Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người Dàn ý & 4 bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 bài Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người hay nhất của các bạn học sinh giỏi, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò của lao động trong cuộc sống.

Vai trò của lao động

Lao động chính là những hoạt động, làm việc bằng tay chân hoặc trí óc để phục vụ cho bản thân và cộng đồng. Lao động giúp con người phát triển và tạo ra của cải vật chất. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9:

Dàn ý Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: vai trò của lao động đối với con người.

2. Thân bài:

a) Giải thích:

  • Lao động là làm việc, hoạt động thể chất, trí óc để tạo ra của cải vật chất.

b) Vai trò của lao động đối với con người:

  • Lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi sống con người.
  • Lao động giúp con người khẳng định giá trị xã hội của mình.
  • Lao động giúp con người phát triển, sáng tạo hơn.
  • Lao động là bước đệm giúp con người thực hiện ước mơ, chinh phục thế giới mới.

c) Phản đề:

  • Chây ỳ, lười lao động khiến con người thụt lùi, không phát triển được.
  • Ngoài lao động, con người cũng cần tập trung phát triển đời sống tinh thần phong phú, đa dạng.

d) Bài học nhận thức và hành động:

  • Chăm chỉ lao động, cống hiến phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
  • Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại về vai trò của lao động trong đời sống con người.

Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người – Mẫu 1

Maxim Gorki đã từng nói “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”. Thật vậy, lao động có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Lao động là hoạt động về thể chất hoặc trí óc của con người. Đây là việc làm có mục đích, có ý thức nhằm tạo ra của cải vật chất, tạo ra tiền bạc, hàng hóa để lưu thông, phục vụ cho đời sống.

Từ xa xưa, người vượn cổ đã biết cầm, nắm công cụ lao động. Trong đời sống hiện đại, con người lao động để tạo ra các giá trị khác nhau cho xã hội. Lập trình viên tạo ra mã code, quản lí và phát triển không gian mạng; người bán hàng ăn tạo những món ăn ngon giúp mọi người no bụng, vui vẻ; bác sĩ thì cứu chữa cho bệnh nhân;… Mỗi cá nhân đều thể hiện giá trị của riêng mình thông qua lao động. Những giá trị đó được quy đổi ra thành tiền bạc, vật chất phục vụ ngược lại cho con người.

Qua đó, ta có thể thấy lao động có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta: giúp ta khẳng định bản thân, tạo ra của cải vật chất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, con người cũng thể hiện được sức sáng tạo vô hạn của mình trong lao động. Nó giúp ta ngày càng được phát triển, là bước đệm để ta chinh phục ước mơ, khám phá ra thế giới mới.

Lao động quan trọng là vậy nên chúng ta cần phải biết chăm chỉ, cần cù, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tất cả công dân bình thường đều có thể lao động được. Các em bé có thể phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, quét dọn lớp học,… Người trưởng thành cũng cần phải có tinh thần nỗ lực, cầu tiến trong công việc để tạo ra nhiều vật chất, cải thiện cuộc sống.

Nếu không lao động, chúng ta sẽ phát triển ngược lại với thuyết tiến hóa. Ngồi không khiến bụng dần to ra, lưng gù đi, chân tay không còn được nhanh nhạy nữa. Việc chây ỳ, biếng nhác còn khiến cho con người lạc hậu, thụt lùi so với xã hội, không thể phát triển được. Tuy lao động quan trọng nhưng chúng ta cũng cần phải tập trung phát triển tinh thần đa dạng, phong phú. Có như vậy con người mới có thể đạt đến sự toàn diện của đức – trí – thể – mĩ.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 21 (Có đáp án) Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Lao động là vinh quang. Hãy dùng sức lực và đôi bàn tay của mình tạo ra thật nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thông qua các hoạt động trong đời sống. Có như vậy, bản thân chúng ta mới hoàn thiện, trở thành một người có ích cho xã hội.

Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người – Mẫu 2

Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.

Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của bản thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một cánh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn… Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết.

Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.

Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiệm của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói:“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – Tuỳ theo sức của mình…”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học”… là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo (HK 2) Trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án (Bài 14 - Bài 21)

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.

Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể. Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.

Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người – Mẫu 3

Leonardo da Vinci từng phát biểu một câu nói sâu sắc: “Chúa trời trao cho chúng ta mọi thứ với cái giá là lao động.” Thật vậy, lao động đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển của nhân loại, và điều này vẫn đúng cho thời đại hiện nay.

“Lao động” – hai từ này mặc dù đơn giản, nhưng lại mang trong đó một sức mạnh vô cùng to lớn. Lao động đại diện cho việc làm, hoạt động để sáng tạo ra các giá trị vật chất. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm cách làm việc để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Theo thời gian, các hình thức lao động đã ngày càng đa dạng hóa, và chúng ta không chỉ làm việc bằng bàn tay mà còn bằng trí óc.

Dù ở dạng nào đi nữa, lao động vẫn là một phần thiết yếu và mang lại giá trị tích cực cho con người. Trước hết, nó giúp con người phát triển cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta hoạt động, khám phá thiên nhiên, nghiên cứu cuộc sống xung quanh để tìm kiếm sự sống và hạnh phúc. Làm việc đồng nghĩa với việc tạo ra các giá trị vật chất, mà nó là một phần thiết yếu của cuộc sống con người. Đồng thời, trong quá trình lao động, trí óc của con người phải không ngừng tư duy để nâng cao năng suất. Qua đó, sự sáng tạo và sự chủ động được khai phá một cách tối đa. Ngoài ra, lao động giúp bồi đắp tâm hồn con người, dạy cho chúng ta về sự chăm chỉ, kiên nhẫn và đánh giá cao thời gian.

Mặc dù lao động rất quan trọng, nhưng trong cuộc sống vẫn tồn tại nhiều người lười biếng, không cố gắng lao động. Người xưa thường nói: “Nhàn cư vi bất thiện.” Những người không lao động thường dễ rơi vào thói quen xấu và tạo ra những tác động tiêu cực cho xã hội. Chúng ta cần cùng nhau loại bỏ những thái độ tiêu cực này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên: “Học tập tốt, lao động tốt.” Mọi người hãy cố gắng lao động hết mình, tận dụng toàn bộ khả năng của mình. Cuộc đời con người ngắn ngủi, vì vậy hãy sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa.

Nghị luận về giá trị của lao động

Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lí trường thành…các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay – con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 4 Bài 9: Lắp ghép mô hình rô-bốt Giải Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức trang 42, 43, 44, 45, 46

Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông thạo công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rỗi nghề không đóng góp gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Lao động là thước đo giá trị của con người, lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích… Quá trình trình thành là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn hiện nhân cách là làm nên trọn vẹn phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu “lao động là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người” là vận dụng hoạt động chân chính của bản thân là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.

Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba 22 năm ở các nước trên khắp các châu lục để tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân tài, là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Bằng niềm ưu tư và sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ đã giục giã các học trò của mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và Vẽ Văn Danh đã sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để tưới nước đồng ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có”. Tất cả đã phác lên một bức tranh rất sinh động về những con người ở những địa vị khác nhau ngày đêm có biết bao là nghĩa cử tốt đẹp đóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao động là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà máy ta gặp biết bao nhiêu những con người vô danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hoà, tôn trọng pháp luật, và kiếm sống bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần an ninh xã hội. Vậy mà, trong đời sống vẫn tồn tại một số thành phần sống ăn bám, thích của đút lót, hoặc một số thanh niên dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma tuý,… làm “mồ” chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sống không ước mơ, lười nhác lao động, sống không lí tưởng và “sống hoài sống phí” một đời người.

Bạn hãy giả sử trong một tuần bạn không làm gì cả, chỉ việc ăn, ngủ, giải trí, thử hỏi bạn nhận được gì, cảm nhận được gì, phải chăng chỉ là sự nhàm chán, thấy rằng chẳng có gì thú vị, bạn muốn ngay lập tức phải làm gì đó có ích cho bản thân, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay, xem lại những bài học cũ, ngay lập tức bạn thấy rất phấn chấn và tràn trề sinh lực. Như thế ta có thể nói, con người sinh ra để lao động, nhờ lao động mà phát triển hoàn thiện.

Mục đích của cả đời người là được tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động giúp con người ý thức được trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Chỉ có lao động mới có thể “nở hoa” nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của cải vật chất. Vâng! Lao động chính là một trong những yếu tố giúp con người hoàn thiện nhân cách.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người Dàn ý & 4 bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *