Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tham luận Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (2 mẫu) Mẫu tham luận về học tập suốt đời năm 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tổ chức Tuần lễ nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số. Năm nay, Tuần lễ Học tập suốt đời năm 2023 sẽ diễn ra từ 02/10/2023 – 08/10/2023 với chủ đề Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.

Trong tuần lễ học tập suốt đời 2023 sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra, trong đó sẽ có nhưng bài tham luận xoay quanh chủ đề Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số để công nghệ số, chuyển đổi số được biết đến rộng rãi ở mọi nơi trong xã hội. Dưới đây là 2 bài tham luận Tuần lễ Học tập suốt đời năm 2023 mời các bạn tham khảo:

Tham luận Tuần lễ Học tập suốt đời – Mẫu 1

Kính thưa: ……………………………

………………………………………

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”

Peter F. Drucker, một chuyên gia nổi tiếng thế giới về quản lý cũng đã nói: “Sự cấp thiết của lực lượng tri thức là một thách thức đối với tất cả những mô hình quản lý hiện nay. Khi dòng thông tin trở nên phổ biến và mang tính toàn cầu thì cách tiếp cận quan trọng nhất là học tập”.

Khái niệm “học tập suốt đời” và “xây dựng xã hội học tập” thật ra đã có mầm mống được sử dụng ở nước ta từ lâu. Có thể nói những năm tháng sau cách mạng Tháng Tám ở nước ta đã có mầm mống hình thành một xã hội học tập. Song song với việc xoá mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáo dục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớn tuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động. Khắp nơi trên đất nước hàng loạt các trường phổ thông lao động, các trường bổ túc công nông, bổ túc văn hoá, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành cho mọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử phát triển giáo dục nước ta chưa từng bao giờ có được. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước ta ngày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong họ không ít người nhờ qua con đường học không chính quy đã trưởng thành và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thành những cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực.

Khái niệm giáo dục suốt đời được Đảng ta đề ra trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX là: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời” nghĩa là phải xây dựng một xã hội học tập để thực hiện giáo dục suốt đời. Đây là phương hướng chung của giáo dục trong tương lai, với ý nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học thành quá trình không ngừng tự nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng thực hành, đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó, có sự đóng góp xứng đáng và hưởng thụ thỏa đáng của những thành viên có trí tuệ tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình phát triển chung của xã hội.

Xây dựng xã hội học tập suốt đời phải là một trong những chiến lược then chốt của giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả xã hội nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường làm cho nước ta sớm trở thành một nước dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Thông qua xã hội học tập và học tập suốt đời là cơ hội giảm đi số người thất nghiệp và tạo cơ hội có thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc. Giáo dục suốt đời sẽ là cơ sở vững chắc đảm bảo cho dân chủ hoá. Tổng sự thành đạt của tổng cá nhân trong xã hội là mục tiêu phát triển của xã hội. Học tập suốt đời giúp định dạng đầy đủ từng thành viên trong xã hội. Xã hội học tập đảm bảo quyền được học của mọi thành viên trong xã hội.

Học tập suốt đời có thể coi như linh hồn cơ bản của một xã hội học tập. Xã hội học tập và học tập suốt đời được coi như giải pháp hữu hiệu nhất của việc tự hoàn thiện cá nhân mỗi người với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Vì không cần phải có một mô hình giáo dục riêng biệt, không cần trường lớp chính quy theo kiểu truyền thống, mà nó tận dụng tất cả các phương thức, hình thức học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy. Con đường học tập cho mọi người hoàn toàn được rộng mở. Con người, dù bất cứ là ai, ở đâu, lúc nào, muốn học gì, muốn học bao nhiêu và học bằng cách nào đều được tạo điều kiện tốt nhất để học trong xã hội học tập. Mọi người đều có thể được tiếp nhận sự giáo dục thích hợp về mọi mặt: chính trị, đạo đức, văn hoá, kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Hóa học - Có đáp án Sở GD&ĐT Bến Tre

Trong môi trường hiện tại, bất kể cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia, tất cả đều phải bắt đầu và kết thúc với việc học tập, bởi vì sự phát triển thông qua quá trình học tập liên tục chính là chìa khóa của mọi sự thành công. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để trở thành người công dân tốt.

Xác định được tầm quan trọng, ỹ nghĩa to lớn của việc học tập suốt đời của cá nhân trong cộng đồng xã hội, …………….., một loại hình Giáo dục không chính quy của huyện đã đáp ứng nhu cầu học tập phong phú, đa dạng cho nhiều người học là con em các dân tộc trong Huyện. Trung tâm đã thường xuyên mở các lớp bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, bà con nhân dân trong huyện. Đa dạng từ hình thức tổ chức đến nội dung các lớp học. Trung tâm mở các lớp văn hóa, các lớp học nghề phổ thông đảm bảo thời gian phù hợp cho nhiều đối tượng: mở lớp buổi tối, buổi sáng hoặc buổi chiều. Trung tâm giáo dục thường xuyên Bắc Mê đã đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ, mở rộng giáo dục cả dạy kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi học tập về các vấn đề văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật…
Hoạt động của GDTX thời gian qua đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, góp phần giữ vững kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS… Chất lượng giáo dục cũng có bước tiến bộ. Tuy nhiên, hiện đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTX chưa đủ mạnh, cơ sở vật chất trung tâm GDTX còn thiếu nhiều; thiết bị đồ dùng dạy học ban đầu chưa được đầu tư, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học, nhất là các lớp bổ túc THPT nên chưa thực sự thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào học…, chế độ học bổng dành cho học viên quá thấp so với giá cả thị trường hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả của việc học tập suốt đời, chúng tôi đưa ra các giải pháp sau đây:

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng XHHT; thực hiện có hiệu quả việc xây dựng XHHT từ cơ sở;

Tập trung củng cố mô hình hoạt động của các TTGDTX và TTHTCĐ theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ.

Tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nâng cao năng lực cho đội ngũ CB, GV GDTX để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV của ngành và tổ chức các lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, và người lao động; đa dạng hoá nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi người; đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học; đổi mới công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỉ cương trong các hoạt động chuyên môn;

Để phát triển GDTX, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, từng bước hình thành xã hội học tập, đồng thời giải quyết tốt điều kiện học tập của học sinh sau khi phân luồng THCS, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục THCS và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học ngành GD phải tiếp tục đẩy mạnh việc mở các lớp dạy chương trình GDTX trong trường THPT ở những nơi có điều kiện và nhu cầu của học sinh; tăng cường tuyên truyền, tư vấn phụ huynh và học sinh trong việc dự học lớp GDTX trong trường phổ thông; thực hiện tốt chế độ chính sách cho giáo viên và học viên, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy; tăng cường hoạt động bổ túc văn hóa tại các Trung tâm GDTX trong đó có việc tăng nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp – dạy nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS; tăng cường hoạt động của các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của quần chúng nhân dân.

Kính thưa quý vị đại biểu! Xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời sẽ là công cụ chủ yếu để tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta và cũng là giải pháp then chốt để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục nước ta. Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là một chiến lược quan trọng để đạt được sự dân chủ và bình đẳng của mọi người trong xã hội.. Như vậy có thể nói học tập suốt đời là một quan niệm triết lý giáo dục mới, là nhu cầu về sự hoàn thiện của mỗi người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong nền kinh tế thị trường đem lại cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Tham khảo thêm:   Công văn 199/2013/TTg-KGVX báo cáo sơ kết tình hình thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Chỉ thị 1973/CT-TTg

Ngành GD&ĐT Bắc Mê của chúng ta đang đổi mới từng ngày từng giờ cùng với những đổi thay của các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong huyện. Là cán bộ, giáo viên chúng ta hãy cùng nhau cống hiến xây dựng ngành giáo dục huyện nhà ngày càng văn minh và hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập, học tập suốt đời của nhân dân để thực sự đào tạo ra những người công dân tốt cho xã hội.

Cuối cùng xin chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cho buổi lễ thành công tốt đẹp.

Tham luận Tuần lễ Học tập suốt đời – Mẫu 2

Kính thưa quý vị đại biểu

Thưa toàn thể các đồng chí.

Tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch thực hiện “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” do đồng chí ……………. – Chủ tịch UBND huyện ………. phát động. Ban tổ chức giành thời gian cho tôi tham luận về cơ sở giáo dục cung cấp cơ hội học tập cho mọi người, tôi xin tham luận như sau.

Hàng ngày, và từ đầu đến giờ chúng chúng ta đã được nghe cụm từ “Học tập suốt đời”, vậy học tập suốt đời là gì? học suốt đời như thế nào?

Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng là giúp cho mỗi cá nhân đạt được kiến thức, kỹ năng để có thể hòa nhập với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội, sự biến đổi của khoa học công nghệ. Sự thay đổi quan niệm từ giáo dục suốt đời đến học tập suốt đời là quá trình từng bước đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập nhất là đối với người trưởng thành, ở mọi trình độ. Trong hoàn cảnh học tập suốt đời đang trở thành nguyên tắc cơ bản của đổi mới giáo dục, hướng đến xây dựng một xã hội học tập, có lẽ cũng cần thiết để mỗi cá nhân tự “soi mình” trong chân dung của một người học suốt đời.

Người học suốt đời là người luôn cảm thấy hài lòng với chính mình khi được học những điều mới mẻ. Họ luôn thích thú với những kinh nghiệm đúc rút được từ thực tiễn, say sưa với những ý tưởng mới tích lũy được cho dù họ đang làm bất cứ công việc gì. Đối với họ, học tập không phải là một công việc quá đặc biệt mà trở thành một phần trong thói quen hàng ngày. Họ cảm thấy hứng thú khi phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống. Điểm dễ nhận thấy là họ ý thức rất rõ những điều mình không biết nhưng không trở nên buồn phiền vì điều đó. Người học suốt đời hiểu rằng, luôn luôn có những điều cần phải học thêm, hiểu biết sâu sắc hơn hoặc học để làm tốt hơn. Vì không e ngại trước cái chưa biết của mình nên họ có thể dễ dàng thừa nhận những sai sót, những hạn chế và sẵn sàng tìm nguyên nhân của những sai sót đó.

Chính vì vậy, khi bắt tay vào làm việc, họ có thể sử dụng những kiến thức mới một cách nhanh chóng và tìm thấy được mối liên hệ giữa những kiến thức đã biết và những điều vừa học được. Tự tin vào khả năng của bản thân để học tập và hiểu biết cũng là thái độ quan trọng của người học suốt đời. Người học suốt đời tin rằng mình có thể chiếm lĩnh tri thức – những điều mình muốn biết bằng khát vọng mãnh liệt và luôn theo đuổi phương pháp đúng. Đặc biệt, người học suốt đời cũng tin tưởng rằng thời gian đầu tư cho học tập là khoản đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp trong tương lai. Họ học tập những điều mới mẻ không chỉ cho ngày hôm nay mà còn để chuẩn bị cho tương lai. Vượt lên trên những động cơ về bằng cấp, vị trí xã hội, người học suốt đời nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và hơn hết, họ tìm được niềm vui trong học tập. Chính những động cơ “bên trong” này sẽ giúp người học phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Người học suốt đời biết sử dụng những công cụ khám phá thế giới như: Internet, truyền hình, truyền thanh, sách báo, những chương trình đào tạo ngắn hạn, những hội thảo, những khóa học, hay việc du lịch khám phá thế giới… đều là trường học của người học suốt đời.

Kính thưa quý vị đại biểu

Thưa toàn thể các đồng chí.

Trung tâm học tập cộng đồng xã ………. là một trong những trung tâm trung tâm có riêng cơ sở vật chất đầu tiên ở huyện……….., là người quản lí tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng xã………….., tôi và ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng luôn quan tâm, chú trọng đến hoạt động học suốt đời và xác định: xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong xã và được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa; đẩy mạnh hoạt động giáo dục không chính quy phục vụ việc học tập của người lớn trên địa bàn xã.

Để xây dựng thành công xã hội học tập, hộc tập suốt đời thì trung tâm học tập cộng đồng cần cung cấp cơ hội học tập cho mọi người và trung tâm họ tập cộng đồng phải đáp ứng được những yêu cầu:

– Tuyên truyền phổ biến và vận động để mọi người thấy được quyền học tập và quyền được tham gia học tập theo nhu cầu, không phân biệt giới tính, dân tộc, dân tộc, trình độ. Việc học của mỗi cá có những mục tiêu, song, tựu chung cũng xoay quanh 4 vấn đề then chốt: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người (hay học để hoàn thiện nhân cách). Việc học trong xã hội học tập không có mục đích tự thân, mà học phải gắn với làm, “học đi đôi với hành”, học theo lối “bắt tay chỉ việc”.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 3: Lesson 10 Soạn Anh 4 Explore Our World (Cánh diều)

– Nhiệm vụ học tập suốt đời để bắt kịp với sự thay đổi và tiến bộ của kỹ thuật của công nghệ sản xuất, sự bổ sung liên tục của tri thức mới trên mọi phương tiện thông tin và trong các chương trình, sách giáo khoa của hệ thống đào tạo. Học suốt đời không có nghĩa là ngày nào cũng học, mà là học khi có nhu cầu tiếp tục nâng cao học vấn, hoàn thiện tay nghề, làm giàu tri thức mới để sống hữu ích trong xã hội.

– Mỗi công dân phải có nghĩa vụ tham gia phát triển giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là yếu tố có tính quyết định đối với việc đẩy mạnh sản xuất, mở mang ngành nghề, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, mang lại chất lượng cao cho nguồn nhân lực.

– Trung tâm học tập cộng đồng là nơi chuyển giao công nghệ đến người lao động; truyền đạt các chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức người dân thông qua những lớp tập huấn, giúp người dân tổ chức thực hiện, họ vừa là người hướng dẫn, vừa là người học tập.

– Tạo sự chuyển biến về nhận thức để mọi người dân đều có nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng triệt để các cơ hội học tập. Phân định rõ vai trò, trách nhiệm trong xây dựng xã hội học tập ở từng chi bộ, từng thôn bản, ở các ban ngành đoàn thể xã. Ngoài ra, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò, lợi ích của học tập suốt đời; tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các cơ sở giáo dục (trong các trường dạy nghề, hay trong các trung tâm giáo dục thường xuyên, trong trường THCS hay các trường Tiểu học), và ngoài nhà trường cũng như đẩy mạnh xóa mù chữ, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người học, nhất là cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc…

– Xây dựng xã hội học tập suốt đời là phải giải quyết chỗ làm và chỗ học cho người dân. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để người dân (cả già, lẫn trẻ) có thể tới trường; hỗ trợ những người vừa thoát khỏi khó khăn được học tập, được làm việc; thực hiện tốt chính sách bình đẳng về giới, giúp vấn đề học tập được dễ dàng hơn. Đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, đội ngũ giáo viên chuyên trách, đặc biệt là những cán bộ cơ hữu hết lòng, tập trung cho công việc.

Xây dựng xã hội học tập suốt đời cần có sự lồng ghép với nhiều hình thức, chương trình, đề án nhưng không chồng chéo mà vẫn mang lại hiệu quả thiết thực và giảm chi phí. Như việc xây dựng học tập cho lao động nông thôn ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo nghề, cần xây dựng thêm các chương trình thuộc các lĩnh vực khác nhau như pháp luật, y tế, môi trường, văn hóa xã hội…

Kính thưa quý vị đại biểu

Thưa toàn thể các đồng chí.

Để xây dựng xã hội học tập, tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời từ ngày 01/10 đến ngày 07 tháng 10 năm 20….., trung tâm học tập cộng đồng xã …….. tập trung thực hiện:

Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về xây dựng xã hội học tập, hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, trong thời gian diễn ra tuần lễ, trung tâm học tập cộng đồng sẽ tổ chức các chuyên đề giáo dục về sức khỏe, dân số, giáo dục pháp luật, học nghề; hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy tại gia đình, cộng đồng.

Tại các trường học sẽ tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng của địa phương; học tập truyền thống lịch sử của dân tộc; tổ chức hội thi vẽ tranh cho học sinh; hội thảo chuyên đề về phòng chống tai nạn thương tích và tệ nạn xã hội trong các trường, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, bồi dưỡng năng khiếu, mở của thư viện và tổ chức giới thiệu sách và hướng dẫn học sinh đọc sách …

Tại điểm bưu điện văn hóa xã mở cửa miễn phí, cho mọi người đến đọc sách và tìm hiểu pháp luật, tổ chức ngày hội đọc sách.

Kính thưa quý vị đại biểu

Thưa toàn thể các đồng chí.

“Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục và các trung tâm học tập cộng đồng nâng cao khả năng cung ứng giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Đồng thời tạo cơ hội cho người dân ở mọi lứa tuổi tham gia học tập, đặc biệt là những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn như cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Việc tổ chức Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là một hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Trên đây là tham luận của tôi về “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe.

Xin trân trọng cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tham luận Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (2 mẫu) Mẫu tham luận về học tập suốt đời năm 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *