Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi tổng hợp 6 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Qua dàn ý bài Đất nước giúp các bạn học sinh có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập, trau dồi kiến thức nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ để viết bài văn hay hoàn chỉnh.
Đất nước là một bài thơ góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ này tiêu biểu cho suy ngẫm sâu sắc của tác giả về đất nước. Với cảm hứng thơ lúc trầm lắng lúc sôi trào, cùng với nhịp thơ biến đổi vô cùng linh hoạt, hình ảnh đất nước cứ ngời lên trong khổ đau, gian nan, vất vả. Vậy sau đây là 6 mẫu dàn ý Đất nước Nguyễn Đình Thi mời các bạn cùng theo dõi.
Dàn ý khổ 3 Đất nước của Nguyễn Đình Thi
I. Mở bài
– Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.
II. Thân bài
– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.
– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.
– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức – mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhất thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.
– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.
– Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.
III. Kết bài
Trong bài thơ, cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ
Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Dàn ý mẫu 1
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước.
II. Thân bài
1. Mùa thu trong hoài niệm
– Tín hiệu của mùa thu Hà Nội: “sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
– Bức tranh thiên nhiên mùa thu thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi mang theo hương cốm mới, thời tiết buổi sáng se lạnh, những con phố xao xác lá vàng…
– Hình ảnh con người: ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
2. Mùa thu của hiện tại
– Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc: “Tôi đứng reo vui giữa núi đồi”
– Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
– Mùa thu của độc lập, tự chủ: “Trời xanh đây là của chúng ta… Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
3. Niềm suy tư về đất nước
* Đất nước đau thương trong chiến tranh:
– Đất nước chìm trong máu và nước mắt: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/Dây thép gai đâm nát trời chiều”, “Bát cơm chan đầy nước mắt/Bay còn giằng khỏi miệng ta”.
– Đất nước từ những năm tháng đau thương để tạo thành nỗi căm hờn: “Từ những năm đau thương chiến đấu/Ðã ngời lên nét mặt quê hương/Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/Ðã bật lên những tiếng căm hờn”
* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:
– Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu/Xiềng xích chúng bay không khóa được…./Lòng dân ta yêu nước thương nhà”.
– Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: “Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
– Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.
III. Kết bài
Cảm nhận chung về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Xem thêm Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Dàn ý mẫu 2
I. Mở bài:
- Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Thi
- Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ là những lời đúc kết suy ngẫm, cảm xúc của tác giả trong những năm tháng kháng chiến và những cảm xúc trân trọng, yêu thương của tác giả dành cho đất nước thân yêu.
II. Thân bài:
a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:
- Từ cảnh của thu Việt Bắc, tác giả nhớ về thu Hà Nội
- “Mát trong”: trong lành, se se lạnh
- So sánh hiện tại với quá khứ: đồng hiện
- “Hương cốm mới”: Đặc trưng của mùa thu Hà Nội, len lỏi trong từng làn gió (so sánh với “hương ổi” trong thơ Hữu Thỉnh)
- “Nhớ”: Hoài niệm về những năm tháng mùa thu còn ở Hà Nội
- “Chớm lạnh”: vừa chạm khẽ vào cái lạnh, cái se se, hiu hắt đặc trưng của mùa thu.
Nghệ thuật sử dụng từ tinh tế, đậm chất mùa thu Hà Nội
“Những con phố dài”: đây là con phố Hà Nội cổ kính, “hơi may”: từ Hán Việt nghĩa là gió lạnh:
- Cách sử dụng từ tinh tế, bơi nếu sử dụng từ “gió lạnh” sẽ làm mất đi không khí của mùa thu.
- Sự quyết tâm ra đi vì chí lớn non sông của người con Hà Nội “đầu không ngoảnh lại”
- Sự lưu luyến quê hương của người con Hà Nội: “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
- Ẩn trong là nỗi nhớ tha thiết quê hương cùng tình yêu Hà Nội nồng nàn
b. Mùa thu ở chiến khu Việt Bắc: Sự thay đổi tâm trạng của tác giả giữa quá khứ và hiện tại
- Câu thơ khẳng định: “Mùa thu nay đã khác rồi”: thể hiện niềm hân hoan, phấn khởi trước cuộc sống mới.
- “Tôi đứng nghe vui giữa núi đồi”: ba động từ liên tiếp trong câu, thể hiện sự chú ý cao độ, đặt trọng tâm tuyệt đối hướng về đất nước.
- Hình ảnh “rừng tre” xuất hiện: biểu trưng cho con người Việt Nam
“phấp phới”: từ láy tả hình ảnh, thường gợi lên hình ảnh của những vật mỏng, nhỏ bay trong gió - Hình ảnh “trời thu” “trong biếc”: mùa xanh của hi vọng, tự do cùng với âm thanh “nói cười tha thiết”: niềm vui lan tỏa, tâm thế của những con người làm chủ đất nước
- Nhà thơ khẳng định niềm tự hào dân tộc, tự hào về đất nước giàu đẹp của mình. (so sánh với Bình Ngô đại cáo).
- Lời thơ là sự khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định độc lập đất nước.
- Điệp ngữ “đây”
- Biện pháp liệt kê: khẳng định đất nước này mãi mãi là của dân tộc Việt
- Điệp ngữ “chúng ta”: khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc, lời tuyên ngôn chắc nịch.
- Đoạn thơ mang cảm hứng sử thi, khẳng định chủ quyền dân tộc, nhân vật trữ tĩnh trong tâm thế tự do ngẩng cao đầu.
c. Hình ảnh của đất nước trong chiến tranh đau thương
Niềm tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông “nước những người chưa bao giờ khuất”: những người con Việt cứ lớp này đến lớp khác đứng lên vì tự do dân tộc => Nhắc chúng ta nhớ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
- “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”: tiếng hồn của dân tộc “vọng nói về”, mỗi đếm trải suốt bốn nghìn năm.
- Hình ảnh của đất nước trong đau thương, tang tóc:
- Đối lập với hình ảnh thanh bình bên trên – hình ảnh dây thép gai
- Nghệ thuật nhân hóa: cảm giác đau thương, căm phẫn nghẹn ngào
- Hình ảnh “đêm dài hành quân” trở nên thi vị vì “nhớ mắt người yêu” =>Tình yêu đôi lứa hòa quyện cùng tình yêu đất nước, trở thành động lực phấn đấu cho Tổ quốc. Hình ảnh đất nước trong chiến tranh đầy đau khổ
- Nhưng đau khổ hơn khi tác giả diễn tả sự độc ác, tàn bạo của quân thù “Bát cơm … lột da”=> Hoàn cảnh ấy đã rèn giũa lên những người anh hùng.
- Sự tương phản giữa tội ác của giặc và sự đau thương, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta góp phần khẳng định phẩm chất anh hùng. Khẳng định chân lý: yêu hòa bình, lòng yêu nước của dân tộc.
- Tiếp theo, Nguyễn Đình Thi khẳng định lại tinh thần chiến đấu kiên dũng, anh hùng của người dân Việt Nam, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn.
d. Hình ảnh đất nước với khát vọng hướng tới tương lai
- Hình ảnh tương lai tươi sáng của dân tộc được xây đắp từ những đau thương
- Hình ảnh “trời đất mới”, “bát ngát ánh bình minh”: tượng trưng cho ngày mai tươi sáng của dân tộc
- Tác giả mượn hình ảnh “tức nước vỡ bờ” để miêu tả sự dữ dội của những con người đứng lên từ máu và nước mắt
- Kết bài thơ là “Nước Việt Nam … sáng lòa”: đây là hình ảnh so sánh đối chiếu tinh tế (bùn – sáng lòa): ngời lên ý chí và tinh thần của người Việt.
e. Kết luận chung:
- Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc lồng trong tinh thần yêu nước
- Lời thơ chứa chan niềm tự hào, tươi vui, tự hào truyền thống dân tộc.
- Mạch cảm xúc chuyển biến tinh tế, khi vui khi buồn
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Nêu ý kiến cá nhân
Dàn ý phân tích 7 câu đầu bài Đất nước
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước.
- Nội dung chính của bảy câu thơ đầu: Hồi tưởng về mùa thu trong quá khứ.
2. Thân bài
– Hai câu đầu:
- “mát trong”: không gian trong lành, tươi mát của mùa thu.
- “năm xưa”: gợi nhớ về quá khứ
- “gió thổi”: cơn gió mùa thu dịu nhẹ khẽ thổi.
- “hương cốm mới”: đặc sản của Hà Nội, một thức quà ngon lành, thơm ngát gìn giữ hương vị của trời thu.
=> Nét đẹp của mùa thu đất nước trong quá khứ.
– Ba câu tiếp:
- “nhớ”: sự hoài niệm từ trong tâm hồn
- “những ngày thu đã xa”: những ngày thu khi nhà thơ còn được ở giữa Hà Nội, đó là những ngày tháng đã qua.
- “chớm lạnh”: thời tiết se lạnh của mùa thu, gợi tả tinh tế, cảm nhận cái lạnh mơn man da thịt con người.
- “Những phố dài xao xác”: những con phố dài của Hà Nội đang trong mùa thay lá, xao xác những lá vàng bay trong gió lạnh.
=> Thiên nhiên mùa thu với niềm nuối tiếc về quá khứ một mùa thu độc lập.
– Hai câu cuối:
- “Người ra đi” Những người con Hà Nội, những chàng trai Hà Nội giã biệt qua hương ra đi vì chí lớn non sông.
- “đầu không ngoảnh lại”: thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá, bước đi không chút lưu luyến.
- Hình ảnh “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Đó là mùa thu còn ở lại phía sau, cũng chính là quê hương thân yêu cũng ở lại phía sau, chút lưu luyến còn lại trong thâm tâm chàng trai trẻ.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật so sánh, đồng hiện được sử dụng linh hoạt.
- Ngôn từ đầy biểu cảm, tinh tế….
3. Kết bài
Tình yêu quê hương của nhà thơ vô cùng sâu sắc thông qua bức tranh về mùa thu Hà Nội trong nỗi nhớ.
Xem thêm Phân tích 7 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Dàn ý phân tích khổ cuối bài Đất nước
1. Mở bài
Giới thiệu về Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước.
2. Thân bài
* Câu 1: “Súng nổ rung trời giận dữ”: Khái quát hóa trận chiến ác liệt, khí thế anh hùng của đất nước.
– “rung”: gợi tả âm thanh cũng như hình ảnh, đó là sự rung chuyển cả trời đất, chất chứa oán hận, căm thù biết bao năm, quân dân ta đã phản đáp lại bằng những tiếng súng cuồng nộ “giận dữ”/
– Không khí của chiến trường không chỉ được bao trùm bởi sự ác liệt, mà còn nằm ở khí thế của người chiến đấu, đem sự căm thù hóa thành tiếng súng giận dữ, hào hùng.
* Câu 2: “Người lên như nước vỡ bờ”
– Hình ảnh lớp lớp quân dân ta tiến vào chiến trường một cách rầm rộ.
– Mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh, khí thế của quân đội ta chỉ chực chờ đến giờ phút này mà tuôn trào mạnh mẽ, không cho phép bất kỳ kẻ nào chống lại sức mạnh ghê gớm sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên kỳ vĩ này.
* Câu 3 và 4: Cảm hứng lãng mạn luôn bao quanh chủ nghĩa hiện thực.
– Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam.
– Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, tượng đài Việt Nam sừng sững, uy nghi hiện ra từ trong máu lửa chiến tranh, kinh qua biết bao nhiêu cuộc chiến nhưng vẫn hùng dũng đứng thẳng, mạnh mẽ vươn mình, rũ sạch bùn đất của kiếp nô lệ lầm than suốt mấy mươi năm
– Thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.
3. Kết bài
Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cuối, bài thơ Đất nước.
Xem thêm Phân tích khổ cuối bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Dàn ý phân tích hình tượng đất nước trong hai bài thơ Đất nước
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.
- Giới thiệu về đối tượng cần phân tích: hình tượng đất nước trong hai bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.
II. Thân bài
1. Giống nhau
– Đều viết về đề tài đất nước.
– Thể hiện niềm tự hào sâu sắc, tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt.
– Giọng điệu thiết tha, sâu lắng
2. Khác nhau
a. Đất nước của Nguyễn Đình Thi
* Đất nước được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay:
Mùa thu xưa: mùa thu của Hà Nội với những con phố dài xao xác, không khí chớm lạnh…, sự ra đi của con người lặng lẽ nhưng đầy quyết tâm bảo vệ đất nước.
Mùa thu nay vui tươi hơn, đất nước được “thay áo mới” con người đã làm chủ đất nước, được tự do sung sướng.
=> Sự chuyển biển của đất nước chính là sự chuyển biến của mùa thu.
* Đất nước đau thương trong chiến tranh, vinh quang trong chiến thắng
– Đất nước chịu nhiều mất mát, đau thương: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt.
– Đất nước bất khuất anh hùng: Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
b. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
* Lý giải nguồn gốc, định nghĩa về Đất Nước.
* Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân:
– Chiều rộng địa lí:
- Không gian thân thương gắn với những kỉ niệm của tình yêu đôi lứa:
- Đất Nước là không gian sinh tồn của cộng đồng người Việt qua các thế hệ được tạo lập từ thuở sơ khai với truyền thuyết:
– Chiều dài của lịch sử
- Đất nước được làm nên bởi những con người bình dị vô danh nhưng lại hết sức lớn lao phi thường.
- Những con người vô danh ấy đã làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần truyền lại cho con cháu
– Chiều sâu văn hóa: Những truyền thống lâu đời như tục ăn trầu của bà, thói quen bới tóc của mẹ, say đắm và thủy chung trong tình yêu, biết quý trọng nghĩa tình, quyết liệt với kẻ thù.
III. Kết bài
Đánh giá hình tượng đất nước qua hai bài thơ trên.
Xem thêm Hình tượng đất nước trong hai bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu) Dàn ý Đất nước của Nguyễn Đình Thi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.