Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 HĐTN, HN 8 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm 2 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 2 Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 2 đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 – Đề 1

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8

UBND TP …..

TRƯỜNG THCS ……………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: HĐTNHN 8 CTST

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng nhất .

Câu 1. Hoạt động nào dưới đây là không phải là hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?

A. Phá hoại bản sắc văn hóa
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
C. Phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường

Câu 2. Các việc làm em có thể tham gia để phát triển cộng đồng ở địa phương?

A. Tham gia câu lạc bộ giữ gìn chữ viết, tiếng nói của dân tộc
B. Tham gia câu lạc bộ gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương
C. Hưởng ứng và tham gia phong trào Tết trồng cây
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Đâu không phải là cách chia sẻ khó khăn khi em gặp người hỗ trợ?

A. Trình bày khó khăn khi mà em gặp phải
B. Không nói hết ra suy nghĩ của bản thân
C. Lắng nghe ý kiến tư vấn, hỗ trợ
D. Nói rõ những điều em mong muốn

Câu 4. Đâu không phải là cách thuyết phục các thành viên trong gia đình ?

A. Không đưa ra được các dẫn chứng thuyết phục cho luận điểm của mình
B. Khẳng định phương án của mình hợp lí và mong muốn được thực hiện
C. Chỉ ra những điểm tương đồng trong ý kiến của hai bên
D. Đáp án khác

Câu 5. Trong gia đình, các thành viên cần?

A. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau
B. Cần dùng lí lẽ, lập luận phù hợp để thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6. Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông.

A. Vui vẻ mua thuốc cho ông
B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ
C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu
D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua

Câu 7. Cho tình huống: Mẹ đi công tác một tuần và dặn P ở nhà thay mẹ chăm sóc gia đình, P nên làm gì để mẹ yên tâm công tác?

A. Ngoan ngoãn với bố và ông bà
B. Chủ động làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất Đối với người được cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất

Câu 8. Trong học tập, em có thể làm gì để người thân hài lòng?

A.Hoàn thành các nhiệm vụ học tập
B. Kết quả học tập tốt
C. Chăm học
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9. Trong sinh hoạt gia đình, em nên?

A. Trốn tránh các việc cần thực hiện
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện các công việc gia đình
C. Thực hiện các công việc theo sở thích
D. Đáp án khác

Câu 10. Em có thể làm gì để thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

A. Sử dụng điện tiết kiệm
B. Khi dùng nước xong tắt nước
C. Không tiêu dùng hoang phí vào những việc linh tinh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11. Đâu không phải là cách để bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?

A. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
B. Phá hoại danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương
C. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
D. Thực hiện quy định về bảo tồn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu 12: Em nên lựa chọn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên?

A.Có giá trị nổi bật về văn hóa, du lịch
B. Mang lại giá trị về kinh tế cho địa phương
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13. (1.5 điểm) Chia sẻ khó khăn em gặp phải trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương và cách em tìm kiếm sự hỗ trợ.

Câu 14. (1.5 điểm) Nêu biểu hiện của cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

Câu 15. (2 điểm) Cho tình huống sau:

Hưng rất thích chơi bóng rổ và muốn tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường nhưng bố mẹ không đồng ý với lí do gần cuối cấp rồi, nên tập trung vào việc học để năm sau thi chuyển cấp. Sau khi lắng nghe, Hưng lễ phép nói: “Con cảm ơn bố mẹ đã quan tâm và lo lắng cho việc học của con. Nhưng con nghĩ việc tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường sẽ giúp ích cho con về nhiều mặt: Con được giao lưu và học hỏi với các bạn trong câu lạc bộ, rèn được tính kiên trì, cố gắng đạt được mục tiêu, sức khỏe dẻo dai hơn. Hơn nữa, đây cũng là môn thể thao con thích, nếu được tham gia thì tâm trạng con cũng sẽ phấn chấn hơn, vì thế học tập tốt hơn”

a. Em có suy nghĩ gì về cách thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống trên.

b. Nêu cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình?

Câu 16. (2 điểm)

a. Chia sẻ những tình huống/ câu chuyện thể hiện sự hài lòng của người thân trong gia đình về việc làm, lời nói của em.

b. Nêu những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

1.2 Đáp án đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 8 giữa kì 2

I. Trắc nghiệm(3,0đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Ðáp án

A

D

B

A

C

A

C

D

B

D

B

D

II. Tự luận (7,0đ)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

13

(1.5 đ)

– Khó khăn:

+ Vân động người dân tham gia

+ Thuyết phục người thân cùng tham gia, và nhờ học giúp đỡ.

+ Thời gian dành cho các hoạt động khác bị ít đi

– Cách thức tìm kiếm:

+ Nhận diện vấn đề gặp phải và những khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề đó

+ Xác định người có thể trợ giúp

+ Chia sẻ khó khăn.
+……………………….

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

14

(1.5 đ)

Biểu hiện:

+ Lập ngân sách chi tiêu cho gia đình

+ Chỉ mua những đồ dùng thật cần thiết

+ Không để đồ ăn thừa

+ Tắt điện nước khi không sử dụng.

+ Nuôi lợn đất tiết kiệm

+ Không mua quá nhiều ăn vặt

+ Không bỏ sách cũ mà để tặng các bạn nghèo.

+ Tái sử dụng triệt để

+………………

0.25đ /1 ý

15

(2 đ)

a. Hưng luôn lễ phép với bố mẹ kể cả khi bố mẹ không đồng ý cho bạn tham gia câu lạc bộ, sau đó bạn đã giải thích cho họ những lợi ích của nó và cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học và bạn đã thuyết phục được bố mẹ.

b.

– Lắng nghe ý kiến của người thân

– Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu

– Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân

– Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

0.25đ /1 ý

15

(2 đ)

a. Kể lại được tình huống hoặc câu chuện của bản thân

0.5 đ

b. Những việc làm, lời nói để người thân hài lòng:

+ Trong học tập: hoàn thành các bài tập, chăm học,..

+ Trong giao tiếp: lẽ phép, ngoan,..

+ Trong sinh hoạt gia đình: Chăm phụ giúp gia đình, quan tâm, chia sẻ,..

0.5

0.5

0.5

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 - 2025

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 – Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 2 môn HĐTN 8

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Khi thực hiện hoạt động thiện nguyện ở địa phương, em cần lưu ý điều gì?

A. Chỉ tập trung vào các gia đình có công với địa phương, đất nước.
B. Tổ chức tự phát, không cần xin phép chính quyền địa phương hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền hạn.
C. Đối xử công bằng với tất cả các đối tượng được thụ hưởng trong hoạt động thiện nguyện.
D. Chỉ nên quyên góp tiền, không nên hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng hiện vật.

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải là một biện pháp được sử dụng để phòng tránh thiên tai?

A. Chủ động nâng cấp nhà cửa, công trình đảm bảo an toàn khi có thiên tai.
B. Trú tránh dưới gốc cây, cột điện.
C. Sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas.
D. Ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, nên ngồi gần cửa sổ và cửa ra vào.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là một danh lam thắng cảnh của địa phương?

Hình 1: Vịnh Hạ Long
Hình 2: Hồ Gươm
Hình 3: Quần thể di tích Cố đô Huế
Hình 4: Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Câu 4 (0,5 điểm). Khi thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương, em cần:

A. Tập hợp và phân loại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau.
B. Không cần thiết ghi rõ nguồn cung cấp thông tin về thiên tai nếu như không tìm được.
C. Sưu tầm đủ các loại tài liệu hình ảnh, video, số liệu thống kê,…cho mỗi báo cáo.
D. Liệt kê các loại tài liệu sử dụng để viết báo cáo. Tuy nhiên, không cần thiết gắn trích dẫn trong bài báo cáo với tài liệu tham khảo.

Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện giúp chúng ta điều gì?

A. Lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
B. Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hoạt động thiện nguyện.
C. Có được sự biết ơn từ các nhân vật được hỗ trợ.
D. Thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng và xã hội.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là một hoạt động phát triển cộng đồng?

A. Xây dựng khu dân cư xanh – sạch – đẹp.
B. Giúp đỡ người già neo đơn ở địa phương.
C. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ.
D. Giúp đỡ các thành viên trong gia đình làm việc nhà sau giờ học.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương?

A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xây dựng nếp sống văn minh.
C. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
D. Tham gia các hoạt động tuyên truyền đời sống mới văn minh, hiện đại.

Câu 8 (0,5 điểm). Theo em, truyền thông về phòng chống thiên tai có ý nghĩa gì?

A. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
B. Là trách nhiệm của của chính quyền địa phương.
C. Là trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
D. Hạn chế việc xây dựng những công trình mới.

Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm Im lặng là vàng Những bài văn hay lớp 10

A. Thực hiện Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”.
B. Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương.
C. Ghi lại các cảnh tượng thiên tai và thiệt hại tại các địa phương.
D. Xử phát những hành vi không ứng phó và gây mất an toàn khi có thiên tai.

Câu 10 (0,5 điểm). Có bao nhiêu mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương?

A. 3
B. 4
C. 5
D. Tùy từng loại thiên tai.

Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?

A. Mỗi cá nhân cần tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
B. Cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề để các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương được tiến hành một cách có hiệu quả.
C. Chúng ta cần lựa chọn những việc làm phù hợp với bản thân để góp phần phát triển cộng đồng.
D. Ưu tiên các đối tượng, gia đình thân quen được thụ hưởng trong các hoạt động thiện nguyện.

Câu 12 (0,5 điểm). Đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt, là loại hình thiên tai gì?

A. Áp thấp nhiệt đới.
B. Dông, lốc.
C. Sạt lở đất, đá.
D. Xâm nhập mặn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lamn thắng cảnh ở địa phương em theo gợi ý sau:

– Học sinh trung học cơ sở: ……………………………………………………

– Người dân địa phương: ………………………………………………………..

2.2 Ma trận đề thi giữa kì 2 HĐTN 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng

2

3

1

1

6

1

4,0

Chủ đề 7:

Truyền thông phòng tránh thiên tai

2

3

1

1

6

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

6

2

1

1

12

2

14

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng

Nhận biết

– Nêu được lưu ý khi thực hiện hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

– Nhận biết được hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

2

C1, C7

Thông hiểu

– Nêu được ý nghĩa của việc tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.

– Tìm được câu không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng.

– Tìm được câu không đúng về một hoạt động phát triển cộng đồng.

3

C5, C6, C11

Vận dụng

Gọi được tên một danh lam thắng cảnh của địa phương.

1

C3

Vận dụng cao

Truyền thông phòng tránh thiên tai

Nhận biết

– Xác định được việc cần làm khi thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương.

– Xác định được các mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

2

C4, C10

Thông hiểu

– Xác định được biện pháp không đúng khi phòng tránh thiên tai.

– Gọi được đúng tên loại hình thiên tai.

– Nêu được ý nghĩa của việc truyền thông phòng chống thiên tai.

3

C2, C8, C12

Vận dụng

– Nhận biết được một hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.

– Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi khi gặp thiên tai theo mẫu.

1

1

C9

C1 (TL)

Vận dụng cao

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 HĐTN, HN 8 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *