Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 11 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

Đề thi học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc mới đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 Kết nối tri thức.

Đề thi học kì 2 GDKT&PL 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.……..

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: GDKT&PL 11

Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

A. bảo vệ Tổ quốc.
B. đầu tư các dự án kinh tế.
C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội
D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
B. Cán bộ xã T không ghi tên vào anh B (18 tuổi) danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.
C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh H.
D. Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.

Câu 3: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
D. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

Câu 4: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. quản lí doanh nghiệp.
B. quản lí nhà nước.
C. tiếp cận việc làm.
D. lựa chọn ngành nghề.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 6: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

A. Anh Q.
B. Bà K.
C. Chị M.
D. Bà K và chị M.

Câu 7: Hành vi của ông S trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

A. Chính trị và xã hội.
B. Kinh tế và lao động.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 8: Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 9: Các tôn giáo bình đẳng về nghĩa vụ được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố K là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố K đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố.

Tham khảo thêm:   Công văn 1496/2013/BHXH-BC Sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu để lắp đặt hệ thống nước sạch tại các trường học

A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.
B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lí, giáo luật của tôn giáo mình.
C. Chính quyền thành phố K nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.
D. Chính quyền thành phố K có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Câu 10: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.
C. Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.
D. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

Câu 11: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12C, H được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên H đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo T (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình H và giải thích cho H hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. H cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Bạn H.
B. Thầy T.
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 12: Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.
B. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.
D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.

Câu 13: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
B. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
C. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
D. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận

A. dự án hợp tác đầu tư nước ngoài.
B. kế hoạch thử nghiệm vacxin.
C. thông tin do nhân chứng cung cấp.
D. quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.

Câu 15: Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

Câu 16: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 17: Bảo về Tổ quốc là

A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
B. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
D. nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang.

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

A. Bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ riêng của lực lượng công an.
C. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
D. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Câu 19: Đọc trường hợp sau và cho biết: anh X đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Xã M triển khai mô hình Tổ nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Anh X tự nguyện tham gia các hoạt động tuần tra, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó

A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng, sức khỏe.
B. hồ sơ tư pháp.
C. danh dự, nhân phẩm.
D. bí mật thư tín.

Tham khảo thêm:   Luật Trợ giúp pháp lý 2017 Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14

Câu 22: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị

A. bắt giữ khẩn cấp
B. xét xử lưu động.
C. tước bỏ nhân quyền.
D. xử lí theo pháp luật.

Câu 23: Anh A, anh B, anh C và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh C lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh C tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh B canh giữ. Ngày hôm sau, anh A đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh C bị giam, trong khi anh B đang ngủ. Anh A định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh C đã đề nghị anh A tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh A tổ chức đánh bạc nên anh A đã giải thoát cho anh C. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh C, anh X và anh Y.
B. Anh C và anh X.
C. Anh C và anh Y.
D. Anh C, anh X và anh B.

Câu 24: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A. Anh V và anh T.
B. Anh T và chị X.
C. Chị P, anh V và anh T.
D. Ông K, chị P và anh V.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự.
B. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.
C. Ai cũng có quyền bắt người nếu tình nghi người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
D. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có

A. công cụ để thực hiện tội phạm.
B. đối tượng tố cáo nặc danh.
C. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
D. quyết định điều động nhân sự.

Câu 27: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
B. ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
C. người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
D. gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

Câu 28: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Vợ chồng chị K, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị K cùng em trai là anh Q đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị K và anh Q đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh Q. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị K, anh V tìm cách vào nhà anh Q và giải cứu được chị P.

A. Chị K và anh Q.
B. Chị K, anh Q và anh V.
C. Anh N và anh V.
D. Anh Q, anh V và anh N.

Câu 29: Trong tình huống sau, nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

Câu 30: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng

A. bảo đảm an toàn và bí mật.
B. tiến hành sao kê và cất giữ.
C. thực hiện in ấn và phân loại.
D. chủ động thu thập và lưu trữ.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Đoạn văn kể về môn kéo co (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3 hay nhất

Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của việc vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

Câu 32: Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.
D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

Câu 33: Ông V viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Ông V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Thông cáo báo chí.

Câu 34: Công dân cần thể hiện trách nhiệm như thế nào khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

A. Luôn trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
B. Làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
D. Xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 35: Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được

A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
C. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
D. tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

Câu 36: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 37: Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A. Chị V và anh K.
B. Ông T và anh K.
C. Ông T và chị V.
D. Ông T, chị V, anh K.

Câu 38: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.
D. Học tập và thực hành giáo luật tôn giáo.

Câu 39: Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
B. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
C. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Câu 40: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A. Anh A và chị B.
B. Chị B và bà C.
C. Ông T, chị B và anh A.
D. Bà C, ông T và anh A.

Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 11

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-A

5-B

6-B

7-D

8-A

9-A

10-A

11-A

12-B

13-A

14-D

15-A

16-C

17-B

18-D

19-B

20-A

21-C

22-D

23-B

24-A

25-D

26-A

27-C

28-A

29-C

30-A

31-D

32-A

33-C

34-A

35-A

36-D

37-A

38-C

39-B

40-D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 11 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *