Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Hóa lớp 11 Đề thi Olympic ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ

(Đề thi chính thức)

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Hóa học – Lớp 11

(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm)

Xác định các chất A, B, D, X, Y, Z và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

Z <- Y <- X <- Etilen -> A -> B -> D

Cho biết: D và Z là 2 polime được sử dụng nhiều trong đời sống. B là một hiđrocacbon có 92,31% khối lượng cacbon và 31,2 gam B làm mất màu vừa hết 100 ml dung dịch KMnO4 2M ở nhiệt độ thường. Tỉ khối hơi của Y với không khí là 2,155.

Câu 2 (4 điểm)

1. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ vài giọt toluen vào dung dịch KMnO4, lắc đều, sau đó đun nóng hỗn hợp.
b. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư lần lượt vào từng dung dịch đựng riêng biệt: NaHCO3, CuSO4, FeCl3.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể về tâm sự của cuốn sách bị bỏ quên (Dàn ý + 8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

2. Có 6 dung dịch riêng biệt đựng trong 6 lọ mất nhãn gồm: NH4HCO3, KHSO4, NaOH, Ba(NO3)2, ZnCl2, MgSO4. Không dùng thêm thuốc thử nào khác, không đun nóng, hãy trình bày phương pháp phân biệt từng dung dịch. Viết các phương trình hóa học.

Câu 3 (5 điểm)

Hỗn hợp X gồm cacbon, silic và photpho đỏ. Cho X vào dung dịch NaOH đặc dư đến khi phản ứng xong, thu được 1,232 lít khí (đktc) và phần không tan Y. Cho Y tan hết vào 20 ml dung dịch HNO3 63% (D = 1,48 g/ml) được 7,280 lít (đktc) hỗn hợp A gồm hai khí có tỉ khối với N2 là 1,633 và dung dịch B.

1. Viết các phương trình hóa học và tính phần trăm khối lượng các chất trong X.

2. Thêm nước cất vào B để có 100 ml dung dịch B’. Tính pH của dung dịch B’ biết H3PO4 có K1 = 7,6.10-3; K2 = 6,2.10-8; K3 = 4,2.10-13.

3. Hấp thụ toàn bộ khí A vào 200 ml dung dịch KOH 2M, sau đó cô cạn dung dịch và nung chất rắn đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.

Câu 4 (3 điểm)

Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau đây:

1. C6H5-CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 -> C6H5COOH + …

2. Fe3O4 + NaNO3 + NaHSO4 -> Fe2(SO4)3 + N2O + …

3. Al2(SO4)3 + NaAlO2 + H2O -> Al(OH)3 + …

Câu 5 (5 điểm)

Hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích 1,792 lít (đktc) được chia thành hai phần bằng nhau:

Tham khảo thêm:   Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa Ôn tập Lịch sử 8

– Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy thể tích khí giảm 12,5% và có 0,735 gam kết tủa.

– Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0125 M thấy có 11 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thấy xuất hiện kết tủa.

Xác định công thức phân tử các chất trong hỗn hợp X. (Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện)

Cho nguyên tử khối các nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; Cl = 35,5; Ca = 40; Zn = 65; Ag = 108.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Hóa lớp 11 Đề thi Olympic của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *