Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới Soạn Địa 10 trang 76 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19 trang 76, 77, 78, 79 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Dân số và sự phát triển dân số thế giới thuộc Chương 8 Địa lí dân cư.

Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19 Dân số và sự phát triển dân số thế giới sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 76, 77, 78, 79 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hình thành kiến thức mới Địa lí 10 Bài 19

I. Dân số thế giới

Câu hỏi trang 76 Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi dân số thế giới theo không gian và thời gian.

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở Sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá - Văn mẫu lớp 5 CTST

– Theo thời gian

+ Dân số thế giới tăng lên theo thời gian.

+ Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.

+ Tỉ trọng dân số châu Phi và châu Đại Dương tăng, các châu lục khác giảm.

– Theo không gian

+ Dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.

+ Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất (59,5%), tiếp đến là châu Phi (17,2%), châu Mĩ,…

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới chiếm 36,17%.

Câu hỏi trang 77 Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét tình hình phát triển dân số thế giới giai đoạn 1804 – 2020, xu hướng phát triển dân số thế giới giai đoạn 2010 – 2037.

Gợi ý đáp án

– Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số trên thế giới không ngừng tăng, đặc biệt từ khoảng giữa thế kỉ XX dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân số”.

– Dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thế kỉ XXI, nhưng với tốc độ chậm hơn so với thời gian trước. Dự báo số dân thế giới sẽ đạt khoảng 9 tỉ người vào năm 2037.

II. Gia tăng dân số

Câu hỏi trang 77 Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

– Trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế. Lấy ví dụ minh hoạ.

Gợi ý đáp án

– Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

+ Gia tăng dân số tự nhiên: Là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Động lực của phát triển dân số, dân số tăng hay giảm phụ thuộc vào gia tăng dân số tự nhiên (sinh đẻ và tử vong).

Tham khảo thêm:   Mẫu danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế Mẫu D04d-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

+ Gia tăng dân số cơ học: Gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Không làm thay đổi số dân trên toàn thế giới nhưng đối với từng quốc gia, khu vực thì nó có thể làm thay đổi số dân và tác động quan trọng đến phát triển kinh tế – xã hội.

– Gia tăng dân số thực tế

+ Khái niệm: Gia tăng dân số thực tế được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất tăng dân số tự nhiên và tỉ suất tăng dân số cơ học (tính bằng %).

+ Ví dụ: Ở Việt Nam, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,1% và tỉ suất gia tăng cơ học là 1,2% thì gia tăng dân số thực tế ở Việt Nam là 2,3%.

Giải Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 19 trang 79

Luyện tập 1

Em hãy giải thích vì sao tỉ suất tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

Gợi ý đáp án

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô -> Dân số trên thế giới tăng hay giảm là phụ thuộc vào sinh đẻ và tử vong, nếu sinh > tử thì dân số tăng nhiều; sinh < tử thì dân số giảm -> Tỉ suất tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 Soạn SGK Sử 12 trang 90

Luyện tập 2

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ăng-gô-la, I-ta-li-a, Xin-ga-po, năm 2020 và rút ra nhận xét

Ăng-gô-la

I-ta-li-a

Sing-ga

Tỉ suất sinh thô (%)

44

7

9

Tỉ suất tử thô (%)

9

11

5

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên

Gợi ý đáp án

– Tính toán

+ Công thức: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô : 10 (%).

+ Áp dụng công thức, tính được bảng dưới đây

Ăng-gô-la

I-ta-li-a

Sing-ga

Tỉ suất sinh thô (%)

44

7

9

Tỉ suất tử thô (%)

9

11

5

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên

3.5

-0.4

0.4

– Nhận xét

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các quốc gia.

+ Ăng-gô-la có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất (3,5%), Xin-ga-po (0,4%) và I-ta-li-a (-0,4%).

-> Các nước phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, có thể dưới 0. Các nước kém phát triển, đang phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.

Vận dụng

Em hãy sưu tầm các thông tin, số liệu về tình hình phát triển dân số và tác động của quá trình này tại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới Soạn Địa 10 trang 76 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *