Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi (Dàn ý + 3 Mẫu) Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương gồm 3 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

TOP 3 mẫu phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm cảm nhận Nắng đã hanh rồi, mở bài Nắng đã hanh rồi.

Dàn ý phân tích Nắng đã hanh rồi

1. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ và tác giả.

– Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

2. Thân bài:

– Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

– Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người “em ở xa nhà”.

– Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ:

  • Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông được miêu tả qua các sự vật ở: trước sân nhà, trên mái nhà tranh, sau vườn và trên núi.
  • Tâm trạng nhớ thương, chờ mong của chủ thể trữ tình.

– Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

  • Xây dựng hình ảnh gần gũi.
  • Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Các biện pháp tu từ.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Phân tích bài Nắng đã hanh rồi – Mẫu 1

Khung cảnh thiên nhiên luôn là một đề tài khiến cho các tác giả có thêm cảm hứng trong văn thơ. Đây là một đề tài được cả các thi sĩ thời xưa và nay yêu thích. Trong dòng thơ hiện đại, nhà thơ Vũ Quần Phương đã tạo ra một bức tranh để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. Đó chính là tác phẩm Nắng đã hanh rồi, được trích từ tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian. Tác phẩm đã cho người đọc thấy được một bức tranh mùa đông tuyệt đẹp và vô cùng ấn tượng.

Hanh là một trạng thái của thời tiết những ngày giao mùa sang đông, vừa nắng vừa lạnh và còn rất khô. Đây được coi là khoảnh khắc chuyển biến thời tiết sang đông đặc trưng nhất. Và đặc biệt, loại thời tiết hanh khô này chỉ xuất hiện ở những tỉnh thành Bắc Bộ nước ta, là một điểm rất dễ nhận diện và con người cũng cảm nhận được nó. Thông qua hình ảnh những ngày nắng hanh, tác giả đã cho người đọc thấy được cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp và cả sự xuất hiện của nhân vật trữ tình trong khung cảnh đó.

Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm”

Khác biệt so với những vạt nắng ngày xuân, ngày hạ, nắng đông được tác giả ví như thực thể. Nó cũng mang một màu vàng nhạt, nhưng lại nhẹ nhàng như “phấn bay” chứ không mượt mà. Những giọt nắng ở đây làm người đọc liên tưởng đến những hạt tuyết cũng nhẹ nhàng lơ lửng giữa bầu trời, điểm xuyết trong cái se lạnh đầu đông. Sau thị giác, thính giác lại được tác giả sử dụng để lắng nghe những tiếng vọng từ thiên nhiên. Đàn sếu kêu lên, âm thanh ấy vọng vào như một hồi chuông báo hiệu. Những tầng mây cũng như sà xuống tận thấp, được tác giả sử dụng những từ gợi hình trở nên vô cùng đặc sắc. Bầu trời mùa đông không xanh và trong như ngày hè, nó mang theo sự u ám của những luồng khí lạnh đang lăm le tràn về. Kết đoạn, câu hỏi “Em ở xa nhà, em có hay” làm người đọc thổn thức. Giữa cảnh buồn man mác của ngày cuối thu, lòng người nặng trĩu.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 05/2011/QĐ-UBND; 38/2009/QĐ-UBND

Những đoạn tiếp theo, nối tiếp theo mạch cảm xúc về nhân vật em, tác giả miêu tả chi tiết hơn những khung cảnh gắn liền với hai nhân vật. Đó là mái tranh yên bình, sau là một khu vườn mọc đầy tre với mía. Xa xa hơn là những ngọn núi trồng thông, gắn liền với kỷ niệm của cả hai.

“Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa”

Vào một ngày cuối thu, bỗng dưng cảnh vật làm tác giả nhớ tới một người đã xa, theo đó là bao kí ức tràn về. Thời gian như được tua nhanh, giữa hai người chia xa lại là một khoảng cách thời gian không thể vượt qua được. Nhân vật “anh” như nhỏ bé và thật cô độc. Không còn ai bên cạnh, giữa khung cảnh thiên nhiên đầy đặc trưng và xinh đẹp ấy lại cô đơn đến lạ. Phải đợi bao lâu nữa, hai người mới có thể gặp lại nhau đây?

Tác giả sử dụng những điệp từ để nhấn mạnh sự trôi qua của dòng chảy thời gian. Những phép nghệ thuật như miêu tả, nhân hóa cũng được dùng nhiều trong quá trình tả cảnh, làm người đọc dễ liên tưởng đến bức tranh tác giả muốn vẽ ấy. Lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết làm cho người đọc cảm nhận rõ về một tình yêu tha thiết, vượt qua khó khăn về thời gian để tồn tại. Đó chính là chứng minh cho câu nói, khoảng cách và thời gian không thể làm mờ đi tình yêu.

Nắng đã hanh rồi cho người đọc thấy được một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của những ngày hanh đầu đông. Và nổi bật trên đó là hai nhân vật với tình yêu thắm thiết, dù chia xa nhưng lại không dừng.

Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi – Mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ viết về đề tài thiên nhiên vô cùng phong phú, một nhà thơ có hồn thơ trong sáng, giàu chất thơ có thể kể đến Vũ Quần Phương với bài thơ “Nắng đã hanh rồi” lấy trong tập “Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian” đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên trong mùa đông lạnh giá.

Ngày từ đầu bài thơ, “Nắng đã hanh rồi” đó là sự chuyển biến của mùa trong năm, mọi khung cảnh đang chuyển mình, vào thời kì nắng hanh, điều đặc trưng chỉ có ở miền Bắc được tác giả phác họa lên cảnh sắc tươi đẹp:

“Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm”

Ở khổ thơ này, tác giả đã cho thấy sự chuyển tiếp rõ ràng sang đông, đã không còn những ánh nắng của ngày hè chói chang, những phấn bay của đàn ong, cảnh sắc đặc biệt để mùa đông đến thật đẹp và bình yên. Tiếng kêu văng vẳng tiếng vọng của đàn sếu như báo hiệu tín hiệu đầu tiên của mùa đông sắp tới. Đâu đó con sông đang vơi dần đi những giọt nước, ốm yếu dần. Trước mắt tác giả đã hiện ra những mảng mới trước sân, “mây trắng về đông lắm”. Đông sang, bầu trời âm u hơn những đám mây trắng. Tất cả cảnh vật như được lấp đầy một màu đông sang, những cái nắng chói chang của mùa hè đã qua đi để lại những cảnh sắc thiên nhiên đó mà chuyển sang một mùa đông mới.

Mùa đông trong không gian bầu trời âm u với làn mây trắng như vậy, khung cảnh như hiện lên màu sắc mới, riêng biệt mà chỉ mùa đông mới có, tác giả nhắc đến chủ thể trữ tình “em” độc đáo trong bài thơ:

“Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá”

Nhân vật trữ tình “em” được tác giả khắc họa vô cùng độc đáo, thân quen của quê nhà, những mái nhà đơn sơ trong cái nắng hanh khi đông vừa về, tất cả đã hòa mình vào mùa đông. Tác giả sử dụng ngọn khói rất đỗi thân thương và tràn đầy bình yên của quê hương, những làn gió vấn vương, trải quanh căn nhà thân thương và tràn đầy ấm áp. Đâu đó, khu vườn với khung cảnh xôn xao của lá tre tạo nên âm thanh tràn đầy màu sắc thu hút chủ thể trữ tình.

Tham khảo thêm:   Công văn 11747/BQP-TM Quản lý tàu bay không người lái các phương tiện bay siêu nhẹ

Tình cảm của anh dành cho nhân vật trữ tình “em” được tác giả nói lên trong khổ thơ này:

“Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thì tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngã vào đâu nỗi nhớ mong”

Khổ thơ này, tác giả đã dùng hình ảnh anh – em song song để biểu thị ý nghĩa về mặt trời mọc mà còn để bộc lộ những cảm xúc khát khao, mong muốn được ở cạnh người em khi xa nhà. Trong rừng, tiếng thì thầm của cây thông nhỏ nhẹ ùa về, liệu em có nghe thấy những tiếng thì thầm đó và nhớ đến anh trong buổi chiều âm u và đầy tâm tư nơi anh. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em, với không gian rộng lớn như vậy, nhân vật trữ tình lại cảm thấy trống vắng, lẻ loi. Ánh nắng chiều tà ngả bóng hàng thông, bao nhớ nhung lùa về mà chỉ anh còn đứng một mình nơi đây đợi em, đợi người em yêu thương của anh. Nhà thơ đã gửi gắm biết bao tâm tư, tình tế khi mượn trạng thái của những sự vật xung quanh đầy thân thuộc và gần gũi với con người.

Thế rồi mùa đông sắp qua đi, xuân lại đến với bao hy vọng, niềm vui mới:

“Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa”

Đông qua, xuân đến, tác giả lại miêu tả thời khắc chuyển giao của mùa xuân, điệp từ “xuân sắp” có thể đây là thời điểm thích hợp để sum vầy, để anh em ta được ở bên nhau sau những ngày tháng xa cách. Có lẽ thời gian đã trôi quá chậm để đến thời điểm giao khắc đó. Ánh nắng ngoài kia vẫn đong đầy, nhẹ nhàng buông xuống từ trời cao đầy suy tư của nhân vật trữ tình.

Những lời thơ chan chứa cảm xúc ấm áp đã lay động trái tim bao độc giả yêu thơ, nhà thơ Vũ Quần Phương đã khắc họa những khung bậc và rung cảm trong tình yêu đầy chan chứa. Ngoài ra, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo, những lời thơ đầy tính truyền cảm kết hợp với hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, “mây trắng”, “nắng hanh” tạo nên một tổng thể thẩm mĩ đầy tinh tế và sáng tạo. Từ đó, ta cảm nhận được ở tác giả Vũ Quần Phương tình yêu quê hương, tình cảm chân thành trong tình yêu và gắn bó với cuộc sống hòa hợp vào thiên nhiên.

Phân tích Nắng đã hanh rồi – Mẫu 3

Bằng hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc, các tác phẩm của nhà thơ Vũ Quần Phương đều ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Trong đó, bài thơ “Nắng đã hanh rồi”, trích từ tập “Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian” với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã phác họa rõ nét bức tranh thiên nhiên mùa đông.

Nhan đề bài thơ gợi cho ta sự chuyển biến của tiết trời “Nắng đã hanh rồi”. Đất trời, vạn vật đang dần chuyển mình, bước vào thời điểm nắng hanh vừa nóng, vừa lạnh. Giây phút đắm mình trong thời tiết đặc trưng chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ đông đến, chủ thể trữ tình đã vẽ lên cảnh sắc:

“Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm”

Không còn là ánh nắng chói chang của ngày hè, vàng như mật ong của trời thu, nắng hanh mùa đông đến thật đặc biệt. Nó vẫn mang sắc vàng thường thấy nhưng lại giống “phấn bay”, nhẹ nhàng điểm xuyết trong tiết trời giá lạnh. Nhà thơ cũng thật tinh tế khi cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên bằng thính giác. Từng đàn sếu vọng lại tiếng kêu như nhắc nhở, báo hiệu đông về. Và ở ngoài kia, những con sông đầy ắp phù sa nay đã gày mòn, ốm yếu. Thu lại tầm nhìn, chủ thể trữ tình phát hiện khoảng sân trước mắt “mây trắng về đông lắm”. Bầu trời một màu ảm đạm, khoác lên mình sắc trắng của mây. Từ đây, không gian như được mở rộng, trở nên cao và xa. Đứng trước khung cảnh hiu hắt, u buồn, chủ thể trữ tình càng thêm khắc khoải nỗi suy tư “Em ở xa nhà, em có hay”. Câu thơ đồng thời là lời thắc mắc, hoài nghi của “anh” với tự lòng mình và người “em” xa nhà.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tiếng Anh về người giúp đỡ cộng đồng mà em yêu thích Nói về người giúp đỡ cộng đồng mà bạn yêu thích

Bức tranh thiên nhiên mùa đông tiếp tục được khơi gợi qua:

“Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá”

Chủ thể trữ tình tiếp tục gợi nhắc cho “em” về hình ảnh thân quen của quê nhà. Đó là những mái nhà tranh đơn sơ đang hòa mình trong cái nắng hanh trời đông. Đó còn là ngọn khói nhẹ nhàng vấn vương, quấn quýt quanh căn nhà thân thương. Khung cảnh sau vườn cũng trở nên sôi động nhờ tiếng xôn xao như lời thì thầm của lá “tre mía xôn xao lá”. Từ hình ảnh thú vị ấy, chủ thể trữ tình như muốn gửi gắm tới “em” tình cảm sâu nặng “Anh chẳng là cây cũng trĩu cành”. Lắng nghe, ngắm nhìn cảnh vật quanh mình, “anh” vẫn cảm thấy trống trải, đơn điệu về tâm hồn. Bởi thế, đến với khổ thơ thứ ba, “anh” đã có lời mời gọi:

“Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong”

Câu hỏi “Em có cùng anh lên núi không” không chỉ mang ý nghĩa mời mọc mà còn bộc lộ cảm xúc khát khao được ở gần người em xa nhà. Cảnh chiều tĩnh lặng, u hoài chất chứa bao tâm tư ở “anh”. Bên rừng thông, tiếng thầm thì nhỏ nhẹ vọng về, không biết “em” có nghe thấy không. m thanh quen thuộc của quê hương càng làm “anh” thêm da diết nỗi nhớ em. Đứng trước không gian rộng lớn của núi rừng ấy, chủ thể trữ tình lại cảm thấy thật lẻ loi, cô đơn. Nếu như nắng nhẹ nhàng buông xuống, ngả bóng vào cây thông rồi in xuống mặt đất thì “anh” vẫn một mình đứng đó. Giờ đây, trong anh là bao ngổn ngang cùng nỗi nhớ thương “em” sâu sắc nhưng chẳng biết ngả vào đâu. Có thể thấy, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi mượn trạng thái ở sự vật để gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của chủ thể trữ tình.

Đông qua, xuân tới, một năm sẽ đến với bao chờ mong tha thiết:

“Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa”

Điệp từ “xuân sắp” như muốn nhấn mạnh, khẳng định giây phút chuyển mùa từ đông sang xuân sắp tới gần. Phải chăng, đây cũng là lúc “anh” và “em” sum họp bên nhau? Nhưng thời gian có vẻ trôi lững thững quá. Ngoài kia, nắng vàng vẫn nhẹ nhàng buông xuống nhân gian như từng sợi tơ.

Với lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà thơ Vũ Quần Phương đã cho người đọc thấy được những rung cảm trong tình yêu, trong sự giao hòa cùng đất trời. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ như so sánh “nắng đã vàng hanh như phấn bay”, đảo ngữ “Vườn sau tre mía xôn xao lá” kết hợp cùng rất nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi “nắng lên khói ủ”, “mái tranh”, “mây trắng”, “nắng hanh” như tô đậm cảnh sắc bức tranh thiên nhiên mùa đông yên bình, êm ả.

Có thể thấy, khung cảnh thiên nhiên trong tiết trời mùa đông hiện lên thật chân thực qua bài thơ “Nắng đã hanh rồi”. Từ đây, ta cũng cảm nhận được những tình cảm chân thành của nhà thơ trong tình yêu, trong cuộc sống gắn bó, hòa hợp với tự nhiên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi (Dàn ý + 3 Mẫu) Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *