Bạn đang xem bài viết ✅ Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Hóa học – Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Hóa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN HOÁ HỌC LỚP 9

I – Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.

Câu 1. Ở điều kiện thích hợp clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy
A. Fe, KOH, H2O, H2.
B. H2, Ca, Fe2O3, Na2O.
C. H2, CaO, CuO, Fe2O3.
D. HCl, Na2O, CuO, Al2O3.

Câu 2. Ở điều kiện thích hợp, cacbon phản ứng được với tất cả các chất trong dãy
A. H2, Ca, CuO, Na2O.
B. H2, Ca, Fe2O3, Na2O.
C. H2, CaO, CuO, Fe2O3.
D. HCl, Na2O, CuO, Al2O3.

Câu 3. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. CO2 và KOH
B. Na2CO3 và HCl
C. KNO3 và NaHCO3
D. NaHCO3 và NaOH.

Câu 4. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brom là
A. CH4, C6H6.
B. C2H4, C2H2.
C. CH4, C2H2.
D. C6H6, C2H2.

Câu 5. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n.
B. CH3COOC2H5, C2H5OH.
C. CH3COOH, C6H12O6.
D. CH3COOH, CH3COOC2H5.

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 2: Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 2 (trang 117, 118, 119, 120)

Câu 6. Dãy các chất đều phản ứng với kim loại natri là
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n.
B. CH3COOH, C2H5OH.
C. CH3COOH, C6H12O6.
D. CH3COOH, CH3COOC2H5.

Câu 7. Dãy các chất đều phản ứng với kim loại K là
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n, PE.
B. CH3COOC2H5, C2H5OH, PVC.
C. CH3COOH, H2O, C2H5OH.
D. CH3COONa, CH3COOC2H5, (-C6H10O5-)n.

Câu 8. Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit là
A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, etylaxetat, glucozơ.
B. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo.
C. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
D. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 9. (2,5 điểm): Có các khí sau đựng riêng biệt trong mỗi lọ: C2H4, Cl2, CH4. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết mỗi khí trong lọ. Dụng cụ, hoá chất coi như có đủ. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Câu 10. (3,5 điểm): Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
(C = 12, O = 16, H = 1,Na =23)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Hóa học – Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Hóa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 6 (Đề 1 đến Đề 5) Tuyển tập 41 bài văn mẫu lớp 11 hay nhất

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *