Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về lòng vị tha (3 mẫu) Nghị luận xã hội về lòng vị tha ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về lòng vị tha gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận lòng vị tha thật hay.

Vị tha là biết quan tâm, chia sẻ tới người khác, không ích kỷ, chỉ nghĩ về bản thân. Lòng vị tha là đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện để có được. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý nghị luận về lòng vị tha – Mẫu 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: quan niệm về lòng vị tha.
  • Nêu sự cần thiết, tầm quan trọng khi bàn luận về vấn đề.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích lòng vị tha là gì ?

  • Vị tha có nghĩa là biết quan tâm, chia sẻ tới người khác, không ích kỷ, chỉ nghĩ về bản thân.
  • Lòng vị tha là đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện để bồi dưỡng tấm lòng nhân hậu của bản thân.

* Luận điểm 2: Những biểu hiện của lòng vị tha.

– Trong cuộc sống và công việc hàng ngày:

  • Người có lòng vị tha sẽ luôn đặt mục tiêu chung của tập thể lên trước lợi ích bản thân và cố gắng thực hiện công việc vì tất cả mọi người.
  • Họ chủ động hỏi thăm tình hình và sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những người cần giúp đỡ.

– Trong mối quan hệ với mọi người:

  • Luôn sống hòa nhã, thân thiện và vui vẻ.
  • Họ biết suy xét và cảm thông, dễ dàng tha thứ những lỗi lầm mà không bắt bẻ hay gây khó dễ với mọi người.

* Luận điểm 3: Ý nghĩa của lòng vị tha

– Đối với bản thân mỗi người:

  • Chúng ta biết sống thương yêu, quan tâm và san sẻ, biết cho đi nhiều hơn.
  • Bản thân mỗi chúng ta trở nên hoàn thiện hơn về nhân cách.

– Đối với những người xung quanh (xã hội):

  • Lòng vị tha còn có thể cảm hóa những người quanh ta, giúp họ tìm được niềm tin vào bản thân và cuộc sống.
  • Xã hội, cộng đồng được bồi đắp, xây dựng bởi lòng vị tha sẽ trở nên văn minh và bình đẳng hơn.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả quang cảnh trường em trước buổi học (9 mẫu) Lập dàn ý trường em trước buổi học lớp 5

* Luận điểm 4: Phản đề

  • Nhiều người chỉ biết sống ích kỷ mà lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của người khác.
  • Họ sống ích kỉ vì mưu cầu lợi ích của cá nhân, vô cảm trước đau khổ của đồng loại.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề.
  • Liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về lòng vị tha – Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng vị tha.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Vị tha là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có.

b. Phân tích

– Biểu hiện của người có lòng vị tha:

  • Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
  • Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại.

– Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:

  • Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
  • Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
  • Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng vị tha, bao dung để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng vị tha, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về lòng vị tha – Mẫu 3

I. Mở bài

– Gợi mở về vấn đề vị tha.

Ví dụ: để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 576/QĐ-BXD Công bố thủ tục hành chính mới ban hành giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây Dựng

II. Thân bài

1. Vị tha là gì?

  • Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
  • Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2. Những biểu hiện của lòng vị tha

a. Trong công việc

  • Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
  • Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
  • Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.

b. Trong quan hệ với mọi người

  • Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
  • Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
  • Người có lòng vị tha dễ thông cảm tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
  • Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

3. Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống

a. Đối với bản thân

  • Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình cho tâm hồn.
  • Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
  • Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Review 3 Review 3 trang 72, 73 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

b. Đối với xã hội

  • Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
  • Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời, Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lý, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.
  • Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

4. Phê phán

  • Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm, Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.
  • Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.
  • Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng.

5. Bài học nhận thức

  • Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.
  • Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.

III. Kết bài

Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được, cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lý.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về lòng vị tha (3 mẫu) Nghị luận xã hội về lòng vị tha của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *