/Đường sắt/Đường thủy nội địa/Hàng hải/Hàng không [ghi lĩnh vực tương tự với lĩnh vực của dự án đang xét];

Có tổng mức đầu tư tối thiểu là____ [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 50%-70% tổng mức đầu tư của dự án đang xét];

Trường hợp liên danh, có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu trong Thỏa thuận liên danh là ____ [ghi giá trị tương đương, thông thường trong khoảng 30% – 50% ].

III. Các tiêu chuẩn khác(7)

Ghi chú:

(1) Bên mời thầu quy định chi tiết hơn thang điểm đánh giá đối với từng tiêu chí.

(2) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán (nếu có). Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu theo quy định c ủa pháp luật đã được kiểm toán. Trường hợp đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ góp vốn chủ sở hữu thì đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án.

Trường hợp tại cùng một thời điểm nhà đầu tư tham gia đầu tư nhiều dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư lập danh mục dự án và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, bảo đảm tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả dự án và khoản đầu tư tài chính dài hạn khác theo quy định.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng BOT, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm gửi CQCTQ, Cơ quan ký kết hợp đồng phương án đảm bảo huy động đủ vốn chủ sở hữu và các tài liệu chứng minh đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng BOT, làm cơ sở giám sát huy động vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Nhà đầu tư phải kê khai thông tin, cung cấp các tài liệu về năng lực tài chính và cung cấp cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu.

(3) Nhà đầu tư phải cung cấp cam kết huy động vốn vay kèm theo văn bản cam kết cung cấp tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay khác theo quy định của pháp luật đối với phần nghĩa vụ tài chính còn lại (ngoài vốn chủ sở hữu) thuộc trách nhiệm thu xếp của nhà đầu tư.

(4) Kinh nghiệm của nhà đầu tư:

(i) Các dự án/gói thầu nhà đầu tư thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

(ii) Hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn:

– Đối với dự án, gói thầu có cấu phần xây dựng: đã được xác nhận hoàn thành hoặc nghiệm thu hạng mục công trình, công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

– Đối với dự án, gói thầu không có cấu phần xây dựng: đang trong giai đoạn vận hành hoặc đã kết thúc theo quy định.

(iii) Đối với dự án có quy mô đầu tư lớn, không có nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, bên mời thầu căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Trong quá trình xem xét, đánh giá, bên mời thầu phải bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án. Yêu cầu thực hiện dự án trong HSMT cũng như hợp đồng phải bảo đảm quy định đầy đủ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như biện pháp xử lý (xử phạt, đền bù thiệt hại, xử lý trong giai đoạn tiếp theo) trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% tổng mức đầu tư của dự án.

(5) Trường hợp dự án được kê khai để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, trong đó gồm công việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thì được sử dụng để chứng minh tính đáp ứng đối với tiêu chuẩn này.

Trường hợp nhà đầu tư sử dụng đối tác cùng thực hiện dự án, nhà đầu tư phải cung cấp hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận giữa nhà đầu tư và đối tác hoặc cam kết của đối tác về việc tham gia thực hiện dự án.

(6) Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án bên mời thầu xác định tiêu chí ưu tiên và tỷ trọng điểm phù hợp.

(7) Căn cứ quy mô, tính chất của từng dự án cụ thể và điều kiện riêng biệt (nếu có) của từng lĩnh vực, bên mời thầu đưa ra các tiêu chí phù hợp khác như: Giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận, lịch sử kiện tụng…

PHỤ LỤC II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

TT

Tiêu chí

Nội dung

Điểm

Tối đa

Tối thiểu

1

Kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án (không áp dụng đối với loại hợpđồng O&M)

Nhà đầu tư trình bày kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện dự án đảm bảo cung cấp công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục, ổn định với chất lượng được xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật (Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 20% – 30% tổng số điểm).

1.1

Cấu trúc và sơ đồ hệ thống tổ chức đề xuất trong quá trình thực hiện dự án

1.2

Nhân sự chủ chốt

1.3

Kế hoạch tổng thể quản lý dự án

1.4

Kế hoạch quản lý giao thông và phối hợp với các bên liên quan

1.5

Thỏa thuận nội bộ và quản lý nhà thầu

1.6

Kế hoạch quản lý nhân sự

1.7

Kế hoạch phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư

1.8

Sáng kiến cải tiến

2

Phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ (không ápdụng đối với loại hợp đồng O&M)

Nhà đầu tư đề xuất giải pháp kỹ thuật trong thiết kế và thi công dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng và được tách thành tiểu dự án thì bên mời thầu cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn sau để làm cơ sở đánh giá: Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật; biện pháp tổ chức thi công tiểu dự án phù hợp với thiết kế sau thiết kế cơ sở được duyệt; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, kết nối với các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khác trong dự án PPP…

(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 20% – 30% tổng số điểm).

2.1

Tóm tắt thiết kế kỹ thuật

2.2

Biện pháp tổ chức thi công

2.3

Tiến độ thiết kế và thi công chi tiết

2.4

Giải pháp quản lý chất lượng

2.5

Giải pháp quản lý tiến độ, giải pháp công nghệ

2.6

Quản lý công trình tiện ích

2.7

Quản lý sự cố

3

Phương án quản lý vận hành, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án

Nhà đầu tư trình bày kế hoạch và phương án quản lý vận hành và kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án để đáp ứng các nghĩa vụ, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư trong giai đoạn vận hành, khai thác (Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 10% – 20% tổng số điểm).

3.1

Kế hoạch và phương án quản lý, vận hành tổng thể dự án

3.2

Kế hoạch và phương án quản lý, vận hành các hạng mục có tính chất đặc thù và yêu cầu kỹ thuật cao

3.3

Kế hoạch và phương án bảo trì, bảo dưỡng tổng thể và bảo dưỡng hàng năm

3.4

Kế hoạch sửa chữa vừa và sửa chữa lớn

3.5

Kế hoạch và phương án ứng phó khẩn cấp

3.6

Kế hoạch quản lý vận hành đảm bảo tính liên tục không gián đoạn trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

4

Các yêu cầu về môi trường và an toàn

Nhà đầu tư trình bày kế hoạch đáp ứng các yêu cầu về môi trường và an toàn được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường (Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 5% – 10% tổng số điểm).

4.1

Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

4.2

Chương trình quản lý và giám sát môi trường

4.3

Kế hoạch quản lý an toàn

5

Phương án quản lý rủi ro của nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án

Nhà đầu tư trình bày phương án quản lý rủi ro sử dụng các quy trình được chấp nhận rộng rãi trong ngành dùng cho việc xác định, ưu tiên và xử lý các rủi ro của dự án. Phương án quản lý rủi ro cần cung cấp các kế hoạch giảm thiểu rủi ro được phân bổ cho nhà đầu tư, nhờ đó rủi ro tổng thể của dự án được giảm thiểu (Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 5% – 10% tổng số điểm).

6

Chi phí đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành trong vòng đời dự án

Nhà đầu tư trình bày các thông tin chính thể hiện tính phù hợp và khả thi của chi phí đề xuất tương ứng với phương án kỹ thuật, giải pháp công nghệ và kế hoạch, phương pháp triển khai thực hiện dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng và được bố trí vào hạng mục cụ thể thì nhà đầu tư xác định cụ thể hạng mục sẽ sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng trong HSĐXKT.

(Mức điểm tối đa chiếm tỷ trọng 10% – 20% tổng số điểm).

Ghi chú:

a) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các tiêu chí đánh giá ở bảng trên phải phù hợp với từng loại hợp đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.

b) Yêu cầu để đạt mức điểm tối thiểu tại các nội dung tiêu chí đánh giá như sau:

Mức độ

Mô tả mức độ đánh giá từng tiêu chí của HSMT

Tỷ lệ điểm đánh giá

Sơ sài

Mức độ hoàn chỉnh: HSĐXKT chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều thông tin đáng kể.

Mức độ đáp ứng yêu cầu: Thông tin trong HSĐXKT chưa đáp ứng các yêu cầu của HSMT về một hoặc một vài khía cạnh đáng kể.

Tính chính xác: HSĐXKT còn có các sai sót đáng kể và thông tin không thống nhất có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thực hiện dự án.

Tính khả thi: HSĐXKT không có nhiều tính khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam.

Kinh nghiệm: HSĐXKT thể hiện nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đáng kể (kinh nghiệm trước đây cũng như uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và mức độ phức tạp tương tự như dự án này.

Về tổng thể, khả năng nhà đầu tư thực hiện được phương án trong HSĐXKT là không chắc chắn.

0% – 50%

Trung bình

Mức độ hoàn chỉnh: HSĐXKT phần lớn đã hoàn chỉnh nhưng có thể vẫn thiếu một số thông tin.

Mức độ đáp ứng yêu cầu: Thông tin trong HSĐXKT phần lớn đã tuân thủ các yêu cầu của HSMT nhưng còn thiếu một số thông tin nhỏ.

Tính chính xác: HSĐXKT còn có các sai sót nhỏ và thông tin không thống nhất. Các sai sót này có thể được coi là nhỏ.

Tính khả thi: HSĐXKT có thể khả thi trong bối cảnh tại Việt Nam tuy nhiên còn một số vấn đề cần xem xét.

Kinh nghiệm: HSĐXKT thể hiện nhà đầu tư có kinh nghiệm

ở mức hợp lý (kinh nghiệm trước đây cũng như uy tín của đội ngũ quản lý) trong việc thực hiện các dự án có phạm vi và mức độ phức tạp tương tự như dự án này.

Về tổng thể, HSĐXKT có thể coi là chấp nhận được và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của HSMT. Khả năng nhà đầu tư có thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT nhưng khá hạn chế.

50% – 70%

Tốt

Mức độ hoàn chỉnh: HSĐXKT cơ bản hoàn chỉnh, chỉ còn thiếu số nhỏ, không đáng kể thông tin.

Mức độ đáp ứng yêu cầu: HSĐXKT cơ bản đáp ứng các yêu cầu của HSMT.

Tính chính xác: HSĐXKT cơ bản không có các sai sót.

Tính khả thi: Đưa ra phương án kỹ thuật cơ bản đầy đủ, chi tiết và được trình bày rõ ràng và nhất quán. Kế hoạch triển khai của nhà đầu tư đã thể hiện rõ và cơ bản cân nhắc các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam. Các khía cạnh của phương án kỹ thuật cơ bản phù hợp và thống nhất.

Kinh nghiệm: HSĐXKT thể hiện nhà đầu tư có kinh nghiệm (kinh nghiệm trước đây cũng như uy tín của đội ngũ quản lý). Phương án kỹ thuật đã được nhà đầu tư triển khai thành công trước đây. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm triển khai các dự án ở Việt Nam.

Về tổng thể, HSĐXKT đưa ra được phương án kỹ thuật rõ ràng và có tính khả thi. Đội ngũ quản lý của nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án.

70% – 85%

Xuất sắc

Mức độ hoàn chỉnh: HSĐXKT hoàn chỉnh, không có thông tin nào bị bỏ sót.

Mức độ đáp ứng yêu cầu: HSĐXKT đáp ứng các yêu cầu của HSMT.

Tính chính xác: HSĐXKT không có các sai sót đáng kể.

Tính khả thi: Đưa ra phương án kỹ thuật đầy đủ, chi tiết, được trình bày rõ ràng và nhất quán, có tính khả thi cao trong bối cảnh tại Việt Nam. Không có quan ngại đáng kể nào về khả năng thực hiện dự án. Kế hoạch triển khai của nhà đầu tư thể hiện rõ đã cân nhắc các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam và tất cả các khía cạnh của phương án kỹ thuật phù hợp, thống nhất.

Phương pháp tiếp cận xử lý các khó khăn dự kiến được trình bày rõ ràng và đã được triển khai thành công tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia khác. Các phương án sáng tạo, cải tiến cũng được đề cập và xem xét.

Kinh nghiệm: HSĐXKT thể hiện nhà đầu tư rất giàu kinh nghiệm (kinh nghiệm trước đây cũng như uy tín của đội ngũ quản lý). Nhiều hợp phần trong phương án kỹ thuật đã được nhà đầu tư triển khai thành công trước đây. Nhà đầu tư và đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án ở Việt Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư là liên danh, các thành viên liên danh có thể đã có kinh nghiệm làm việc cùng nhau trước đây.

Về tổng thể, HSĐXKT có thể coi là xuất sắc, đưa ra phương án kỹ thuật rõ ràng và khả năng nhà đầu tư có thể thực hiện được phương án trong HSĐXKT là rất cao. Đánh giá cao đội ngũ quản lý của nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án.

85% – 100%

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Thông tư 09

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 09/2022/TT-BGTVT Tiêu chuẩn đánh giá HSDT lựa chọn nhà đầu tư của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Cách tải phiên bản tiếng Việt game Adorable Home, Việt hóa Adorable Home

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *