Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi – Đáp án thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn, Toán – Có hướng dẫn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay (23/06/2014), hơn 70 nghìn thí sinh sẽ thi vào lớp 10. Buổi sáng các thí sinh dự thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút, buổi chiều thi môn Toán.

Các môn chuyên sẽ được thi vào ngày 24/6 gồm: Ngữ văn, Toán, tin học, Sinh học, tiếng Pháp, tiếng Nhật; ngày 25/6, thi các môn chuyên còn lại là Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, tiếng Anh.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đề thi các môn dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9.

Wikihoc.com sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có đề thi của từng môn. Mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Xem đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội môn Toán.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội môn Toán:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội môn Ngữ Văn:

Phần I (7 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong chuyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
– Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với người cha trong chuyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha, vì chiến tranh xa cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh. Từ cảnh ngộ của người cha trong 2 tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về chiến tranh?

Phần II (3 điểm)

Cho đoạn thơ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2013)

1. Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên.

2. Theo em, việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì?
Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về côi nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Chân chạm đất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi – Đáp án thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn, Toán – Có hướng dẫn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *