Bạn đang xem bài viết ✅ Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ Hướng dẫn tính điểm học phần ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.

Vậy cách tính điểm tín chỉ như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm bởi không phải ai cũng biết được cách tính.  đề này thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là cách tính điểm tín chỉ. Chính vì thế hôm nay Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn cách tính chi tiết cụ thể nhất để các bậc phụ huynh cũng như các bạn sinh viên nắm được rõ vấn đề.

1. Tín chỉ là gì?

Là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy – học và được xác định như sau:

  • Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học
  • Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra đánh giá.

Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp và có trường lại cao các bạn nhé.

2. Điểm tích lũy là gì?

Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình. Thích gọi thế cho mới thôi chứ cũng tương tự như điểm trung bình cả năm của các bạn khi còn học sinh đấy.

3. Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay sinh viên đang được theo học với hai phương thức khác nhau: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.

Phương thức học theo niên chế là học tập theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học sẽ được quy định trong số năm cụ thể nhất định.

Phương thức học theo tín chỉ là sinh viên sẽ học theo học kỳ trong một năm. Thông thường, một năm học của các trường đại học có thể chia ra thành 2-3 học kỳ, mỗi học kỳ tùy theo chương trình đào tạo của các ngành học nhất định, sinh viên sẽ được tự đăng ký số lượng tín chỉ phù hợp để học trong một học kỳ. Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho ngành mà mình đang theo học thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học và ra trường. Như vậy, nếu sinh viên đăng ký số lượng tín chỉ nhiều hơn trong một học kỳ và hoàn thành các tín chỉ thì hoàn toàn có thể ra trường sớm hơn dự định. Đó là lý do nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhanh hơn các bạn cùng lứa, bước vào thị trường lao động sớm hơn.

Tuy nhiên, theo ban hành chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong một học kỳ được quy định: Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu không ít hơn 14 tín chỉ, trừ học kỳ cuối khóa học. Số tín chỉ tối đa mà sinh viên có thể đăng ký không được vượt quá 25, riêng đối với học kỳ hè, sinh viên không được đăng ký vượt quá 12 tín chỉ.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Nội Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Hóa năm 2019

Bên cạnh đó, tùy theo chương trình đào tạo của từng trường Đại học nhất định, cũng có một số yêu cầu về học lực đối với số lượng tối đa mà sinh viên có thể đăng ký. Đối với sinh viên có học lực bình thường, khá, trừ học kỳ cuối khóa học thì có thể đăng ký tối thiểu là 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Riêng đối với sinh viên được xếp hạng học lực yếu thì chỉ có thể đăng ký tối thiểu 10 tín, trừ học kỳ cuối khóa học. Ở học kỳ phụ của các trường Đại học thường không có quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên. Sinh viên có thể lựa chọn đăng ký hoặc không tùy theo nhu cầu và điểm số trong kỳ học vừa qua của mình để quyết định.

4. Cách tính điểm trung bình tích lũy

A=frac{sum_{i=1}^{n} a_{i} * n_{i}}{sum_{i=1}^{n} n_{i}}

Trong đó

  • “A” chính là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, hoặc A cũng có thể là điểm trung bình tích lũy.
  • “i” chính là số thứ tự của các môn học trong chương trình học.
  • “ai” chính là điểm trung bình của môn học thứ “i”.
  • “ni” là kí hiệu của số tín chỉ của môn học thứ “i” đó.
  • “n” chính là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy.

5. Cách quy đổi điểm thang điểm hệ 4 và xếp loại học phần

– Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

  • Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
  • Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
  • Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
  • Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
  • Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
  • Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
  • Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
  • Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

(Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra).

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Từ cách tính đó ta có bảng cụ thể sau

Xếp loại Thang điểm 10 Thang điểm 4
Điểm chữ Điểm số
Đạt
(được tích lũy)
Giỏi 8,5 → 10 A 4,0
Khá 7,8 → 8,4 B+ 3,5
7,0 → 7,7 B 3,0
Trung bình 6,3 → 6,9 C+ 2,5
5,5 → 6,2 C 2,0
Trung bình yếu 4,8 → 5,4 D+ 1,5
4,0 → 4,7 D 1,0
Không đạt Kém 3,0 → 3,9 F+ 0,5
0,0 → 2,9 F 0,0

Cách quy ra hệ điểm chữ A, B+, B, C+, C, D+, D và F của một số trường đại học ở nước ta hiện nay rất hợp lý, vì cách quy đổi này hạn chế tối đa khoảng cách quá lớn giữa 2 mức điểm. Còn nếu như áp dụng thang điểm theo Quy chế 43 thì chưa phản ánh đúng lực học của SV.

Tham khảo thêm:   Nghị định 32/2018/NĐ-CP Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Ví dụ, theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức thì 2 SV, một được 7,0/10 và một được 8,4/10 đều xếp cùng hạng B, mặc dù lực học của hai SV này rất khác nhau.

Với thang điểm chữ nhiều mức, SV được hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh việc phân loại khách quan lực học của SV, thang điểm này còn cứu được nhiều SV khỏi nguy cơ bị buộc thôi học hoặc không được công nhận tốt nghiệp.

Ví dụ, một SV trong quá trình học tập, có 50% số học phần đạt điểm D và 50% số học phần đạt điểm C. Theo thang điểm chữ chưa được chia ra các mức, SV này không đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học mới chỉ 1,5. Nhưng áp dụng thang điểm chữ chia ra nhiều mức, với 50% số học phần đạt điểm D+ và 50% số học phần đạt điểm C+, SV đủ điều kiện tốt nghiệp, vì điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học là 2,0.

6. Thang điểm 4 là thang điểm đánh giá quá trình

Đánh giá học phần trong đào tạo theo HTTC là đánh giá quá trình với điểm thi học phần, có thể chỉ chiếm tỷ trọng 50% tỷ trọng điểm học phần. Điều này làm cho SV phải học tập, kiểm tra, thực hành, thí nghiệm trong suốt học kỳ chứ không phải trông chờ vào kết quả của một kỳ thi đầy may rủi, nhưng có nhiều cơ hội không học mà có thể đạt. Vì thế, điểm học phần không đạt phải học lại để đánh giá tất cả điểm bộ phận và thi lại, chứ không thể đơn thuần tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2.

7. Thang điểm 4 là thang điểm đánh giá sạch

Việc chuyển từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ (A,B,C,D,F) nhằm phân loại kết quả kiểm học, phân thành các mức độ đánh giá và quy định thế nào là điểm đạt và không đạt. Thang điểm chữ này mang tính chất thang điểm trung gian. Tiếp theo, lại chuyển từ thang điểm chữ sang thang điểm 4, ta l­­ưu ý điểm F. Điểm F trong thang điểm 10 có giá trị từ 0 đến 3,9 như­­ng với thang điểm 4 thì chỉ có giá trị 0. Nh­­ưng giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC ( nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào d­­ưới 4 của thang điểm 10).

8. Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

  • Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
  • Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

9. Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học từ 03/5/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, từ ngày 03/5/2021, khi Thông tư này chính thức có hiệu lực, sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực như sau.

1. Đánh giá điểm học phần

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:

Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 13

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

– Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

– Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

– Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

– Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

  • A: từ 8,5 đến 10,0;
  • B: từ 7,0 đến 8,4;
  • C: từ 5,5 đến 6,9;
  • D: từ 4,0 đến 5,4.

– Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

– Loại không đạt F: dưới 4,0.

– Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

  • – A quy đổi thành 4;
  • – B quy đổi thành 3;
  • – C quy đổi thành 2;
  • – D quy đổi thành 1;
  • – F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

3. Cách xếp loại học lực đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

  • Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
  • Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
  • Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
  • Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
  • Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
  • Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

  • Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
  • Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
  • Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
  • Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
  • Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
  • Dưới 4,0: Kém.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ Hướng dẫn tính điểm học phần của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *