Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 141, 142, 143, 144,…, 150 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 Bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 141→150.

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 21 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, rồi so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.

Hoạt động hình thành kiến thức mới Sinh 11 Bài 21

Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật

Gợi ý đáp án

– Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều có giai đoạn diễn ra nhanh, có giai đoạn diễn ra chậm

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành cuộc phỏng vấn Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 146 sách Chân trời sáng tạo tập 1

– Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau

– Sinh trưởng đạt mức tối đa khi cơ thể trưởng thành tùy thuộc vào giống, loài động vật. Các loài khác nhau có tốc độ và giới hạn sinh trưởng khác nhau

– Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 21.2 và cho biết quá trình phát triển ở gà được chia thành những giai đoạn nào?

Gợi ý đáp án

Gà mẹ đẻ ra trứng – Giai đoạn phôi – Phát triển hợp tử, hậu phôi – gà con – gà trưởng thành

Câu hỏi 3: Quan sát Hình 21.3 và cho biết hình thái của vịt con mới nở có những điểm gì giống với vịt trưởng thành.

Gợi ý đáp án

Vịt con mới nở có hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự như ở con trưởng thành

Câu hỏi 4: Sự khác biệt giữa nòng nọc và ếch có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của ếch?

Gợi ý đáp án

Sự khác biệt giữa nòng nọc và ếch mang tính thích nghi để duy trì tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống

– Nòng nọc sống trong nước không có chi, có mang để hô hấp và đuôi để bơi

– Ếch sống trên cạn hô hấp bằng phổi và da, có bốn chi để di chuyển

Tham khảo thêm:   Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Soạn Địa 12 trang 17

Giải Luyện tập Sinh 11 Bài 21

Câu hỏi: Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống như thế nào để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi?

Gợi ý đáp án

Phụ nữ mang thai được khuyên nên uống viên sắt hàng ngày, liều 27 mg. Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc đỏ, thịt gà, vịt, cá, đậu đỗ phơi khô, ngũ cốc được tăng cường sắt, nước quả mận. Để hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn, hãy kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua.

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Liệt kê những biện pháp có thể thực hiện được để cải tạo chuồng trại tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một loài vật nuôi ở gia đình em

Gợi ý đáp án

Ví dụ: Nuôi gà

– Nhiệt độ chuồng:

+ Tuần 1: Nhiệt độ thích hợp cho gà từ 33-35oC.

+ Tuần 2: Nhiệt độ trong chuồng nuôi gà duy trì ở mức 31-33oC.

+ Từ tuần 3-8: Mỗi tuần giảm 2-3oC (tùy thuộc thời tiết bên ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào khoảng 15-20oC là tốt nhất.

– Ánh sáng: Gà hậu bị sau 14 ngày không được chiếu sáng quá 10h/ngày. Còn gà để, thời gian chiếu sáng phù hợp nhất là 16h/ngày. Ánh sáng phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi với các đèn chiếu cùng loại công suất nhằm tránh gà con thường tụm lại ở những vị trí có ánh sáng mạnh.

Tham khảo thêm:   Idle Huntress: Cách có pha lê, ticket, code trong Idle Huntress

– Mật độ chuồng:

+ Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3-4 con/m2

+ Nuôi trên lớp độn chuồng: 3-4 con/m2 ( thông khí nhân tạo)

+ Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5-7 con/m2

+ Nuôi trên sàn gỗ: 5-7 con/m2

Giải Vận dụng Sinh 11 Bài 21

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: “Giai đoạn sâu bướm trong vòng đời của sâu bướm phá hoại mùa màng mạnh nhất nên chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhằm giảm chi phí sản xuất”. Em có đồng ý với ý kiến này hay không? Giải thích?

Gợi ý đáp án

Em không đồng ý với ý kiến này. Vì:

– Bướm không phá hoại mùa màng nhưng lại sinh ra sâu non

– Sâu non có tốc độ phá hoại ghê gớm vì chúng cần tích lũy năng lượng cho giai đoạn sau

– Mỗi con bướm có thể sinh ra rất nhiều sâu non

– Tiêu diệt bướm để giảm số lượng sâu nở ở thời gian tiếp theo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 141, 142, 143, 144,…, 150 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *