Bạn đang xem bài viết ✅ Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam Lời dẫn chương trình ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam giúp các bạn tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để xây dựng chương trình kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Bên cạnh đó, còn có cả khẩu hiệu, cùng bài tuyên truyền cho các bạn tham khảo.

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống. Chi tiết mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Pháp luật Việt Nam 9/11:

Khẩu hiệu ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022

Các khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2022 cụ thể như sau:

  • “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là thiết thực hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam”.
  • “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
  • “Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức”.
  • “Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân”.
  • “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”.

Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

1. Chào cờ

2. Tuyên bố lý do

– Thực hiện công văn số ……….. của phòng giáo dục và đào tạo huyện……. ngày ….. V/v tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCNVN” trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 20….

Trường………. long trọng tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, đây là diễn đàn để cán bộ giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu thực hiện pháp luật.

3. Ý nghĩa ra đời của ngày pháp luật

Để biết nguồn gốc và sự ra đời của ngày Pháp luật Việt Nam, sau đây tôi xin trân trọng kính mời đ/c ………. – Phó Hiệu trưởng nhà trường nên trình bày ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Pháp Luật Việt Nam. Xin kính mời đ/c.

4. Tổ chức thi giữa 2 đội

Để tìm hiểu rõ hơn về một số điều khoản trong các bộ luật hôm nay cô xin mời các bạn tham gia một cuộc thi mang tên “Tìm hiểu Pháp luật”

Cô cần 8 bạn chơi và chia thành 2 đội của lớp …. và chi đội …… Xin mời 2 đội chơi lên sân khấu.

(Sau khi học sinh lên sân khấu)

Cô xin công bố thể lệ cuộc thi như sau, các đội phải dự thi 3 phần thi của mình:

Phần thứ nhất: Giới thiệu đội hình đặt tên cho đội và thông điệp hướng tới cuộc thi.

Điểm tối đa 20 điểm.

Phần thi thứ 2. Mỗi đội phải trả lời 1 số câu hỏi do BTC đưa ra.

1. Phần thi trắc nghiệm.

Các đội sẽ chọn đáp án bằng cách giơ biển đáp án mà đội mình chọn. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi tối đa là 5s.

Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm

2. Phần thi tự luận. Mỗi đội phải tham gia trả lời câu hỏi của ban tổ chức đưa ra. Câu trả lời đúng được 20 điểm.

Phần thi thứ 3. Mỗi đội đưa ra 1 tình huống cho đội bạn, đội bạn sẽ phải trả lời.

Trả lời đúng, hay được tối đa 30đ.

* Để đánh giá khách quan, công tâm đối với các đội thi không thể thiểu được thành phần của BGK.

Sau đây tôi xin công bố thành phần của BGK.

1. Cô………… – Trưởng ban.

2. Cô …………. – Phó trưởng ban

Xin mời BGK lên làm việc.

Sau đây là phần thi thứ nhất:

Xin mời 2 đội tự đặt tên đội, giới thiệu thành phần đội mình và thông điệp mà đội mình gửi tới hội thi.

Xin mời đội thi thứ nhất.

Xin mời đội thi thứ 2.

Xin mời đội …………………và đội……….…….……. trở về vị trí (các em sẽ ngồi ở hai bàn kê ở trên sân khấu).

Sau đây sẽ là phần thi thứ 2:

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Các em đã sẵn sàng chưa?

Xin các thầy cô giáo và các em hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để cỗ vũ cho 2 đội thi của chúng ta ngày hôm nay.

Câu 1: Vào năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tại số nhà 48 thủ đô Hà Nội. Con phố đó có tên là gì?

A – Phố Hàng Đào

B – Phố Hàng Ngang

C – Phố Hàng Lược

D – Phố Hàng Thiếc

Đáp án : Phố hàng ngang

(Tại số nhà 48 phố hàng ngang, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp với thường vụ TW đảng để chuẩn bị cho việc ra mắt chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 2/9/1945. Căn phòng nhỏ của Bác diện tích khoảng 20 mét vuông, ở tầng 2 của ngôi nhà, chính tại căn phòng nhỏ bé này Bác Hồ đã khởi thảo bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.)

Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 được thông qua ngày, tháng, năm nào?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Trình bày ý kiến về một việc có tính thời sự Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 27 sách Chân trời sáng tạo tập 2

A. 18/11/2013

B. 28/11/2013

C. 29/11/2013

Câu 2: Việt Nam đã thông qua và kí kết Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc vào ngày tháng năm nào?

A- 10/09/1982

B- 10/10/1982

C- 10/11/1982

D- 10/12/1982

Câu 3 : Vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

A. Có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt kinh tế biển.

B. Có tiềm năng góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển.

C. Có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo quốc gia

D. Cả 03 phương án trên

Câu 4: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định rõ tại điều 1, chương I, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm ?

A. Đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.

B. Đất liền, hải đảo, vùng trời.

C. Đất liền, hải đảo.

Câu 5. Tụ tập đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông trên đường giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền ?

a. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

b. Phạt từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng

c. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

Câu6: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia làm mấy nhóm ?

A.3 nhóm B. 4 nhóm

C. 5 nhóm D. 6 nhóm

(gồm 4 nhóm: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia )

Như vậy là các bạn đã hoàn thành phần trắc nghiệm

Mời 2 đội đến với phần thi tự luận.

Mỗi đội phải trả lời câu hỏi mà BTC đưa ra, phần điểm tối đa cho mỗi câu hỏi này là 20đ.

Sau đây là câu hỏi dành cho đội: (…)

Theo quy định của pháp luật, bên cạnh các quyền, trẻ em có những bổn phận nào? Trẻ em không được làm những gì ?

Xin cảm ơn câu trả lời của em.

Câu hỏi dành cho đội( …)

Hùng 15 tuổi, học lớp 9. Cuối năm bài vở nhiều lại phải đi học thêm để chuẩn bị thi vào lớp 10 trung học phổ thông của tỉnh, Hùng đòi mẹ mua cho xe máy để tiện việc đi lại học tập. Biết chuyện, bố Hùng không đồng ý, ông nói tuổi của Hùng chưa được phép sử dụng xe máy.

Xin hỏi: Bố Hùng nói đúng hay sai? Độ tuổi nào được phép đi xe máy. Khi điều khiển xe máy trên đường cần mang theo các giấy tờ gì?

Phần thi thứ 3. Mỗi đội đưa ra một tình huống và đội bạn phải trả lời.

Xin mời đội (…..) đưa ra tình huống trước.

Xin mời tình huống của đội(….)

Vậy là 2 đội đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn các em và mời các em trở về vị trí lớp học của mình.

5. Phần thi dành cho khán giả

(Và bây giờ là phần làm việc của BGK, trong khi chờ kết quả từ BGK, chúng ta hãy cùng giao lưu với các bạn HS, các bạn cổ động viên đã rất nhiệt tình cổ vũ cho 2 đội thi. Các em có muốn tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu về pháp luật không? Có rất nhiều phần quà hấp dẫn dành cho những câu trả lời đúng. Các em đã sẵn sàng chơi chưa?

Mời các em đến với câu hỏi thứ nhất:

(Phần này cô giáo gọi em lên nhớ hỏi em tên là gì học ở lớp nào, đúng nên tặng quà.)

Câu 1: Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên thì bị xử lý như thế nào? :

a. Phạt cảnh cáo

b. Phạt từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng

c. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng

Câu 2: Khi đi bộ sang ngang đường nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ :

a – Đi tự do qua đúng nơi dành cho người đi bộ

b – Khi có đèn xanh hình người sáng thì đi qua bất kỳ chỗ nào.

c – Phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn giao thông và qua đường đúng nơi dành cho người đi bộ.

Câu 3: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?

a – Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông

b – Dừng lại trước vạch dừng.

c – Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.

Câu 4: Khi đi xe đạp từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính

a – Phải đi chậm quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới để đảm bảo an toàn giao thông.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Phú Thọ năm 2012 - 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Thọ

b – Đi bình thường rồi rẽ theo hướng mà em muốn.

c – Đi chậm ra đường chính, các xe trên đường chính sẽ nhường đường cho em

Câu 5: Đổ rác, xả nước thải ra đường phốkhông đúng nơi quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền ?

a – Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

b – Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

c – Phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

(Các em ạ, đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định cũng là vi phạm pháp luật đấy các em ạ. Không những vậy mà lỗi này bị phạt hành chính cũng rất nặng từ 500.000 đến 1.000.000đ. Vậy mà ở trường mình các em vẫn hay ăn quà vặt và vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. Cô hi vọng rằng sau buổi ngày hôm nay các em biết bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung của trường ta nhé.

6. Công bố kết quả và trao thưởng.

Thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến vậy là chúng ta đã vừa được chứng kiến phần so tài của các em HS trong 2 đội chơi: đội ………………và đội ……………

Để biết đội nào thắng cuộc trong phần thi giao lưu tìm hiểu pháp luật ngày hôm nay tôi xin mời cô ……….. trưởng ban giám khảo lên sân khấu công bố kết quả cuộc thi

Xin mời cô…………………….

Xin mời đại diện của hai đội thi bước lên sân khấu

Vậy là chúng ta đã tìm ra đội chiến thắng

Xin chúc mừng đội…………………

Phần giao lưu tìm hiểu pháp luật này cho thấy học sinh trường……………. không chỉ thông minh, dí dỏm mà còn rất hiểu biết và nắm chắc về Hiến pháp – pháp luật nước CHXHCNVN. Đội chơi nào cũng xứng đáng dành phần thưởng của ban tổ chức.

Xin trân trọng kính mời cô ………….. – Hiệu trưởng nhà trường lên trao phần thưởng cho 2 đội thi.

Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam

NAM: “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11”

NỮ: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”;

NAM: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước”;

NỮ: “Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;

NAM: “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”;

NỮ: “Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”;

NAM: “Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của nhân dân”

NAM: Kính thưa đồng bào, đồng chí và các bạn

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

NỮ: Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

NAM: Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 263/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm lại ông Trần Minh Tuấn giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NỮ: Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

NAM: Kính thưa đồng bào, đồng chí và các bạn

Ngày Pháp luật năm ……. với Chủ đề:” Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”. Ngày pháp luật năm nay được các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm chào mừng sự kiện đặt biệt này như: Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật; phổ biến về mục đích, ý nghĩa, nội dung, chủ đề Ngày Pháp luật năm 20… bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị, hội thi, tuyên truyền cổ động trực quan; diễn tiểu phẩm, chiếu bóng về pháp luật trong các đợt biểu diễn lưu động; tư vấn pháp luật miễn phí; cấp phát tài liệu pháp luật như sách, tờ gấp, sổ tay pháp luật, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh trên Internet, tổ chức cuộc thi cán bộ, công chức, viên chức tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng….

NỮ: Điểm nổi bật trong chuỗi hoạt động Ngày pháp luật năm nay là tổ chức Ngày hội công nhân với pháp luật diễn ra vào chủ nhật (ngày……….) tại……….; với nhiều nội dung như tổ chức mít tinh, biểu diễn văn nghệ, đố vui pháp luật, gắn giỏ pháp luật, tư vấn pháp luật; giới thiệu việc làm, chơi trò chơi dân gian, bán hàng giảm giá, phát quà tặng ,….cho công nhân. Đây là dịp để công nhân có cơ hội cập nhật kiến thức pháp luật, mua hàng giảm giá và có sân chơi lành mạnh, bổ ích sau những ngày làm việc.

NAM: Ngày Pháp luật 9/11/20…. tiếp tục là một điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

NHẠC

NAM: “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11”

NỮ: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”;

NAM: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước”;

NỮ: “Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;

NAM: “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”;

NỮ: “Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”;”;

NAM: “Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của nhân dân”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam Lời dẫn chương trình ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *