Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 8 sách KNTT, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm sách Cánh diều và Kết nối tri thức giới hạn kiến thức lý thuyết và một số bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 năm 2024 (Sách mới)

  • Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức
  • Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT QUẬN……
TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024
MÔN: Khoa học tự nhiên 8

A. Nội dung ôn thi học kì 2

Chủ đề 1. Điện

– Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

– Dòng điện, nguồn điện

– Mạch điện đơn giản

– Tác dụng của dòng điện

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Chủ đề 2. Nhiệt

– Năng lượng nhiệt và nhiệt năng

– Sự truyền nhiệt

– Sự nở vì nhiệt

Chủ đề 3. Sinh học cơ thể người

– Khái quát về cơ thể người

– Hệ vận động ở người

– Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

– Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

– Hệ hô hấp ở người

– Hệ bài tiết ở người

– Hệ thần kinh và giác quan ở người

– Hệ nội tiết ở người

– Sinh sản ở người

– Điều hòa môi trường trong cơ thể người

– Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Chủ đề 4. Sinh vật và môi trường

– Môi trường và nhân tố sinh thái

– Quần thể

– Quần xã

– Hệ sinh thái

– Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

B. Bài tập trọng tâm ôn luyện

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Câu 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

A. Máy bơm nước chạy điện
B. Công tắc
C. Dây dẫn điện ở gia đình
D. Đèn báo của tivi

Câu 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh
B. Đèn điot phát quang
C. Bóng đèn xe gắn máy
D. Bóng đèn pin

Câu 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Nồi cơm điện
B. Quạt điện
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy bơm nước

Câu 6: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

A. 32 A
B. 0,32 A
C. 1,6 A
D. 3,2 A

Câu 7: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 8: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Tham khảo thêm:   Công văn 796/BYT-MT Quy trình xử trí khi phát hiện học sinh F0

Câu 9: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Câu 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Câu 11: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

…………………….

Phần 2. Tự luận

Câu 1: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

Câu 2: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

Câu 3: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải làm như thế nào?

Câu 4: Nêu quy ước chiều dòng điện

Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ

Câu 6: Nêu các biện pháp tránh thai và cơ sở khoa học của các biện pháp đó. Nêu hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên?

Câu 7. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?

Câu 8. Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?

Câu 9: Trình bày một số phương pháp phòng, chống nóng cho cơ thể?

Câu 10. Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Câu 11. Hãy đề xuất sáu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

C. Đáp án đề cương ôn tập học kì 2

Phần Trắc nghiệm

1. B

2. C

3. D

4. B

5. A

6. D

7. B

8. D

9. B

10. B

11. B

12. B

13. C

14. B

15. B

16. B

17. A

18. C

19. C

20. D

21. C

22. B

23. C

24. D

25. B

26. B

27. B

28. C

29. C

30. C

31. A

32. A

33. B

34. A

35. A

36. C

37. B

38. C

39. A

40. B

Phần Tự luận

Câu 1: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

Gợi ý đáp án

Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn

Câu 2: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

Gợi ý đáp án

Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

Câu 3: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải làm như thế nào?

Gợi ý đáp án

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian

Câu 4: Nêu quy ước chiều dòng điện

Gợi ý đáp án

Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ

Gợi ý đáp án

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 6: Nêu các biện pháp tránh thai và cơ sở khoa học của các biện pháp đó. Nêu hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên?

Gợi ý đáp án

– Các biện pháp tránh thai:

+ Dùng bao cao su: ngăn tinh trùng gặp trứng

+ Đặt vòng: không cho hợp tử làm tổ

+ Uống thuốc tránh thai: ngăn trứng chín và rụng

+ Triệt sản: Loại bỏ cơ quan sinh sản.

– Hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên: gây thủng tử cung, xuất huyết, nhiễm trùng vùng sinh sản, vô sinh, ảnh hưởng tâm lí, sức khỏe và nòi giống.

Câu 7. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?

Gợi ý đáp án

– Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.

– Ví dụ:

+ Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.

+ Nếu thiếu hồng cầu có thể gây bệnh thiếu máu, hoặc có triệu chứng như khó thở, chóng mặt, da xanh, tim đập nhanh,…

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng OpenOffice.org

+ Nếu thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng

Câu 8. Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?

Gợi ý đáp án

Việc tiêm vaccine giúp con người chủ động tạo ra miễn dịch cho cơ thể: Mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu,… trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

Câu 9. Trình bày một số phương pháp phòng, chống nóng cho cơ thể?

Gợi ý đáp án

Một số biện pháp chống nóng cho cơ thể:

– Khi thời tiết nắng nóng cần giữ cho cơ thể mát mẻ;

– Đội mũ nón khi làm việc ngoài trời;

– Không chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp;

– Sau khi vận động mạnh mồ hôi ra nhiều không nên tắm ngay hay ngồi trước quạt và ở nơi có gió mạnh

Câu 10. Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Gợi ý đáp án

– Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải ; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình ; do cháy rừng.

– Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

– Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

– Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

– Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

– Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

Câu 11. Hãy đề xuất sáu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Gợi ý đáp án

Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình.

– Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách:

+ Không tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Không dùng vật nhọn để lấy ráy tai.

+ Không nên ngoáy tai khi bị ngứa.

– Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tai, mũi họng.

– Tránh bị nhiễm khuẩn.

…………

Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT QUẬN……
TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024
MÔN: Khoa học tự nhiên 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

A. Vỏ tuyến.
B. Tủy tuyến.
C. Màng liên kết.
D. Ống dẫn.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt … chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt … chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn
B. nhiều hơn- nhiều hơn
C. ít hơn- nhiều hơn
D. ít hơn- ít hơn

Câu 3: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

A. lá thành.
B. lá tạng.
C. phế nang.
D. phế quản.

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?

Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.
D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Câu 5: Môi trường trong của cơ thể gồm

A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể
D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 6: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây?

A. Gan
B. Tim
C. Thận
D. Phổi

Câu 7: Đâu không phải là biện pháp bón phân để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học:

A. Bón đúng loại.
B. Bón đúng lúc.
C. Bón đúng liều lượng.
D. Bón đúng giờ giấc.

Câu 8: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

A. 4 lớp
B. 3 lớp
C. 2 lớp
D. 1 lớp

Câu 9: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 10: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

A. Tuyến nhờn
B. Mạch máu
C. Sắc tố da
D. Thụ quan

Câu 11: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô Những bài văn hay lớp 11

Câu 12: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

A. mật độ.
B. tỉ lệ giới tính.
C. cấu trúc tuổi.
D. độ đa dạng loài.

Câu 13: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

A. bổ sung.
B. chủ động.
C. thẩm thấu.
D. khuếch tán.

Câu 14: Lớp tế bào chết ở da là?

A. Tầng sừng.
B. Tầng sừng và lớp bì
C. Tầng sừng và tuyến nhờn.
D. Lớp bì và tuyến nhờn.

Câu 15: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là

A. Độ đa dạng
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp
D. Độ tập trung

Câu 16: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Huyết tương
B. Hồng cầu
C. Bạch cầu
D. Tiểu cầu

Câu 17: Phân bón vi lượng cung cấp chất dinh dưỡng gì cho cây?

A. Nguyên tố Ca, Mg, S
B. Nguyên tố N, P, K
C. Nguyên tố Si, B, Zn, Fe, Cu
D. Các chất khác

Câu 18: Tuyến giáp có chức năng gì?

A. Tham gia điều hoà calcium và phosphorus trong máu.
B. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hormone.
C. Điều hoà đường huyết, muối sodium trong máu.
D. Tiết hormone sinh dục.

Câu 19: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

A. Một khu vực nhất định
B. Một khoảng không gian rộng lớn
C. Một đơn vị diện tích
D. Một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 20: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
B. hệ thần kinh vận động.
C. phân hệ đối giao cảm.
D. phân hệ giao cảm.

Câu 21: Trong thang màu pH, các base thường có

A. Gam màu nóng
B. Gam màu lạnh
C. Màu neon
D. Màu pastel

Câu 22: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 23: Cho phản ứng A + 2B → C

Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.

A. 0,03
B. 0,035
C. 0,04
D. 0,045

Câu 24: Trong cơ thể người, máu được duy trì ở pH

A. 7,35 – 7,45
B. 5,5 – 6,5
C. 6,25 – 7,75
D. 5,5 – 7,5.

Câu 25: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

A. 0052 mol/l.s
B. 0,0062 mol/l.s
C. 0,0072 mol/l.s
D. 0,0082 mol/l.s

II. TỰ LUẬN

Câu 1 : Nêu quy ước chiều dòng điện

Trả lời

Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

Câu 2 : Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Trả lời

– Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải ; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình ; do cháy rừng.

– Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

– Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

– Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

– Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

– Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

Câu 3 Nêu khái niệm chất dinh dưỡng.

Câu 4 Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

Câu 5 Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân như thế nào?

Câu 6: Em có thể vận dụng những hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình như thế nào?

Câu 7: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ nhiệt? Tại sao?

Câu 8. Tại sao ở nhà mái ngói thì mùa hè mát hơn, mùa đông

………….

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 KHTN 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 môn KHTN 8 sách KNTT, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *