SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
|
MÔN THI: VẬT LÍ (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–
Câu 1 (2,0 điểm).
Hai người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng v1 = 10km/h và v2 = 12km/h.
a, Tính khoảng cách giữa hai người sau 1 giờ xuất phát.
b, Một người thứ ba cũng đi xe đạp với vận tốc không đổi v3 từ A đến B, xuất phát sau người thứ nhất và người thứ hai 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp của người thứ ba với người thứ nhất và người thứ hai là = 1h. Tìm vận tốc của người thứ ba.
Câu 2 (1,5 điểm).
Trong một bình đậy kín có một cục nước đá khối lượng M = 0,1 kg nổi trên nước, trong cục đá có một viên chì khối lượng m = 5g. Hỏi phải tốn một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để cục nước đá bắt đầu chìm xuống nước.
Cho khối lượng riêng của chì là Dc = 11,3g/cm3, nước đá là Dđ = 0,9g/cm3, nước là Dn = 1g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105J/kg. Nhiệt độ nước trung bình là 00C.
Câu 3 (3,0 điểm).
Cho 3 điện trở R1, R2 và R3, R3 = 16 chịu được các hiệu điện thế tối đa lần lượt là U1max = U2max = 6V, U3max = 12V. Người ta ghép ba điện trở nói trên thành đoạn mạch AB như hình vẽ thì điện trở của đoạn mạch đó là RAB = 8Ω.
a, Tính R1 và R2. Biết rằng nếu đổi chỗ R2 và R3 thì điện trở của đoạn mạch là R’AB = 7,5 Ω.
b, Tính hiệu điện thế lớn nhất mà bộ điện trở chịu được. Khi đó công suất bộ điện trở bằng bao nhiêu?
c, Thay R1 bằng một đèn Đ1(6V- 6W), đèn Đ1 có thể sáng bình thường trong mạch AB này không? Vì sao? Khi đó có thể thay đổi R2 bằng một điện trở khác (cùng chịu được hiệu điện thế tối đa như R2) có giá trị bao nhiêu để đèn Đ1 sáng bình thường?
Câu 4 (2,0 điểm).
Một thấu kính L có tiêu cự 20cm, đặt trong không khí. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính thấu kính L, A ở trên trục chính, ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật.
a, Vẽ hình tạo ảnh A’B’ của AB qua thấu kính L.
b, Ảnh A’B’ được thu trên màn P, cố định vật AB và màn P cách nhau 90cm. Dịch chuyển thấu kính L giữa AB và màn P, ta thấy có hai vị trí của thấu kính mà tại đó thu được ảnh A’B’ rõ nét trên màn P. Dựa trên hình vẽ ở câu a và các phép tính hình học, xác định hai vị trí đó của thấu kính.
Câu 5 (1,5 điểm).
Xác định tỉ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng cho trước nhờ các dụng cụ và vật liệu sau đây: hai bình chứa các chất lỏng khác nhau, một thanh thẳng làm đòn bẩy, hai quả nặng có khối lượng bằng nhau, giá đỡ có khớp nối để làm điểm tựa cho đòn bẩy, thước thẳng.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 – 2013 môn Vật lí (Chuyên) – Có đáp án Sở GD&ĐT Quảng Bình của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.