Bạn đang xem bài viết ✅ Dàn ý nghị luận xã hội Dàn bài nghị luận xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý nghị luận xã hội là tư liệu cực kì hữu ích, gồm 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn tham khảo đối với các dạng bài văn nghị luận xã hội.

Viết bài văn nghị luận xã hội là dạng đề khá quen thuộc đối với học sinh tuy nhiên khi làm kiểu bài này học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì dạng văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức về đời sống xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó là có các kỹ năng phân tích, giải thích, bình luận chứng minh, sử dụng các luận điểm, dẫn chứng đời sống một cách linh hoạt. Vì vậy để có những kiến thức để làm bài văn nghị luận xã hội tốt, trước tiên các em cần biết các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp và cách triển khai dàn ý. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội, mở bài nghị luận xã hội.

I. Các dạng nghị luận xã hội thường gặp

Dạng 1: Dàn ý nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).

a. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.

b. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

  • Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
  • Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.

Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.

Tham khảo thêm:   Bài tập tiếng Anh 7 I-Learn Smart World Unit 4 Bài tập Unit 4: Community Services

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

  • Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó
  • Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.
  • Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

  • Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó
  • Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

c. Kết bài

  • Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận
  • Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

Dạng 2 Dàn ý nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống

Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, vấn đề mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như đồng cảm và chia sẻ, lối sống thờ ơ vô cảm, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường…)

a. Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra

b. Thân bài

Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh khái niệm trong hiện tượng đó.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội

  • Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ của xã hội đối với vấn đề đó.
  • Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên….để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.

c. Kết bài

  • Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
  • Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.

Dạng 3 Dàn ý bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm

Nghị luận về về một vấn đề trong tác phẩm là bàn bạc về một ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học.

Tham khảo thêm:   Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 10 bộ Cánh diều Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 10 năm 2022 - 2023

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề xã hội mà tác phẩm thể hiện
  • Mở ra hướng giải quyết vấn đề

b. Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận trong tác phẩm

Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm

  • Vấn đề đó là gì, thể hiện như thế nào trong tác phẩm
  • Rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc

Lưu ý: Tránh phân tích quá sâu vào tác phẩm vì đề bài là nghị luận về vấn đề xã hội.

Luận điểm 3: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh về vấn đề được rút ra, đồng thời khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Bài học rút ra từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: một về hành động và một về nhận thức.

c. Kết bài

  • Đánh giá khái quát, ngắn gọn vấn đề xã hội trong tác phẩm
  • Phát triển, liên tưởng và mở rộng vấn đề.

II: Một số đề và cách làm tham khảo

Đề 1: Em có suy nghĩ về đức tính kiên trì

I) Mở bài

– Kiên trì là một đức tính quan trọng của mỗi người dân Việt Nam

– Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách để đi tới thành công, đặc biệt là việc đẩy lùi kẻ thù xâm lăng, xây dựng và phát triển đất nước.

II) Thân bài

a. Khái niệm: Đức tính kiên trì là gì?

Kiên trì là đức tính thể hiện việc kiên nhẫn, quyết tâm đến cùng mà không bỏ cuộc.

b) Phân tích, chứng minh

– Có rất nhiều những tấm gương sáng thể hiện đức tính kiên trì và đạt được thành công.

+ Nhiều bạn học sinh kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình, tự xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Hay những bạn học sinh kiên trì học tập đã dành được các học bổng toàn phần từ các nước:Mỹ, Anh, Pháp, Úc…

+ Nguyễn Ngọc Kí: Người thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn kiên trì rèn luyện, viết chữ bằng chân và đã trở thành người thầy nổi tiếng của dân tộc Việt Nam

+ Nick: Một người đã bị mất cả hai tay hai chân, tưởng chừng như cả thế giới sụp đổ trước mắt anh nhưng anh đã kiên trì rèn luyện: có thể tự rèn luyện vệ sinh cá nhân, bơi, chơi các trò chơi thể thao vận động: tenis, bóng đá, trở thành nhà diễn thuyết và đem lại nguồn cảm hứng lớn nhất cho tất cả người dân trên thế giới.

Tham khảo thêm:   Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 109

+ Bác Hồ là một tấm gương có đức tính kiên trì mạnh mẽ, vì kiên trì mà Bác mới có thể tìm ra được con đường cứu nước được cho dân tộc Việt Nam.

– Nhưng bên cạnh đó vẫn có những người bỏ giữa chừng, làm việc hay bỏ cuộc, không cố gắng hết sức, làm việc hay nản (ví dụ cụ thể)

c. Bài học nhận thức và liên hệ bản thân

– Cần phải có đức tính kiên trì vì nó giúp cho chúng ta vượt qua được khó khăn, đạt được thành công

– Đức tính kiên trì là phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có

– Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì để tạo nên thói quen cho bản thân mình, xây dựng nên những kế hoạch học tập khoa học, bổ ích

III. Kết bài

– Khẳng định lại đức tính kiên trì

Đề 2: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện internet hiện nay?

I) Mở bài

– Trong xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển kéo theo đó là các vấn đề tiêu cực xảy ra như: ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, bệnh thành tích, rác thải… trong đó nghiện internet là hiện tượng được xã hội đáng quan tâm nhất.

II) Thân bài

1. Khái niệm: Nghiện internet là gì?

Là hành động mà con người dành quá nhiều thời gian cho internet mà không có mục tiêu chính xác, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tiền bạc, thời gian của chính mình.

2) Thực trạng

– Hiện nay hiện tượng nghiện internet diễn ra rất phổ biến nhất là lứa tuổi học đường cụ thể

+ Học sinh bỏ học để đi chơi game.

+ Học sinh không chú ý nghe giảng chỉ chú ý vào điện thoại

+ Lấy chộm tiền của bố mẹ để đi chơi game…

3. Hậu quả

– Ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập

– Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

– Tiêu tốn tiền của và thời gian

– Gây nghiện

4) Nguyên nhân

– Nguyên nhân khách quan: do cha mẹ không quan tâm tới con cái, thầy cô bạn bè không quan tâm các em, nhà trường ít chú trọng vào các hoạt động kĩ năng sống mà chỉ chú trọng vào lí thuyết, xã hội chưa có biện pháp giáo dục triệt để.

– Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân không làm chủ được chính mình không có lí tưởng sống, mục đích sống hướng tới phù hợp.

5) Biện pháp khắc phục (Dựa vào nguyên nhân để nêu biện pháp)

III. Kết bài: Dùng liên hệ bản thân để nêu kết bài.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý nghị luận xã hội Dàn bài nghị luận xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *