Soạn bài Lễ hội ở Nhật Bản giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 127, 128. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Lễ hội ở Nhật Bản – Tuần 34.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Lễ hội ở Nhật Bản của Bài 29 Chủ đề Vì một thế giới bình yên theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc tuần 34.
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 127, 128
Khởi động
Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản?
Trả lời:
Nhắc tới Nhật Bản thì em nghĩ ngay tới hình ảnh của đỉnh núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Ngọn núi này thực chất là núi lửa nhưng đã không có dấu hiệu phun trào cách đây hơn 100 năm. Núi Phú Sĩ hình tam giác, được ví như hình ảnh “cô gái đẹp” đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao nghệ sĩ. Ngoài ra còn có hoa anh đào. Xứ sở hoa anh đào chính là Nhật Bản. Hoa anh đào không nở quanh năm, chúng chỉ nở vào cuối đông, sang xuân. Cũng giống như hoa đào ở Việt Nam, hoa anh đào có nhiều giống khác nhau tùy vào tình hình khí hậu và được nuôi trồng tại các địa phương khác nhau tại Nhật Bản. Và một món ăn rất đặt biệt không thể không nhắc tới. Đó là sushi và sashimi.
Bài đọc
LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN
Lễ hội Hoa anh đào được xem là lễ hội lớn, lâu đời nhất tại Nhật Bản. Hằng năm, vào mùa xuân, hoa anh đào trên cả nước bắt đầu nở rộ. Mọi người ngồi dưới gốc anh đào ngắm hoa, cùng liên hoan, cùng hát hò, nhảy múa,… Đất nước Nhật Bản rất tự hào khi được mệnh danh “xứ sở hoa anh đào”.
Lễ hội Búp bê (ngày 03 tháng 3) là ngày để các gia đình Nhật Bản cầu may mắn và sức khoẻ cho các bé gái. Vào ngày này, người ta trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình. Họ quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi.
Tết Thiếu nhi (ngày 05 tháng 5) đã trở thành ngày nghỉ lễ toàn quốc của người dân Nhật Bản. Thực ra, tết Thiếu nhi chỉ dành cho các bé trai. Trên nóc nhà, mỗi gia đình thường treo đèn lồng cá chép, những dải cờ hình cá chép sặc sỡ, nhiều màu, thể hiện sức mạnh và ý chí kiên cường.
(Theo Bùi Văn Hoà)
Từ ngữ
– Búp bê Hi-na: búp bê dùng trong lễ hội, được làm bằng gỗ hoặc vải độn rơm có trang phục gồm nhiều lớp cầu kì.
– Bánh hi-si-mô-chi: bánh làm từ gạo nếp, dẻo thơm và rất mềm.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất?
Trả lời:
Ở Nhật Bản, lễ hội Hoa anh đào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất.
Câu 2: Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó?
Trả lời:
Có những hoạt động trong lễ hội Hoa anh đào là: Mọi người ngồi dưới gốc anh đào ngắm hoa, cùng liên hoan, cùng hát hò, nhảy múa,…
Câu 3: Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bản có những điểm gì khác nhau?
Trả lời:
Lễ hội Búp bê |
Tết Thiếu nhi |
|
Đối tượng |
Dành cho các bé gái. |
Dành cho các bé trai. |
Thời gian |
Được tổ chức vào ngày 3/3. |
Được tổ chức vào ngày 5/5. |
Ý nghĩa |
Cầu may và sức khỏe. |
Cầu sức mạnh và ý chí kiên cường. |
Các hoạt động |
– Trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình. – Quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi. |
Treo đèn lồng cá chép hoặc những dải cờ hình cá chép sặc sỡ nhiều màu. |
Câu 4: Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích nhất là lễ hội Hoa anh đào. Vì vào ngày lễ này sẽ được ngắm hoa anh đào nở rộ – đây là một trong những loài hoa biểu tượng của Nhật Bản. Ngoài ra còn được quây quần, liên hoan, hát hò, nhảy múa,.. cùng tất cả mọi người.
Câu 5: Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết nào dành cho trẻ em? Hãy kể lại một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Lễ hội ở Nhật Bản – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 29 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.