Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 11 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc mới đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 Kết nối tri thức.

Đề thi học kì 2 Sinh học 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.……..

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Sinh học Lớp 11

Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm

A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định.
B. Là vận động sinh trưởng của thực vật
C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích.
D. Luôn tránh xa tác nhân kích thích.

Câu 2: (NB) Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa

(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 3: (NB) Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể.
B. co toàn bộ cơ thể.
C. di chuyển đi chỗ khác.
D. co ở phần cơ thể bị kích thích.

Câu 4: (NB) Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là

A. Hệ thần kinh dạng lưới.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
C. Hệ thần kinh dạng ống.
D. Không so sánh được sự tiến hóa.

Câu 5: (TH) Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 6 (TH): Xét các đặc điểm sau:

(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể

(2) Rất bền vững và không thay đổi

(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện

(4) Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)

Câu 7 (TH): Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5)
B. (3) và (5)
C. (3) và (4)
D. (4) và (5)

Câu 8 (TH):Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 9 (NB): Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

A. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh đỉnh cây
C. Mô phân sinh lỏng
D. Mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 10 (NB): Cytokinin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành
B. lá, rễ
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
D. Thân, cành

Câu 11 (NB): Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do

A. Kích thước tế bào tăng lên
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
D. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 5 Bài 7: Thực hành soạn thảo văn bản Giải Tin học lớp 5 Kết nối tri thức trang 34, 35, 36

Câu 12 (TH): Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?

A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ

Câu 13 (NB): Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

A. các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
C. các mô trong cơ thể.
D. các cơ quan trong cơ thể.

Câu 14 (NB): Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hormone nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

A. Hormone sinh trưởng (GH)
B. Hormone insualin
C. Hormone glucagon
D. Hormone tiroxin

Câu 15 (TH): Vì sao vào thời kì dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí?

A. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone sinh trưởng.
B. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone estrogen (nữ) và testosterone (nam).
C. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone thyroxin.
D. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone testosterone (nữ) và estrogen (nam).

Câu 16 (TH): Ở giai đoạn trả em, hormone sinh trưởng tiết ra quá ít sẽ dẫn đến

A. Mất bản năng sinh dục.
B. Trở thành người khổng lồ.
C. Trở thành người bé nhỏ.
D. ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.

Câu 17 (NB): Sinh sản là

A. Quá trình tạo thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. Quá trình tạo thành cơ quan mới, đảm bảo sự phát triển của sinh vật.
C. Quá trình tạo thành tế bào mới, đảm bảo cho sự sinh trưởng của sinh vật.
D. Quá trình tạo thành cơ thể mới có đặc điểm di truyền giống hệt cơ thể cũ.

Câu 18 (NB): Sinh sản hữu tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.
C. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ bào tử.
D. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ một bộ phận của cơ thể như: củ, thân, rễ,…

Câu 19 (NB): Thụ phấn là quá trình

A. Vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy.
B. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
C. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy.
D. Hợp nhất giữa nhị và nhụy.

Câu 20 (NB): Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
C. đơn bội và hình thành cây đơn bội
D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

……………

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Tại sao mang thai ở tuổi vị thành niên đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi vị thành niên?

Câu 2: (VDC) Hãy giải thích tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?

………

Xem thêm đề thi trong file tải về

Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1. A

2.D

3. B

4. C

5. D

6. C

7. B

8. C

9. A

10. C

11. D

12. B

13. B

14. A

15. B

16. C

17. A

18. A

19. A

20. B

21. D

22. D

23.D

24. C

25. D

26. A

27.B

28. D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Tuổi vị thành niên đang là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Ở tuổi này, dưới tác dụng sinh lí của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lí, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục và sinh sản. Vì chưa hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lí nên việc mang thai ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

– Rèn luyện về kĩ năng sống

– Chăm sóc sứu khỏe thể chất và tâm lí

– Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

2đ

Câu 2

Nồng độ hormone testosterone cao dẫn đến gây ức chế tiết hormone GnRH, FSH và LH ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Hormone FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng nên khi ức chế tiết hormone FSH sẽ làm ức chế quá trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy, những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp có nguy cơ bị vô sinh.

Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 11

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng VC Cao

Tổng số câu

Điểm số

 

TN

TL

TN

TL TN TL TN TL

 

 

1. Cảm ứng ở sinh vật.

4

4

8

2

2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

5

3

1

8

1

4

3. Sinh sản ở sinh vật

7

5

1

12

1

4

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

Tham khảo thêm:   Kế hoạch 217/KH-BGDĐT Triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2019

TRƯỜNG THPT ………

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

0

8

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

Thông hiểu

– Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

2. Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

– Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

-Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

1

C1

Thông hiểu

– Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

Vận dụng

– Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

3. Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

– Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.

– Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.

– Mô tả được cấu tạo của synapse.

– Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.

– Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.

– Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.

– Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.

– Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác.

3

C2, 3, 4

Thông hiểu

– Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.

– Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).

– Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.

– Phân loại được phản xạ không điều kiện.

– Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa.

1

C5

Vận dụng

– Giải thích được cơ chế giảm đâu khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.

– Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất khích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.

– Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.

Vận dụng cao

4. Tập tính ở động vật

Nhận biết

– Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.

-Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

Thông hiểu

– Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.

– Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

3

C6, 7, 8

Vận dụng

– Giải thích được cơ chế học tập ở người

– Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.

– Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

8

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

– Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

-Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi thọ của vi sinh vật.

Thông hiểu

– Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

Vận dụng

– Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

– Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

– Nêu được khái niệm mô phân sinh.

– Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thú cấp ở thực vật.

– Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật.

3

C9, 10, 11

Thông hiểu

– Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

– Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.

– Phân biệt được các loại mô phân sinh.

-Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

-Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

1

C12

Vận dụng

– Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

Vận dụng cao

– Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

7. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhận biết

– Nêu được đặc điểm sinh trường và phát triển ở động vật.

– Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

– Trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

– Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

– Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.

2

C13, 14

Thông hiểu

– Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái

– Phân tích được ý nghĩa của phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.

– Phân tích được khả năng điều khiểu sinh trường và phát triển ở động vật.

2

C15,16

Vận dụng

– Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

-Vận dụng hiểu biết về hormone giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

– Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển động vật vào thực tiễn

– Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì trong bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

1

Câu 1

CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

1

12

8. Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

– Phát biểu đượ khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.

2

C17,18

Thông hiểu

– Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.

9. Sinh sản ở thực vật

Nhận biết

– Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

– Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

2

C19,20

Thông hiểu

– Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

– So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản cô tính ở thực vật.

– Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

2

C21, 22

10. Sinh sản ở động vật

Nhận biết

-Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

– Nêu được một số thành tự thụ tinh trong ống nghiệm.

-Trình bày được biện pháp tránh thai.

2

C23, 24

Thông hiểu

– Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

– Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

– Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật

2

C25, 26

Vận dụng

– Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Vận dụng cao

– Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

1

Câu 2

11. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

Nhận biết

– Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

1

C28

Thông hiểu

– Trình bày được mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh.

1

C27

Tham khảo thêm:   Tin học 11: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Tin học lớp 11 trang 84 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 11 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *