Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Cánh diều Ôn thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Cánh diều mang tới những dạng câu hỏi ôn tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo Đề cương học kì 2 môn Khoa học 4 Cánh diều.Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề cương học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Cánh diều

Câu 1: Kể tên những địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.

Trả lời:

Một số địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Thành nhà Hồ.

+ Cố đô Huế.

+ Phố cổ Hội An.

+ Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 2: Nêu một số biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Sinh học Sở GD&ĐT Quảng Trị

+ Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phi lao chắn cát, …

+ Xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tưới tiêu và chống lũ.

+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kĩ năng về phòng chống thiên tai.

+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Câu 3: Nêu một số hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung:

Trả lời:

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Sản xuất muối.

+ Du lịch biển.

+ Giao thông vận tải đường biển.

Câu 4: Mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Trả lời:

+ Vẻ đẹp của Cố đô Huế là sự kết hợp hài hoà giữa các công trình kiến trúc cổ kinh như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn, … với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự, …

Câu 5: Nêu một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.

Trả lời:

+ Sử dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích.

+ Hạn chế các phương tiện ra vào Đại Nội.

+ Trồng thêm cây xanh.

+ Tích cực quảng bá hình ảnh Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước.

Câu 6: Mô tả nét kiến trúc độc đáo của Chùa Cầu.

Trả lời:

+ Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An.

+ Là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.

Tham khảo thêm:   Thông tư 79/2005/TT-BNV Hướng dẫn chuyển xếp lương cân đối CBCNVC thay đổi công việc

Câu 7: Vì sao chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An?

Trả lời:

+ Vì: Di tích chùa Cầu chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa.

+ Chùa Cầu có kiến trúc rất độc đáo, có sự pha trộn giữa kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

Câu 8: Tây Nguyên tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.

Trả lời: Tây Nguyên tiếp giáp với: Lào, Cam-pu-chia; vùng Duyên hải miền Trung và vùng Nam Bộ.

Câu 9: Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

+ Ngăn chặn tình trạng phá rừng.

+ Khai thác rừng hợp lí.

+ Giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ.

Câu 10: Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên là: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng.

Câu 11: Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời: Một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là: cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.

+ Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Câu 12: Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ.

Trả lời:

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ là: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

Tham khảo thêm:   Free Fire: TOP kỹ năng bị động đáng chọn trong Squad Mode

Câu 13: Vì sao Nam Bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

Trả lời:

+ Vì: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

Câu 14: Kể các tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử.

Trả lời:

+Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn – Gia Định, Sài Gòn – Chợ Lớn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Cánh diều Ôn thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *