Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 64, 65, 66, 67 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 64, 65, 66, 67 thuộc chương 5 Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858).

Giải Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về bối cảnh lịch sử, nội dung cuộc cải cách và kết quả. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng đón đọc.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 9 CTST

Lập bảng tóm tắt nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ theo gợi ý:

Lĩnh vực

Nội dung

Kết quả

Ý nghĩa

Chính trị,

Hành chính

Quân sự

Kinh tế

Xã hội

Văn hoá,

Giáo dục

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mô đun 2 môn Âm nhạc Chương trình tập huấn giáo viên - GDPT 2018

Gợi ý đáp án

Lĩnh vực

Nội dung

Kết quả

Ý nghĩa

Chính trị,

Hành chính

– Sửa đổi chế độ hành chính.

– Ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.

– Dời đô về Tây Đô.

– Bộ máy hành chính được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

– Bước đầu xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặn chẽ.

Quân sự

– Tuyển chọn tướng lĩnh trẻ tuổi, có năng lực; thải hồi người yếu, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương.

– Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội

– Cải tiến vũ khí, xây dựng hệ thống phòng thủ.

– Lực lượng quân đội chính quy được tăng cường.

– Chế tạo được súng thần cơ và cổ lâu thuyền.

– Xây dựng thành Đa Bang, thành Tây Đô,…

– Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao.

Kinh tế

– Ban hành tiền giấy.

– Đặt phép hạn điền.

– Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

– Cải cách thuế đinh và tô ruộng.

– Tiền giấy được đưa vào sử dụng thay thế tiền đồng.

– Hạn chế sở hữu ruộng tư, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

– Thuế khóa nhẹ và công bằng hơn.

– Thúc đẩy kinh tế phát triển.

– Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.

Xã hội

– Ban hành phép hạn nô.

– Đặt Quảng tế để chữa bệnh cho dân.

– Chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô.

– Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc.

Văn hoá,

Giáo dục

– Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều.

– Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.

– Sửa đổi chế độ thi cử; mở trường học ở các lộ, phủ, châu,…

– Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước.

– Giáo dục và khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn.

– Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa – giáo dục.

– Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia môn Toán năm 2018 trường THPT Phan Chu Trinh, Đăk Lăk - Lần 2 Đề thi thử Toán THPT quốc gia 2018

Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 9 CTST

Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?

Gợi ý đáp án

Dân là gốc của nước, giữ nước trước hết là giữ dân, muốn giữ nước phải an dân, phải giữ được lòng dân… Bài học xương máu ấy xem ra không bao giờ cũ trong bất cứ triều đại nào, chế độ nào.

Triều nhà Hồ của cha con Hồ Quý Ly đã không thấm nhuần kỹ những điều ấy, nên chỉ tồn tại vỏn vẹn trong bảy năm, để mất nước vào tay giặc Minh.

Từ một quyền thần dưới nhà Trần, cho đến khi giành lấy vị trí quyền lực cao nhất của cả nước, Hồ Quý Ly – nhà cải cách táo bạo của thế kỷ 14 – đã làm tất cả để thực hiện những tư tưởng cải cách toàn diện của mình…

Nhìn vào những nỗ lực và biện pháp mà Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương đã thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, hành chính, an ninh quốc phòng đến kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, xã hội; cứ tưởng tham vọng cải cách ấy sẽ gặt hái được nhiều thành công, thịnh vượng cho đất nước, nào ngờ chỉ mau chóng thất bại. Tất cả chỉ vì thiếu đi sự hậu thuẫn của nhân dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 64, 65, 66, 67 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Đề thi thử đại học môn Văn năm 2017 có đáp án

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *