Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án trò chơi Đố vui dân gian – Phần 42 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đố vui dân gian là tựa game vô cùng hữu ích giúp chúng ta vừa chơi vừa tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ những thứ rất đỗi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi chơi không phải ai cũng dễ dàng vượt qua tất cả các câu hỏi trong game Đố vui dân gian một cách nhanh chóng.

>>> Tải Đố vui dân gian cho Android.

>>> Tải Đố vui dân gian cho iOS.

>>> Tải Đố vui dân gian cho Windows Phone.

Có rất nhiều câu khiến người chơi phải loay hoay mãi để tìm ra lời giải đáp, những lúc “bế tắc” trong quá trình tìm đáp án game hãy truy cập vào Download.com.vn, chúng tôi sẽ đưa ra đáp án trò chơi Đố vui dân gian một cách nhanh nhất và chính xác nhất để các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn cùng chinh phục chuỗi câu hỏi từ 1600 cho tới 1644 để nhanh chóng vượt qua thật nhiều câu hỏi trong trò chơi Đố vui dân gian:

Đáp án game Đố vui dân gian từ câu 1600 đến câu 1644:

Câu 1600:

Chùa nào trên đảo Hồ Tây. Ba lần thay đổi họ tên chẳng chầy. Ban sư Khai Quốc vui vầy. Sau đến An Quốc, giờ này gọi chi? Đố là chùa nào?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2022 - 2023 56 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 (9 môn)

Đáp án: Chùa Trấn Quốc.

Câu 1601:

Đèo gì ngựa xếp, vó êm. Nằm chờ quân tử lên yên về làng? Đố là đèo gì?

Đáp án: Đèo Mã Phục.

Câu 1602:

Đến thăm đất đỏ miền Đông. Thăm muôn hoa nở, Lê-ki-ma chín vàng? Đố là ở đâu?

Đáp án: Bà Rịa Vũng Tàu.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1603:

Hoa gì vua của các loài. Đỏ trời sắc đẹp tình yêu? Đố là hoa gì?

Đáp án: Hoa hồng đỏ.

Câu 1604:

Khi hồng, khi trắng, khi xanh. Đèo gì theo gió bay ngang lưng trời? Đố là đèo gì?

Đáp án đố vui dân gian câu 1604: Đèo Mây.

Câu 1605:

Hoa gì biển cả ngọt ngào. Cùng nhau gắn bó kết tình yêu thương? Đố là hoa gì?

Đáp án: Hoa hải đường.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1606:

Nặng mang chiếc bướu trên lưng. Trời nắng, cổ khát, vẫn băng đường dài? Đố là con gì?

Đáp án: Con lạc đà.

Câu 1607:

Ai về du lịch Bắc Ninh. Hàng năm mười bảy, tháng giêng hội chùa. Gốc nguồn đạo Phật thuở xưa. Tháp Hòa Phong dựng, có tên chùa gì?

Đáp án: Chùa Dâu.

Câu 1608:

Nép mình nằm dưới đất phơi. Không con, không cái cũng… Ơi! Mẹ hiền? Đố là cây gì?

Đáp án: Cây rau má.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1609:

Đà Lạt xứ mộng xứ mơ. Đèo gì cửa ngõ đón mời khách thăm? Đố là đèo gì?

Đáp án: Đèo Pren.

Câu 1610:

Khi đem dịu mát cho đời. Khi gieo tai họa bao người khiếp kinh. Có tiếng mà chẳng có hình. Chợt đi, chợt đến tính tình đổi thay? Đố là gì?

Đáp án đố vui dân gian câu 1610: Gió.

Câu 1611:

Cầu gì sống kiếp đơn côi. Quanh năm suốt tháng nổi trôi một mình? Đố là cầu nào?

Đáp án: Cầu Rạch Chiếc.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1612:

Tàu đi rồi lại tàu về. Sông gì Hoàng đế Quang Trung diệt thù? Đố là sông gì?

Đáp án: Sông Rạch Gầm Xoài Mút.

Câu 1613:

Sinh ra ở đất Biên Hòa. Núi gì rồng lớn, một vùng cảnh quang? Đố là núi gì?

Đáp án: Núi Bửu Long.

Câu 1614:

Năm cũ độ này đứng tựa song. Hoa – người, đối mặt, ánh tươi hồng. Cố nhân biền biệt, về đâu nhỉ? Vườn vũ, hoa cười ghẹo gió đông? Đố bạn đang nói về hoa gì?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Đáp án: Hoa đào.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1615:

Sĩ gì canh giữ xóm làng. Yên vui, hạnh phúc nhà nhà reo ca? Đố là ai?

Đáp án: Chiến sĩ.

Câu 1616:

Năm xưa Bãi Sậy vẫy vùng. Khoái Châu, Yên Mỹ… hãi hùng giặc Tây? Đố là ai?

Đáp án: Nguyễn Thiệt Thuật.

Câu 1617:

Đường lên hun hút trời mây. Núi gì chót vót nơi đây đứng đầu? Đố là núi gì?

Đáp án: Núi Hoàng Liên Sơn.

Câu 1618:

Nơi nào sâu nặng yêu thương. Một miền đất Tổ linh thiêng bao đời? Đố là nơi nào?

Đáp án: Vĩnh Phú.

Câu 1619:

Ai từng Tổng Đốc Hà thành. Thành thí tất thủ chết nhanh theo thành? Đố là ai?

Đáp án đố vui dân gian câu 1619: Hoàng Diệu.

Câu 1620:

Nguyên – Mông tàn bạo xâm lược. Vua Trần lo lắng hỏi hàng Thái sư. Ai từng tâu với vua ngay. Đầu thần còn đấy, xin ngài đừng lo? Đố là ai?

Đáp án: Trần Thủ Độ.

Câu 1621:

Nhất Trụ, Diên Hựu là tên. Về thăm Hà Nội chẳng quên chùa này? Đố là chùa nào?

Đáp án: Chùa Một Cột.

Câu 1622:

Mùa nnafo lá rụng đầy sân. Khiến cho thi sĩ, văn nhân động lòng? Đố là mùa nào?

Đáp án: Mùa thu.

Câu 1623:

Bao năm nuốt lệ đau thương. Cầu nào chia cắt hai miền Bắc Nam? Đố là cầu gì?

Đáp án: Cầu Hiền Lương.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1624:

Cũng rồng nhưng lại chia ranh. Cầu gì như dải lụa mềm vắt ngang? Đố là cầu gì?

Đáp án: Cầu Long Biên.

Câu 1625:

Nước xanh trong vắt một màu. Sông nào khó xám vẫn dào dạt trôi? Đố là sông nào?

Đáp án đố vui dân gian câu 1625: Sông Lam.

Câu 1626:

Hoa gì sứ giả tình yêu. Trắng tinh, tìm phớt, nói điều gì đây. Mặt nhìn lời chẳng tỏ bày. Chỉ hương ngan ngát, ngất ngây lặng thầm? Đố là hoa gì?

Đáp án: Hoa sứ.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1627:

Sông gì xác giặc ngổn ngang. Quân Thanh, tướng Nghị quáng quàng tháo thân? Đố là sông gì?

Đáp án: Sông Nhị Hà.

Câu 1628:

Muốn cưỡi cơn gió mạnh. Đạp sóng dữ trùng khơi. Chém cá kình biển lớn. Đánh đuổi sạch giặc Ngô? Đố là ai?

Đáp án: Bà Triệu.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn trình bày cảm nhận về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong Quê người 2 đoạn văn mẫu lớp 8

Câu 1629:

Chùa nào cứ đến mồng năm. Tháng giêng âm lịch về thăm hội chùa. Cũng là giỗ trận Đống Đa. Khắc ghi công đức ông cha diệt thù? Đố là chùa nào?

Đáp án: Chùa Bộc.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1630:

Bụng nóng như vạn bếp lò. Miệng rộng cả làng, phun lửa tứ tung? Đố là gì?

Đáp án đố vui dân gian câu 1630: Núi lửa.

Câu 1631:

Ở đâu có lắm mỏ than. Có đảo, có vịnh, có vùng Tuần Châu? Đố là nơi nào?

Đáp án: Hạ Long.

Câu 1632:

Bạch Đằng, Nam Hán tiêu vong. Ai người chiến thắng ghi công rạng ngời? Đố là ai?

Đáp án: Ngô Quyền.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1633:

Anh em cùng một mẹ cha. Sông gì sao chẳng biết nhường nhịn nhau? Đố là sông gì?

Đáp án: Sông Tranh.

Câu 1634:

Có về qua đất Bình Dương. Thăm ngôi chùa cổ, đố em tên gì? Đố là chùa gì?

Đáp án: Chùa Bà.

Câu 1635:

Cầu gì ở chốn đế đô. Mười hai nhịp chẵn, đi về có nhau? Đố là cầu gì?

Đáp án: Cầu Tràng Tiền.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1636:

Tứ bình em đứng thứ ba. Giúp cho danh họa bấy lâu vang lừng. Đào, mai xuân đến nở mừng. Riêng em giữ phận canh chừng thu sang? Đố là hoa gì?

Đáp án đố vui dân gian câu 1636: Hoa Cúc.

Câu 1637:

Cũng sữa nhưng chẳng nuôi con. Cũng dòng nhựa trắng mài mòn thân cây? Đố là cây gì?

Đáp án: Cây cao su.

Câu 1638:

Nơi nào tên gọi đẹp thay. Chín con rồng nước giương vây vẫy vùng? Đố là nơi nào?

Đáp án: Đồng bằng cửu long.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1639:

Thân em ở giá ngàn năm. Chồng con không có, bạn bè cũng không? Đố là cây gì?

Đáp án: Cây lẻ bạn.

Câu 1640:

Ở đâu sự tích anh hùng. Miền vàng đen đã lẫy lừng chiến công? Đố là nơi nào?

Đáp án: Quảng Ninh.

Câu 1641:

Hai bên thanh lý bất phân. Anh đây đứng giữa can ngăn công bằng? Đố anh đứng giữa là ai?

Đáp án đố vui dân gian câu 1641: Trọng tài.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Câu 1642:

Trắng da, dài tóc đợi chờ. Em đây đen đúa, hết thời thanh xuân? Đố là núi gì?

Đáp án: Núi Bà Đen.

Câu 1643:

Trái gì đỏ tựa bông hồng. Trong trắng, có đốm đen như hạt mè? Đố là trái gì?

Đáp án: Trái thanh long.

Câu 1644:

Đứng đầu hiệp hội Duy Tân. Đưa người sang Nhật, tiến hành Đông Du? Đố là ai?

Đáp án: Phan Bội Châu.

Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 42

Hãy tiếp tục đón đọc Đáp án Đố vui dân gian – Phần 43 trong bài viết tiếp theo để dễ dàng chinh phục các câu hỏi trong trò chơi Đố vui dân gian vô cùng hấp dẫn này bạn nhé!

Chúc các bạn chơi game vui vẻ!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trò chơi Đố vui dân gian – Phần 42 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *