TRƯỜNG THCS BÌNH MỸĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI LỚP 8
|
ĐỀ THI MÔN: TOÁN (Thời gian: 90 phút)
Bài 1: (3 điểm) Thực hiện các phép tính
a) 2x.(x2 – 5xy + 3)
b) (x + 9)2
c) (6x4y3 – 9x3y2 + 15x2y2) : 3x2y2
Bài 2: (2 điểm) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 2x3y + 8y
b) x2 – 14x + 49
c) Tìm x, biết: x3 – 4x = 0
Bài 3: (2 điểm) Cho biểu thức sau:
a) Tìm giá trị của x để phân thức trên được xác định.
b) Rút gọn biểu thức A
c) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 5
Bài 4: (3 điểm)
Cho ΔABD vuông tại A, có AD = 9 cm, AB = 12cm, gọi M là trung điểm của BD và C là điểm đối xứng với A qua M. Chứng minh:
a) Tính độ dài AM.
b) Chứng minh: Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
c) Tính diện tích hình chữ nhật ABCD
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 90 phút)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Đọc kỹ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào tờ giấy làm bài:
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8) của nhà văn nào?
A. Thanh Tịnh B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Nam Cao
Câu 2. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8)?
A. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng
B. Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến
C. Đoạn trích trình bày sự hờn tủi mà hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ
D. Đoạn trích trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng
Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8)?
A Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc giản dị nhưng cao quý vô ngần
B. Gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến thực dân đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa
D. Là một cách giải quyết khó khăn, bế tắc
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?
A. Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc
B. Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
C. Đây là đoạn trích có kịch tính cao
B. Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả
Câu 5. Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8):
A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ
B. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng
C. Tình thương chồng con vô bờ bến
D. Ý thức về sự cùng đường của mình
Câu 6. Câu văn: “Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một tát đánh bốp, rồi hắn cứ nhẩy vào cạnh anh Dậu” trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8) thuộc loại câu nào?
A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu phức D. Câu ghép
Câu 7. Cụm từ “cũng theo gót Binh Tư” trong câu “Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư kiếm ăn ư ?” sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. Ẩn dụ B. Nói giảm nói tránh. C. Hoán dụ D. Nói quá.
Câu 8. Từ nào là từ địa phương trong câu ca dao sau :
“Tri Tôn – Châu Đốc rất gần
Anh thương anh nhớ anh lần xuống thăm” (Ca dao An Giang)
A. rất gần B. thăm C. lần D. xuống thăm.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 9,10:
“Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. (Nam Cao – Lão Hạc)
Câu 9. Từ “Chao ôi” trong đoạn văn thuộc từ loại gì?
A. Tình thái từ B.Thán từ C. Quan hệ từ D. Trợ từ
Câu 10. Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi”. Thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ hình dáng của con người. B. Chỉ trình độ của con người.
C. Chỉ thái độ, cử chỉ của con người. D. Chỉ tính cách của con người.
Câu 11. Từ “Mợ” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng (SGK Ngữ văn 8 – tập 1) có nghĩa là?
A. Là vợ của cậu B. Là mẹ
C. Là vợ của chú D. Là cách gọi thân mật của người nào đó
Câu 12. Khi yêu cầu trình bày hiểu biết của em về cây bút bi, chiếc áo dài hay món ăn vùng quê mình em chọn phương thức biểu đạt nào để trình bày :
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Qua đoạn trích: “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn: “Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ. Hãy trình bày hiểu biết của mình thành đoạn văn (viết ít nhất là 7 dòng).
Câu 2: (5,0 điểm) – Viết bài văn trình bày theo đề: “Người ấy (bạn, thầy, người thân…) sống mãi trong em”
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kỳ I lớp 8 THCS Bình Mỹ tỉnh An Giang – Năm 2012 – 2013 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.