Bạn đang xem bài viết ✅ Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương Hóa học đại cương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Dạng 1: Nguyên tử – Phân tử

1. Tính khối lượng phân tử của chất khí, biết rằng 800ml khí đo ở 170 và 780mmHg có khối lượng 2 g.

2. Hãy xác định:

a/ Trong 280 gam sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt ? Khối lượng của một nguyên tử sắt là bao nhiêu gam?

b/ Có bao nhiêu mol phân tử nitơ trong 280g nitơ? Ở đktc, lượng nitơ trên chiếm thể tích là bao nhiêu lít?

3. Trong 1 lit nước có bao nhiêu mol nước ? Bao nhiêu phân tử nước? Bao nhiêu nguyên tử hiđro? Bao nhiêu nguyên tử oxi? (D nước = 1 g/ml)

4. Có bao nhiêu phân tử khí chứa trong 33,6l chất khí ở đktc? Cùng thể tích đó của cacbon đioxit ở đktc có khối lượng bằng bao nhiêu?

Dạng 2: Xác định đương lượng của các chất trong từng phản ứng cụ thể

a/ Đương lượng của từng nguyên tố

5. Định đương lượng từng nguyên tố dưới đây trong các phản ứng
a/ S + O2 → SO2ĐS =?
b/ Fe + Cl2 → FeCl3ĐFe =?
c/ C + O2 → CO ĐC =?
d/ C + O2 → CO2ĐC =?

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2013 môn Hóa lớp 11 - Có đáp án Sở GD&ĐT Điện Biên

b/ Đương lượng của hợp chất

6. Định đương lượng từng axit, từng bazơ trong các phản ứng:
a/ H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
b/ H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
c/ 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
d/ HCl + Cu(OH)2 → Cu(OH)Cl + H2O

7. Định đương lượng các chất gạch dưới:
a/ FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2
b/ Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
c/ CO2 + NaOH → NaHCO3
d/ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
e/ Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
f/ KCr(SO4)2.12H2O + 3KOH → Cr(OH)3 + 2K2SO4 + 12H2O

8. Định đương lượng các chất gạch dưới:
a/ 2FeCl3 + SnCl2 → 2FeCl2 + SnCl4
b/ 2KMnO4 + 5HNO2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5HNO3 + 3H2O
c/ K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3S↓ + K2SO4 + 7H2O

9. Định đương lượng KMnO4 trong từng quá trình bị khử thành:
a/ MnSO4 b/ MnO2 c/ K2MnO4

Dạng 3: Một số bài toán sử dụng định luật Đương lượng

10. Một kim loại tạo với oxi hai oxit. Khi đun nóng 3 g mỗi oxit trong một luồng khí hiđro có dư, lượng nước lần lượt thu được là 0,679 g và 0,377 g.

a/ Tính đương lượng của kim loại trong từng oxit

b/ Định tên kim loại.

11. Thiếc tạo được hai oxit, về khối lượng loại thứ nhất có 78,8% thiếc, loại thứ hai có 88,12% thiếc. Tính đương lượng và số oxi hóa của thiếc trong mỗi trường hợp, biết khối lượng nguyên tử thiếc là 118,7.

12. 1,355 g một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ 1,00 g NaOH. Tính đương lượng của muối sắt clorua, định công thức phân tử của nó.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023

13. Tìm đương lượng của kim loại, biết rằng từ 2 g hiđroxit kim loại này có thể tạo thành 3,74gam muối sunfat kim loại.

Download tài liệu để xem chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương Hóa học đại cương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *