Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 14 Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 14 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, có đáp án, ướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 dễ dàng hơn.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh ôn tập, luyện giải đề thật thành thạo để nắm vững cấu trúc đề thi học kì 1 năm 2023 – 2024. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt, Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Wikihoc.com biên soạn

1.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều

>> Xem chi tiết: Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

1.2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

>> Xem chi tiết: Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

1.3. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

>> Xem chi tiết: Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

2. Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024

2.1. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Lớp: 4A

Họ và tên:…………………………………

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I
LỚP 4 – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 70 phút

I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm): Đọc văn bản

CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN

Tôi nhớ mãi lần mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào ngày Tết, chiếc áo vải dầy nhưng sờ vào rất mát. Những bông hoa vàng nhụy đỏ làm niềm vui của tôi trong năm mới râm ran.

Cả đêm đó, dù không phải thức canh nồi bánh chưng nhưng tôi vẫn cố canh cho mình đừng ngủ. Tôi chỉ sợ nếu nhắm mắt vào thì chiếc áo mới đó sẽ bị ai đó lấy mất, hoặc rất có thể nó sẽ không cánh mà bay.

Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng phơi trên dây. Vui như thể cái áo cũng đang mỉm cười với mình, đang hát với mình…

Đêm Giao thừa mẹ bảo mặc áo mới trước giờ bố thắp hương. Tôi cầm cáo áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc lên người mà vừa không nỡ. Cứ tần ngần, bố phải nhắc đến lần thứ ba. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên nhưng từ khi mặc áo mới tôi chỉ ngửi thấy trên cơ thể mình một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.

Sau này khi cuộc sống đã bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho ba anh em tôi quần áo mới. Tuy nhiên, dù giá những bộ quần áo đó có cao hơn, chất vải tốt hơn tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó, năm nào.

Vũ Thị Huyền Trang

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Câu văn sau đây vừa tả chiếc áo vừa nói lên niềm vui của bạn nhỏ?

A. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhụy đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên.
B. Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần.
C. Sau này khi cuộc sống đã bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho ba anh em tôi quần áo mới.

Câu 2. Đêm hôm có chiếc áo mới ấy, nhân vật “ tôi” đã thế nào?

A. Phải thức để canh nồi bánh chưng.
B. Chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình, hát véo von đủ các bài.
C. Canh cho mình đừng ngủ.

Câu 3. Cụm từ “ mùi thơm rất lạ” trong bài chỉ ý gì?

A. Mùi vải mới từ cái áo.
B. Mùi vải mới quyện với hương bưởi từ nước tắm gội.
C. Mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 30/2011/TT-BLĐTBXH ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

Câu 4. Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước?

A. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp.
B. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ.
C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày Tết.

Câu 5. Vì sao sau này, khi đã có những bộ quần áo đẹp hơn, giá trị hơn mà nhân vật “tôi” vẫn yêu chiếc áo thời khó khăn năm xưa?

Câu 6. Xác định từ loại của các từ gạch chân trong câu văn sau.

Tôi nhớ mãi lần mẹ mua cho tôi chiếc áomới vào ngày Tết, chiếc áo vải dầy nhưng sờ vào rất mát.

Câu 7. Gạch chân rồi viết lại cho đúng các tên riêng bị viết sai trong đoạn văn sau:

Hà Nội nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Đến với Thủ đô Hà Nội bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của chùa một cột, chùa trấn quốc, được thăm văn miếu – quốc tử giám, được dạo quanh những hồ đẹp: hồ gươm, hồ tây, hồ bảy mẫu.

Câu 8. Đặt câu với thành ngữ sau: Có mới nới cũ

II. VIẾT BÀI VĂN: (5 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả một con vật nuôi (trong nhà em hoặc nhà hàng xóm mà em có dịp quan sát).

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU VÀ LÀM BÀI TẬP: 5 điểm

Câu 1 (0,5 điểm). A

Câu 2 (0,5 điểm). B

Câu 3 (0,5 điểm). C.

Câu 4 (0,5 điểm). A

Câu 5 (1,0 điểm). Vì chiếc áo đó là kỉ niệm mà nhân vật tôi luôn nhớ.

Câu 6 (0,5 điểm).

Tôi nhớ (ĐT) mãi lần mẹ mua (ĐT)cho tôi chiếc áo (DT) mới (TT) vào ngày Tết, chiếc áo vải dầy nhưng sờ vào rất mát (TT).

Câu 7 (0,5 điểm).

Đến với Thủ đô Hà Nội bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của chùa Một Cột, chùa T rấn Quốc, được thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, được dạo quanh những hồ đẹp: H ồ Gươm, Hồ Tây, Hồ B ảy Mẫu.

Câu 8 (1 điểm). Bạn Lan là người có mới nới cũ

II. VIẾT BÀI VĂN: (5 điểm)

– Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu khoảng 15 câu.

– Phần miêu tả tập trung vào 2 mảng chính là ngoại hình và hoạt động, ích lợi của con vật nuôi. Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh phù hợp, sinh động, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày.

– Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng.

– Mở bài(0,75đ), Thân bài(3,5đ), Kết bài(0,75đ)

– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

MA TRẬN

Mạch kiến thức

Số câu

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Đọc – hiểu (5 điểm)

Đọc hiểu văn bản

(3điểm)

Số câu

2 câu

2 câu

1 câu

4 câu

1 câu

Câu số

Câu 1, 2

Câu 3, 4

Câu 5

Số điểm

1 điểm

1điểm

1 điểm

2 điểm

1 điểm

Kiến thức TV

(2điểm)

Số câu

1 câu

1 câu

1 câu

2 câu

1 câu

Câu số

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Số điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Tổng

Số câu

3 câu

3 câu

2 câu

6 câu

2 câu

Số điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

2 điểm

3 điểm

2 điểm

Tỉ lệ%

30%

30%

40%

60%

40%

2. Viết bài văn (5 điểm)

2.2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

I. Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường)

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:

Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

Tham khảo thêm:   Game Call of Duty: Black Ops 4 miễn phí 1 tuần chơi thử

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
D. Vì chú làm diều rất đẹp.

Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?

A. 11 tuổi.
B. 12 tuổi.
C. 13 tuổi
D. 14 tuổi.

Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?

Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”?

Tính từ: …………………………………………………………………………

Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ ……. trong câu sau cho phù hợp nhất?

Ông mặt trời chầm chậm …………. lên sau dãy núi.

Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì?

A. Có tài và có tiếng tăm
B. Có tài năng và trí tuệ
C. Có tài năng và đức độ
D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp

Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn:

“Những vì sao sáng lấp lánh.”

……………………………………………………………………………………

Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân?

II. Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.

ĐÁP ÁN

Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.

Câu 6: Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

Câu 7: nhô.

Câu 8: B

Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.

Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

MA TRẬN

Chủ đề/ Bài học Mức độ Tổng số câu Điểm số
Mức 1 Nhận biết Mức 2
Kết nối
Mức 3
Vận dụng
TN TL TN TL TN TL TN TL

Đọc hiểu văn bản

3

1

4

4.0

Luyện từ và câu

1

1

1

1

2

3.0

Luyện viết chính tả

1

1

1.0

Luyện viết bài văn

1

1

2

2.0

Tổng số câu TN/TL

3

1

1

3

1

1

5

5

10 câu/10đ

Điểm số

3

1

1

3

1

1

5

5

10

Tổng số điểm

4

40 %

4

40 %

2

20 %

10

100%

10

2.3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều

TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
(Thời gian làm bài 40 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

MÙA THU

Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.

Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

Theo: Huỳnh Thị Thu Hương

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):

Tham khảo thêm:   Công văn 238/BYT-KCB Hướng dẫn hồ sơ giải quyết hưởng BHXH cho F0

Câu 1. Bài văn tả mùa nào trong năm?

A. Mùa Xuân.
B. Mùa Đông.
C. Mùa Thu.

Câu 2. Hình ảnh nào không miêu tả mùa thu?

A. Những khu vườn đầy lá vàng xao động.
B. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.
C. Tiết trời lạnh, sương giá phủ khắp vùng.

Câu 3. Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng là:

A. Nhẹ tênh; mỏng manh; trôi bồng bềnh; tròn vành vạnh.
B. Nhẹ tênh; mỏng manh; khuyết.
C. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.

Câu 4. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”?

A. Vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.
B. Vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.
C. Con đường bị lá cây phủ kín sắc vàng không nhìn ra được.

Câu 5. Nội dung của bài văn nói về điều gì?

A. Cảm nhận sự vui tươi háo hức của bạn nhỏ khi tới ngày khai trường.
B. Tả hoa, lá mùa thu.
C. Bạn nhỏ say đắm trước những sự thay đổi mà mùa thu đem tới cho cuộc sống.

Câu 6. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc.
C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

Câu 7. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu “Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ”.

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.” là:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10. Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT

Đề bài viết: Viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh…) mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I . Đọc thành tiếng : 2 điểm

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 – 85tiếng/phút): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0,5 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 0,5 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25

Nội dung bài KT đọc: Các bài đọc SGK TV4 tập 1, câu hỏi sau bài đọc

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (8 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

C

C

A

B

C

B

Điểm

0,5

1

0,5

0,5

0,5

1

1

1

1

1

Câu 7.

Giọt nắnglà DT; đậulà ĐT

mớilà TT; ước mơlà DT

Câu 8: Chủ ngữ là: “Vạt hoa cúc dại”

Câu 10. HS nêu câu văn: 0,5 điểm

Giải thích được lí do: 0,5 điểm

VD: Về mùa thu được tả trong bài, em thích vầng trăng nhất. Vầng trăng tròn là dịp mừng đêm Trung thu. Nhìn trăng to và rõ, em thấy trăng đẹp hơn bao giờ hết….

B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm):

I- Chữ(2 điểm):

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, chữ viết đẹp, đúng cỡ: 1 điểm

– Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.

II- Nội dung bài viết (8 điểm):

+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.

+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.

+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.

Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 8 điểm:

– Bố cục đầy đủ 3 phần.

– Nội dung đầy đủ: tả bao quát cây, cụ thể từng phần của cây, có lợi ích cây……

– Biết dùng từ, đặt câu đúng. Biết dùng từ gợi tả, gợi cảm.

– Thân bài chia thành các đoạn nhỏ (0,5 điểm)

– Đoạn văn có câu chủ đề (0,5 điểm)

– Biết kết hợp một số hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa (1 điểm)……

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu, … có thể cho các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; ….

MA TRẬN

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc hiểu văn bản

Câu số

1; 2

3;4;5

10

5

1

Số điểm

1.5

1.5

1.0

3,0

1,0

2. Kiến thức Tiếng Việt

Câu số

6

7

8; 9

3

1

Số điểm

1.0

1.0

2.0

2,5

1,5

Tổng điểm phần đọc hiểu

Số câu

3

1

3

2

1

6

4

Số điểm

2.5

1.0

1.5

2.0

1.0

4,0

4,0

……….Xem chi tiết tại file tải dưới đây………..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 14 Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *