Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THPT Cuộc thi An toàn giao thông cho học sinh năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2022 – 2023 dành cho học sinh THPT đã chính thức phát động, cuộc thi diễn ra từ ngày 20/12/2022 – 10/01/2023. Với 10 câu hỏi trắc nghiệm, cùng 2 câu hỏi tự luận.

Nội dung thi trắc nghiệm cho học sinh THPT xoay quanh những kiến thức về An toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, còn tự luận là giải quyết các tình huống giao thông phù hợp với kiến thức, kỹ năng đã được học và phù hợp với độ tuổi học sinh. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT năm 2022 – 2023

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2017

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông
Năm học 2022 – 2023

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: …………………….Giới tính: ……………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……………..Tỉnh .…………..…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…………

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?

A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng.
D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.

Câu 2. Khi người lái xe ô tô dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây để không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông?

A. 0.25 m
B. 0.35 m
C. 0.40 m
D. 0.50 m

Câu 3. Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
D. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.

Tham khảo thêm:   Quyết định tặng Huy hiệu Đảng Mẫu 2-HHĐ theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW

Câu 4. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì trong các phương án sau đây?

A. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường.
B. Nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
C. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
D. Nhanh chóng tăng tốc độ, điều khiển xe vào khoảng trống trên đường nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu 5: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm để đảm bảo an toàn?

A. Chỉ bật đèn chiếu xa khi không nhìn rõ đường.
B. Chỉ được bật đèn chiếu gần.
C. Bật đèn chiếu xa khi đường vắng, bật đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều.
D. Có thể bật bất cứ đèn nào để đảm bảo có thể nhìn rõ phía trước.

Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Câu 7. Theo quy định hiện hành, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
B. Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định.
C. Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩmquyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
D. Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 9

Câu 8. Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về nội dung và sắp xếp các bước để điều khiển phương tiện qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông.

(1) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.
(2) Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau).
(3) Giảm tốc độ.
(4) Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

A. 1-2-3-4
B. 2-1-3-4
C. 3-2-1-4
D. 2-3-4-1

Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?

Câu 9

A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4

Câu 10: Vạch kẻ đường dưới đây có tác dụng gì? Đơn vị: mét

Câu 10

A. Dùng để chỉ dẫn khoảng cách đến vị trí nhập làn
B. Dùng để xác định khoảng cách giữa các phương tiện trên đường.
C. Báo hiệu người lái xe chỉ được phép đi thẳng.
D. Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?

Bài làm:

Điểm mạnh:

  • Phát động tháng an toàn giao thông vào đầu năm học nhằm kêu gọi các thầy cô giáo, các em học sinh chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề an toàn giao thông.
  • Dán banner, áp phích về an toàn giao thông tại các lớp giúp học sinh nâng cao ý thức về chấp hành an toàn giao thông.

Điểm yếu:

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, học sinh trong trường vẫn còn tồn động những điểm yếu kém như:

  • Không chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.
  • Lái xe không phù hợp với lứa tuổi.
  • Chưa đảm bảo đúng tốc độ.
  • Chưa có ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.
  • Vượt đèn đỏ
  • Gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
  • Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,…
Tham khảo thêm:   Nghị định 81/2015/NĐ-CP Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Để khắc phục những yếu điểm trên, nhà trường cần sát sao với các thầy cô giáo, cán bộ lớp và phối hợp với phụ huynh để tuyển truyền, giảng dạy để các bạn hiểu và dần dần nâng cao ý thức chấp hành giao thông.

Câu 2. Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Bài làm:

Để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, hằng năm trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích như:

  • Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông;
  • In banner, áp phích tuyên truyền về an toàn giao thông dán ở các lớp;
  • Tổ chức các buổi học ngoại khóa có sự tham gia của các chú CSGT;

Thông qua các hoạt động trên, em cảm thấy đây là những việc làm rất thiết thực giúp học sinh chúng em được tiếp cận tốt hơn với các quy định về Luật giao thông đường bộ. Khi tham gia cuộc thi về an toàn giao thông, học sinh có thêm cơ hội tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời đúng, từ đó giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra thường xuyên tiếp xúc với các banner, hình ảnh tuyên truyền về rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông sẽ giúp chúng em có ý thức hơn tham gia giao thông trên đường. Việc được giao lưu, học hỏi cùng với các chú cảnh sát giao thông khiến nội dung các buổi học trở nên trực quan và rất dễ hiểu giúp chúng em nhỡ lâu hơn. Em cảm thấy đây đều là các hoạt động rất bổ ích. Em mong muốn thầy cô và nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động hơn để chúng em được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THPT Cuộc thi An toàn giao thông cho học sinh năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *