Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu đăng ký thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy học Bản đăng ký thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bản đăng ký thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy học là biểu mẫu được giáo viên để giáo viên đăng ký về việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới và sáng tạo trong phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh, sinh viên phát triển năng lực, trí tuệ sáng tạo của riêng mình. Ngoài ra, còn giúp thực hiện những bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang việc tiếp cận năng lực của những người học. Đổi mới phương pháp dạy học giúp những giáo viên quan tâm đến học sinh nhiều hơn định hướng cho việc học của học sinh trở nên dễ dàng hơn. Vậy dưới đây là 2 mẫu đăng ký đổi mới sáng tạo trong dạy học, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bản đăng ký đổi mới sáng tạo trong dạy học – Mẫu 1

ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC

HỌC KỲ I NĂM HỌC 20… – 20…

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………….

2. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4A. Trường TH ……………………..

3. Dự kiến thực hiện đổi mới sáng tạo trong lính vực: “Cải tiến phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”.

4. Thực trạng vấn đề dự kiến đổi mới:

a. Về phía giáo viên:

– Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tổ chức các hình thức dạy và học chưa phong phú và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải.

– Nội dung mỗi bài học trước thường là cơ sở của bài học sau, việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa mảng kiến thức cũ và mảng kiến thức mới. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư, các kiến thức liên quan đến bài giảng chưa biết sử dụng bài trước để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới.

– Việc sử dụng đồ dùng dạy học không kém phần quan trọng. Đồ dùng dạy học phong phú, lạ lẫm cũng thu hút học sinh chú ý vào bài giảng rất là nhiều, đặc biệt những đồ dùng dạy học càng thu hút và huy động được nhiều các giác quan của học sinh thì càng có hiệu quả. Một số giáo viên chỉ vẽ hình và cho học sinh quan sát, tìm kiến thức mới trên hình: Không cho các em thao tác và như thế các em chỉ huy động được giác quan thị giác (nhìn lên bảng) và thính giác (nghe cô giảng bài). Một số giáo viên ít dành thời gian nghiên cứu, chuẩn bị hay chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy thêm phong phú (Sợ tốn thời gian) dẫn tới việc tiếp thu bài chưa cao.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 126 sách Cánh diều tập 1

b. Về phía học sinh:

– Qua giảng dạy tôi thấy, rất nhiều em do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn chưa được quan tâm đúng mực. Phần đa bố mẹ các em có trình độ văn hoá thấp nên sự hướng dẫn các em còn nhiều hạn chế cả về thời gian và phương pháp học, nên chủ yếu các em học ở trên lớp là chính. Vì thế việc học của các em gặp rất nhiều trở ngại. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trò của môn Toán. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm được lượng kiến thức thầy giảng, rất nhanh quên và kỹ năng tính toán chưa nhanh. Tinh thần hợp tác học tập chưa cao nhiều em còn chưa tự tin, học thụ động.

– Đối với các em học sinh tiểu học sự kiên trì không thể như học sinh lớn các em chưa tự giác, thiếu tự tin trong học tập.

– Chất lượng môn Toán đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết lựa chọn tìm ra cách giải hay, ngắn gọn mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp, biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả.

5. Mục tiêu giải pháp đổi nới:

a. Mục tiêu

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong điều kiện hiện có của nhà trường.

– Sử dụng hợp lí, đối đa thiết bị dạy học hiện có, đồng thời cố gắng tự làm thêm đồ dùng dạy học để góp phần năng cao hiệu quả, chất lượng giờ dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

b. Giải pháp

1) Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp dạy học vấn đáp kết hợp với một số phương pháp dạy học khác trong hình thành tri thức mới.

Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bắng một

hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò.

2) Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, kết hợp với phương pháp dạy học khác để tổ chức hoạt động dạy học.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 2: Lesson Four Unit 2 trang 19 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

– Tổ chức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3) Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và kết hợp với phương pháp dạy học khác để tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh.

Mục tiêu, nội dung bài học yêu cầu hình thành tri thức mới cho học sinh. Tri thức mới đó cần có sự kiểm nghiệm kết quả qua nhiều học sinh khác nhau, cần có sự phát hiện, đóng góp trí tuệ. Tập thể học sinh cần phải đo đạc, thu thập các số liệu điều tra thống kê.

4) Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh.

Để giải được các bài toán này giáo viên cần triển khai các hoạt động mang tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.

5) Khi dạy thực hành luyện tập Giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình, bằng cách:

– Cho các em làm các bài theo thứ tự trong sách giáo khoa, không bỏ bài nào, kể cả bài dễ, bài khó.

– Không bắt học sinh chờ đợi nhau trong khi làm bài. Làm xong chuyển sang bài tiếp theo.

– Học sinh này có thể làm nhiều bài hơn học sinh khác.

– Có thể một số em vẫn thực hiện theo thứ tự của các phép tính trong biểu thức, ra kết quả đúng nhưng chưa nhanh và chưa hợp lí. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh các tính chất đã học của phép cộng để tìm ra cách giải thuận tiện.

Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân thì giáo viên phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

Đối với biện pháp dạy theo phương pháp tích cực thì 100% HS đều được trực ​tiếp tham gia hoạt động, giáo viên quan sát được những học sinh không thực hiện theo yêu cầu để kịp thời uốn nắn nhắc nhở. Vì vậy cách dạy này đạt kết quả cao hơn, khắc sâu vào trí nhớ các em hơn.

Tóm lại: Muốn cho việc dạy học tác động được tới 100% HS thì GV nên biến bài dạy của mình thành một hệ thống các công việc mà học sinh có thể thực hiện bằng tay. Việc này gọi là thao tác hoá bài dạy.

6. Dự kiến kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện đổi mới:

– Học sinh sẽ tự tin và phát huy được khả năng học tập của bản thân.

– Học sinh sẽ mạnh dạn hơn.

– Học sinh ham học hỏi, hứng thú, tự giác học.

– Kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

– Trong quá trình học Toán, học sinh sẽ chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống.

7. Thời gian dự kiến thử nghiệm đổi mới: Trong năm học 20… – 20….

8. Các bước tiến hành thử nghiệm đổi mới:

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và chơi Mortal Kombat trên điện thoại

– Xây dựng đề cương, kế hoạch.

– Điều tra cơ bản học sinh.

– Áp dụng cải tiến phương pháp vào thực tế giảng dạy các tiết học toán trên lớp.

9. Phạm vi công bố và nhân rộng kết quả đổi mới:

Tại trường Tiểu học ………………………

Trên đây là bản đăng ký thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” học kỳ I năm học 20…. – 20…. của cá nhân tôi. Rất mong các quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để dự kiến thực hiện đổi mới được áp dụng đạt hiệu quả.

Bản đăng ký đổi mới sáng tạo trong dạy học – Mẫu 2

ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC

Thời gian thực hiện: Năm học ……. – ………

Họ tên người đăng ký: ………………………………………………………………………………..

Nhiệm vụ được giao: ………………………………………………………………………………….

Dự kiến đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy.

CẢI TIẾN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

Thực trạng vấn đề dự kiến đổi mới:

– Học sinh lớp 6 mới chuyển lên cấp 2 nên các hoạt động còn rụt rè, kĩ năng nói trước lớp và thầy cô giáo còn hạn chế.

– Nhiều học sinh chưa có quen với cách học của bậc THCS.

Mục tiêu, giải pháp đổi mới:

a. Mục tiêu:

– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong điều kiện hiện có của nhà trường.

– Sử dụng hợp lý và tối đa thiết bị dạy học hiện có, đồng thời cố gắng tự làm thêm ĐDDH để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

b. Giải pháp:

– Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện, sự thân thiện của giáo viên là để học sinh làm quen với các môn học ở bậc THCS.

– Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập.

– Hướng dẫn các em trình bày trước nhóm, các thành viên trong nhóm góp ý.

– Học sinh trình bày bài nói trước lớp, dưới lớp đặt câu hỏi để học sinh phát huy khả năng phản biện.

– Tổ chức cho các em thực hành theo nhóm, thi kể chuyện.

– GV chú ý yếu tố động viên, khen ngợi, cho điểm… nhằm khuyến khích các em.

Dự kiến kết quả sẽ đạt đạt sau khi thực hiện đổi mới:

– Học sinh tự tin và có khả năng được thể hiện vấn đề của mình trước mọi người và thầy cô giáo.

– Nhiều em khắc phục được tính rụt rè và mạnh dạn phát biểu trình bày.

– Nhiều học sinh thể hiện được năng khiếu của bản thân mình.

– Học sinh hứng thú với môn học.

Thời gian dự kiến thực hiện đổi mới:

Năm học …….. – …….

Phạm vi công bố và nhân rộng đổi mới:

– Tổ ……………………………………………………………………………………………………….

– Trường THCS ……………………………………………………………………………………….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu đăng ký thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy học Bản đăng ký thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo trong dạy học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *