Bạn đang xem bài viết ✅ Kịch bản tiểu phẩm hội thi Dân vận khéo Tiểu phẩm dự thi Dân vận khéo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kịch bản tiểu phẩm hội thi Dân vận khéo gồm 2 mẫu, giúp các bạn tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để viết kịch bản chào hỏi, kịch bản tiểu phẩm cho hội thi Dân vận khéo năm 2023 của mình.

Cuộc thi Dân vận khéo năm 2023 là sân chơi bổ ích, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó, các bạn tham khảo thêm Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo”. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết:

Kịch bản màn chào hỏi dân vận khéo

Dân ca:

Đây cụm 4 đội ta

Có lời chào các đội tham gia

Đến thi tài múa hát, thơ ca

Hiểu thêm biết bao điều pháp luật, chủ trương, đường lối Đảng ta

Vui cùng vui với hội thi

Những mô hình, những cách làm hay

Khéo tuyên truyền, chung sức dựng xây

Đưa Hồ Xá quê mình vững mạnh đi lên thị trấn văn minh

Nói hoặc hát nói:

Chúng tôi khóm 9, 4, 3

Xin chào các đội tham gia thi tài

Thành viên có đủ gái trai

Trẻ già chung sức đua tài cùng nhau

Khóm 4 đơn vị dẫn đầu

Khóm phố văn hóa, bình bầu năm qua

Về miền nông nghiệp khóm 3

Có nhiều khởi sắc đang đà đi lên

Khóm 9 ở mạn phía trên

Kinh doanh, dịch vụ gắn liền nghề nông

Ba khóm đồng sức đồng lòng

Tích cực tập luyện, chờ mong từng ngày

Hôm nay hội tụ về đây

Chúng tôi xin được trình bày đôi câu

Hội thi tổ chức lần đầu

Tuyên truyền, vận động đến sâu từng nhà

Quê hương ngày một tiến xa

Nhờ dân vận khéo đó bà con ơi

Chị Thủy: Đội thi gồm có 5 người

Khóm trưởng khóm 9 vui tươi, chan hòa

Thu Thủy hiền dịu, nết na

Giỏi việc khóm, đảm việc nhà bao năm

Chị Xuyến: Không có phụ cấp vẫn làm

Dân vận cốt ở cái tâm thôi mà

Hội trưởng khuyến học khóm 3

Tôi đây Kim Xuyến mặn mà nét duyên

Cô Diệu: Còn tôi Huyền Diệu – giáo viên

Về hưu vận động, tuyên truyền nhân dân

Dẫu rằng chỉ có tinh thần

Tình làng nghĩa xóm, mến thân sum vầy

A Hải: Nam Hải nhiệt huyết, mê say

Công nhân viên chức tràn đầy tự tin

Coi việc khóm như việc mình

Nhân dân tín nhiệm, niềm tin vững bền

Anh Bắc: Họ Nguyễn, Duy Bắc là tên

Đội trưởng sản xuất, gắn liền nhà nông

Bà con tin tưởng, đồng lòng

Tôi luôn cố gắng, quyết không ngại gì

Toàn đội: Cùng về tham dự hội thi

Chào Ban tổ chức luôn vì việc chung

Giám khảo làm việc công tâm

Chọn đội xứng đáng vào vòng thi sau

Mục đích học hỏi, giao lưu

Thắng thua chẳng tính cùng nhau kết đoàn.

Nói:

Đội thi cụm 4 xin chúc quý vị đại biểu, Ban tổ chức, Ban giám khảo và toàn thể hội thi sức khỏe, hạnh phúc!

Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Kịch bản tiểu phẩm hội thi Dân vận khéo

Tên tiểu phẩm: Cảm ơn

Các vai diễn:

– Anh Tám:

– Chị Lan (vợ Tám):

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Sơ đồ tư duy & 22 bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

– Bé Mai (Con):

– Chị Hà (Cán bộ):

Chủ đề: Anh Tám là một trong những người dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách xã hội của nhà nước, chưa có ý thức tự mình vươn lên thoát nghèo. Được sự vận động của một cán bộ, anh đã hiểu ra và quyết tâm thoát nghèo.

Đạo cụ:

– Bàn ghế, ấm chén.

– 1 rađiô cũ.

– 1 tờ báo quảng ninh.

Nội dung tiểu phẩm:

Tám (hát từ trong sân khấu): Gió mùa thu, cha ru con ngủ. hãy ngủ ngủ đi con, con không ngủ, cha ngủ trước đây.

Tám (đi ra, làm động tác vươn vai): Mệt quá, khàn cả giọng mới ru được con bé ngủ. Mà nói thật chứ, trông con, cho con ngủ vất vả quá đi mất. Việc này nặng nhọc chỉ có cánh đàn ông làm được, chứ cánh đàn bà thì chỉ làm mấy việc nhẹ ở ngoài đồng thôi! Ơ, làm chén nước cho nó ngọt giọng.( Rót nước uống). À, mà hôm nay có chương trình phát thanh của đài truyền thanh, truyền hình Ba Chẽ. Bật đài nghe xem có gì hay không nào.( Làm động tác bật đài).

Tiếng phát thanh: Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình của đài …………Ba Chẽ, tiếp theo là chuyên mục xây dựng nông thôn mới. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi tiếp tục thông tin tới quý vị và các bạn các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí 10: Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh

Tiêu chí 11:………..

Tám: ( Vỗ vào rađiô). Ơ cái đài chết tiệt, lại hỏng. Được rồi, hôm nào ngon giấc, mơ đẹp ông làm 1 vé thì mua được mấy cái. Mà ngồi không thế này chán nhỉ! À, hôm trước thấy con vợ xin đâu được mấy tờ báo cũ, tìm lấy 1 tờ đọc cho nó phấn khởi, mà hình như nó để trong buồng. (vào lấy báo đi ra) Ái chà, báo Quảng Ninh cơ à. Nhưng toàn chữ thế này đọc chán chết, phải góp ý cho mấy tờ báo cho nhiều hình vào mới thích. Xem nào, gì thế này, Huyện Ba Chẽ quyết tâm xây dựng nông thôn mới. Để làm được điều đó rất cần người dân quyết tâm hơn nữa trong mọi lĩnh vực để hoàn thành các tiêu chí, đặc biệt là việc thoát nghèo.

Quái lạ, sao cái gì cũng nói đến nông thôn mới. Mà vừa nãy đài đang nói đến tiêu chí 11, tiêu chí 11 là gì nhỉ?

Lan( Đi vào, đuổi gà): Mấy con gà này, bà lại cho làm bạn với lá chanh bây giờ, ra ngoài sân nắng chơi cho nó mát! Mà ông ở nhà làm gì mà gà nó ngồi lên uống nước cùng cũng không thèm đuổi?

Tám: Thì tôi đọc báo, nghe đài, xem ti vi.

Lan: Hôm nay ông làm sao thế, dở rồi à. Trời ạ, rỗi thì ra vườn giúp tôi ngọn rau, ngọn cỏ. Vườn thì rộng, vất không nhiều tôi thấy tiếc lắm.

Tám: Tiếc gì, cứ để đấy, nó có chạy đi đâu mà sợ!

Lan: Nói như ông. À mà tôi có chuyện này muốn nói với ông!

Tám: Thôi, không cần nói tôi cũng biết rồi, lại cái chuyện thoát nghèo hả, còn lâu nhé!

Lan: (Giận dỗi) Tôi đúng là chịu ông, hôm qua đi họp tổ phụ nữ, trong tổ có mỗi mình là hộ nghèo, xấu hổ chết đi được. Xem ông với tôi này, sức dài, vai rộng, lại vẫn còn trẻ, con Mai cũng giúp đỡ bố mẹ được rồi, còn cái Bé nhờ ông bà trông. Thế mà vẫn nghèo. Xấu hổ, tôi xấu hổ lắm.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 26: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân Giải Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 65

Tám: Xấu xấu hổ hổ cái gì, bà không thấy à, nghèo sướng như tiên, nhà nước cho đủ thứ: Đi viện không mất tiền này, tiền điện phải trả ít này, tết lại còn được tiền sướng thế thì giàu làm gì?

Lan: Tôi không thèm nói chuyện với ông nữa.

Mai (đi học về): Con chào bố mẹ!

Lan: Đi học về hả con. Ngồi xuống đây!

Mai ngồi úp mặt xuống bàn.

Lan: Ơ con làm sao vậy. ở lớp có chuyện gì à?

Mai: Không có gì đâu mẹ ạ! Tôi con đi nấu cơm.

Lan: Con giấu mẹ sao được, có chuyện gì kể cho mẹ nghe đi!

Tám: Kìa, mẹ mày hỏi thì mày kể đi chứ!

Mai: Mẹ ơi, hôm nay ở lớp cô giáo thông báo thu học phí, cả lớp mỗi mình con được miễn giảm.

Tám: Thế thì tốt quá còn gì, phải vui mới phải, hay chốc nữa giết gà cả nhà mình ăn mừng.

Lan: Thế thì phải vui chứ con, sao con lại buồn.

Mai: Mẹ ơi, vì gia đình mình thuộc hộ nghèo nên được miễn học phí, nhưng con thấy nhà mình sao lại không thoát nghèo. Nhà các bạn cũng bằng này người như nhà mình sao lại không nghèo. Con thấy buồn vì nhà mình chưa thoát nghèo.

Lan: Ôi, con tôi.

Tám: Hai mẹ con mày vớ vớ vẩn vẩn, dẹp ngay cái chuyện này đi.

Có tiếng chó sủa

Lan: Mai, con ra xem ai đến nhà?

Mai đi ra và vào cùng Hà

Tám: Chào chị Hà, à quên chào chị cán bộ. Mời chị ngồi chơi.

Lan: Mơi chị uống nước. Chắc chị mới đi làm về ạ!

Hà: vâng, tôi vừa đi họp bàn về vấn đề nông thôn mới ở Uỷ ban, tiện đường ghé qua đây chơi.

Tám: Thật à, chứ không phải như các bác khác năm trước đến nói một hồi, ngó xung quanh nhà, sau đó cuối năm bảo gia đình tôi thoát nghèo. Tôi không chịu đâu.

Lan: Cái ông này, cái mồm.

Hà: Thực ra tôi chỉ sang đây thăm cô chú thôi, tiện báo cháu Lan mai lên nhà văn hóa khu sinh hoạt. Mà chú Tám này, tôi thấy gia đình mình có đủ điều kiện để đăng kí thoát nghèo, sao chú không đăng kí và phấn đấu thoát nghèo?

Lan Em cũng nói với chồng em rồi chị ạ, nhưng anh ấy không nghe.

Tám: Biết gì mà nói, chị ạ, chị xem nhà em thế này, có gì đâu mà thoát nghèo.

Hà: Chú Tám này, theo tiêu chí mới, Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng, tôi thấy mức thu nhập này không phải là khó đối với gia đình cô chú. Hơn nữa, gia đình ta có đủ điều kiện nhân lực, ruộng vườn để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tám: Không, tôi nhất quyết không đăng kí thoát nghèo đâu. Không đâu!

Lan Chị ơi, chồng em bảo nghèo sướng như tiên, nhà nước cho đủ thứ: Đi viện không mất tiền này, tiền điện phải trả ít này, tết lại còn được tiền sướng thế thì giàu làm gì?

Hà (cười nhẹ): Thực ra, không phải mình chú nghĩ vậy đâu, trước kia, rất nhiều người nghĩ vậy. Các chính sách của nhà nước cũng với mục đích cuối cùng là giúp ta thoát nghèo mà thôi. Chú nghĩ xem, nghèo có những tác hại gì: Nghèo ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trở ngại cho giáo dục, nghèo cũng là nguyên nhân gây một số tệ nạn xã hội. Hay như ở địa bàn huyện ta, vì nghèo mà dân ta phải phá rừng và đó là nguyên nhân gây nên cơn lũ lịch sử vài năm trước, thiệt hại bao nhiêu tiền của của nhà nước và nhân dân.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về bình đẳng giới ở Việt Nam (3 Mẫu) Viết về bình đẳng giới bằng tiếng Anh

Tám: Ơ, thế là tại nghèo à?

Mai: Đúng đấy bố ạ, cô giáo con cũng nói thế.

Lan: Đấy, anh có muốn con mình bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tham gia vào tệ nạn xã hội không?

Tám: Ơ không, không nhưng chị ơi làm thế nào để thoát nghèo, cứ đăng kí là được ạ?

Hà: Không chú ạ, đăng kí chỉ là để mình nỗ lực phấn đấu thôi. Muốn thoát nghèo, trước hết chúng ta phải loại bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách xã hội của nhà nước, có ý thức tự mình vươn lên thoát nghèo. Hơn nữa, nhà nước còn hỗ trợ các khoản vay vốn làm kinh tế hộ gia đình với các mô hình giúp thoát nghèo đang triển khai ở huyện ta như trồng Thanh Long, ba Kích, Kim Ngân, nuôi ngan đen và nhiều sự hỗ trợ khác nữa. Hay nếu muốn anh có thể được đi học tại trường mỏ Hồng Cẩm, khi ra trường sẽ có việc làm ngay, hoặc ngay bây giờ anh cũng có thể nộp hồ sơ xin đi làm tại công ty nến.

Tám: Thật à? Nhưng liệu có thoát nghèo không, nếu vẫn nghèo mà nó có tác hại như chị nói thì sợ lắm.

Lan: Chị ấy nói còn không tin.

Hà: Chắc chắn chú ạ, đấy thực sự là những cách thoát nghèo bền vững.

Tám: Bền vững à, ừ này( vẫy vợ) Sang đây tớ bảo.

Lan: Bảo gì?

Tám chỉ tay phía chị Hà

Lan: Em nghĩ chị ấy nói đúng anh ạ, gia đình mình phải thoát nghèo thì cuộc sống của vợ chồng con cái mới ấm no hạnh phúc.

Tám: Ừ mà hỏi chị ấy xem( nói thầm)

Lan: Chị ơi, chồng em hỏi đăng kí thoát nghèo và cần biết về các chương trình hỗ trợ, các mô hình, các cơ hội việc làm thì gặp ai ạ?

Hà: Cái đó cô chú yên tâm, chỉ cần lên cơ quan là tôi sẽ tư vấn trực tiếp hoặc nhờ người tư vấn trực tiếp cho cô chú.

Tám: Thế em ơi, mình định thoát nghèo theo cách nào?

Lan: Cái đó anh yên tâm, đêm nay vợ chồng mình sẽ bàn.

Hà: Thế nào, chú Tám, chú còn muốn nghèo nữa không?

Tám: Dạ gia đình em xin đăng kí thoát nghèo ạ!

Mai; Hoan hô bố, gia đình mình đăng kí thoát nghèo rồi.

Hà: Hoan hô gia đình anh chị, thôi tôi cũng phải về thôi. Có gì mai lên cơ quan gặp tôi nhé. Bác về đây.

Cả nhà chào

Mai: thoát nghèo thích lắm bố mẹ nhỉ?

Lan: đúng rồi con ạ, hiện nay chúng ta đang thực hiện xây dựng nông thôn mới, thoát nghèo cũng là một tiêu chí rất quan trọng.

Tám: Thật à!

Lan: vâng, đó là tiêu chí thứ 11 đấy ông tướng ạ.

Tám: Thảo nào, tại cái đài bị hỏng mà chị cán bộ nói có lí thật, đâu ra đấy, đúng là cán bộ. Mai mình sẽ lên gặp. Mà chết rồi mình ơi!

Lan: Sao vậy mình?

Tám: cả nhà mình quên chưa cảm ơn chị cán bộ. Thôi bây giờ cả nhà mình cùng cảm ơn chị ấy thật to: Cảm ơn chị cán bộ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kịch bản tiểu phẩm hội thi Dân vận khéo Tiểu phẩm dự thi Dân vận khéo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *