Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi – Lần 2 (có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến rất gần, với mong muốn cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và ôn thi hữu ích đến các bạn thí sinh, Wikihoc.com xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2). Việc luyện tập với đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử đồng thời giúp các bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài thi.

SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 5 trang)
THI TIẾP CẬN THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN LỊCH SỬ – 12
Thời gian làm bài: 50 Phút

Câu 1: Qua đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A. “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” .
B. “Tăng gia sản xuất”.
C. “Tất đất, tất vàng”.
D. “Người cày có ruộng”.

Câu 2: Mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu của Mĩ là

A. biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình.
B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
C. tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
D. ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới.

Câu 3: Hệ quả của Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ là

A. Nhật được xây dựng lại lực lượng quân đội thường trực.
B. Mĩ tăng viện trợ quân sự giúp Nhật xây dựng lại lực lượng vũ trang.
C. Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.
D. Nhật được Mĩ trang bị vũ khí hạt nhân.

Câu 4: Để thực hiện thành công chiến lược toàn cầu, biện pháp mà Mĩ đã không sử dụng là

A. gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược,bạo loạn, đảo chính lật đổ ở nhiều nơi.
B. khởi xướng Chiến tranh lạnh.
C. thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang.
D. tiến hành viện trợ cho các nước Đông Âu.

Câu 5: Văn kiện nào dưới đây không chứa đựng nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp?

A. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa .
B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
C. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 6: Chiến thắng nào của quân ta đã giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương?

A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Quân đội Việt-Campuchia đập tan hành quân xâm lược Campuchia năm 1970 của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Quân đội Việt-Lào đập tan hành quân Lam Sơn 719 xâm lược Lào năm 1971 của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Quốc tế cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập .
B. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
C. Chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn.
D. Khẳng định quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

Câu 8: Chiến dịch Biên Giới là chiến dịch lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp do

A. quân ta phản công và đánh thắng địch.
B. quân ta chủ động mở và giành thắng lợi.
C. quân ta đã phối hợp với bộ đội Lào và Campuchia
D. ta kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao và giành thắng lợi.

Câu 9: Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh lớp 12 - Trường THPT Lê Xoay tỉnh Vĩnh Phúc Năm học 2011 - 2012

A. Quân Mĩ rút về nước, quân Sài Gòn mất chỗ dựa.
B. Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ với quy mô lớn cho chính quyền Sài Gòn.
C. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, có điều kiện tăng nguồn lực chi viện cho miền Nam.
D. Ở miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.

Câu 10: Nội dung nào không phải lí do khiến các nước Đông Nam Á thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

A. Sau khi giành độc lập, các nước gặp nhiều khó khăn nên liên kết nhau để cùng phát triển
B. Các tổ chức hợp tác khu vực đang hình thành ở nhiều nơi, cổ vũ Đông Nam Á liên kết.
C. Nhanh chóng trở thành những cường quốc kinh tế, cạnh tranh với các nước thực dân cũ
D. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

Câu 11: Tình hình chung về kinh tế của các nước tư bản Tây Âu từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 là

A. vượt qua Mĩ và Nhật Bản. B. phát triển nhanh, liên tục
C. vẫn còn lệ thuộc Mĩ. D. khủng hoảng, suy thoái.

Câu 12: Thắng lợi của ta đối với Mĩ qua Hiệp định Giơne năm 1954 là

A. Mĩ buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
B. Mĩ từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam.
C. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Mĩ chấm dứt quan hệ đối đầu chuyển sang quan hệ hòa hoãn, đối thoại với Việt Nam.

Câu 13: Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ 1978) có nội dung gì?

A. Cải tổ chính trị, kinh tế, xóa bỏ toàn bộ nền tảng của chủ nghĩa xã hội.
B. Tập trung vào khoa học công nghệ, tư nhân hoá khu vực kinh tế nhà nước.
C. Phát triển kinh tế làm trọng tâm, cải cách và mở cửa.
D. Chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 14: Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ có âm mưu gì mới so với các chiến lược chiến tranh trước đó?

A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Thu hẹp phạm vi chiến tranh để dễ dàng giành lại thế chủ động.
C. Bắt tay với các cường quốc TBCN tấn công ta từ nhiều phía.
D. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu.

Câu 15: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng vị trí vai trò của Liên Hợp Quốc?

A. Là một tổ chức khu vực phát triển năng động trên hầu hết các lĩnh vực, thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác
B. Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
C. Đã tạo dựng được quan hệ đối tác tin cậy với tất cả các nước lớn, các khu vực quan trọng trên thế giới
D. Là tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh

Câu 16: Hạn chế trong hoạt động đấu tranh của tư sản Việt Nam là

A. chỉ đòi hỏi quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. nhanh chóng rơi vào con đường cải lương thỏa hiệp với Pháp.
C. không lôi kéo quần chúng tham gia đấu tranh.
D. không liên kết với địa chủ.

Câu 17: Để đảm bảo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thống nhất thành

A. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Việt Liên.
D. Mặt trận Dân chủ Việt Nam.

Câu 18: Bản Chỉ thị đã chỉ rõ hình thức đấu tranh cao nhất khi có điều kiện kể từ sau ngày 9-3-1945 là

A. biểu tình, thị uy. B. vũ trang du kích.
C. tổng khởi nghĩa. D. bất hợp tác, bãi công, bãi thị.

Câu 19: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

A. mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
C. đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
D. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apácthai.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Cửu Âm Chân Kinh Mobile

Câu 20: Thắng lợi của ta đối với Pháp qua Hiệp định Giơne năm 1954 là

A. Pháp thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
B. Pháp chấm dứt quan hệ đối đầu chuyển sang quan hệ hòa hoãn, đối thoại với Việt Nam.
C. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
D. Pháp buộc phải bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ cho chiến tranh Đông Dương.

Câu 21: Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta mang tính chất nhân dân?

A. Vì mục đích của cuộc kháng chiến là giành quyền làm chủ về tay nhân dân.
B. Vì toàn dân tham gia kháng chiến, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
C. Vì nhân dân ta tự vũ trang đứng lên kháng chiến chống Pháp.
D. Vì nhân dân quyết tâm kháng chiến chống Pháp.

Câu 22: Mĩ và chính quyền Sài Gòn xây dựng “ấp chiến lược” với mục đích

A. tách dân khỏi cách mạng, kìm kẹp nhân dân, “bình định” miền Nam.
B. giải quyết ruộng đất cho nông dân miền Nam.
C. chống chiến tranh du kích ở miền Nam.
D. khôi phục kinh tế miền Nam, ổn định chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 23: Sự kiện tác động rất lớn đến sự thay đổi chính sách của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm 1939 – 1945 là

A. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
B. Pháp tham gia chiến tranh thế giới hai và nhanh chóng đầu hàng phát xít Đức.
C. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ.
D. Chiến tranh thế giới II bùng nổ.

Câu 24: Sự lựa chọn con đường cầm vũ khí đứng lên kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự lựa chọn đúng đắn, kịp thời vì

A. nhân dân ta có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Pháp đã làm mất khả năng tiếp tục đấu tranh bằng chính trị, ngoại giao của ta .
C. Pháp có âm mưu xâm lược hoàn toàn đất nước ta lần nữa .
D. đây là hành động tự vệ chính nghĩa và cần thiết của nhân dân ta để bảo vệ độc lập.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

A. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
B. đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava.
C. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Câu 26: Cuộc tổng giao chiến lịch sử mở đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta ở

A. các đô thị phía Nam vĩ tuyến 16. B. các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
C. Sài Gòn 23/9/1945. D. Việt Bắc 1947.

Câu 27: Với những chính sách đối ngoại tích cực của mình sau Chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô được xem là

A. thành trì, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
B. quốc gia xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.
C. cường quốc lãnh đạo thế giới.
D. quốc gia có vị trí và tiếng nói quan trọng nhất trong Liên Hợp Quốc.

Câu 28: Mục đích quan trọng nhất của việc ta kí kết hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) với Pháp là

A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. Tạo điều kiện để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
C. Thể hiện thiện chí hòa bình của ta với Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Phân hóa triệt để kẻ thù, tập trung đánh đúng kẻ thù chủ yếu, trước mắt.

Câu 29: Những hành động can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương là

A. bắt tay với các nước lớn xã hội chủ nghĩa để cô lập ta .
B. công nhận chính phủ Bảo Đại, viện trợ cho Pháp.
C. đưa quân đội sang chiến trường Đông Dương.
D. xây dựng căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Câu 30: Từ 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A. cách mạng trắng trong nông nghiệp. B. cách mạng xanh trong nông nghiệp.
C. Cách mạng công nghiệp. D. Cách mạng công nghệ.

Câu 31: Điểm giống nhau giữa Hiệp định Pari 1973 với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là

Tham khảo thêm:   Quyết định 28/2012/QĐ-UBND Quy định giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

A. được kí kết sau những thất bại của kẻ thù trên mặt trận chính trị.
B. đều buộc Mỹ phải trực tiếp kí kết và công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. được kí kết sau một khoản thời gian dài đấu trí trên bàn đàm phán ngoại giao.
D. được kí kết sau những thắng lợi quân sự lớn, quyết định của ta trên chiến trường.

Câu 32: Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mục tiêu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là

A. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. đánh đổ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày.
C. đánh Pháp giành độc lập cho ba nước Đông Dương.
D. chống chính sách khủng bố, đòi nới rộng quyền dân sinh, dân chủ.

Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc Tiến công chiến lược 1972?

A. Giáng một đòn nặng đầu tiên vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Mở ra một bước ngoặc lớn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Giáng một đòn nặng vào quân đội Sài Gòn, công cụ chủ yếu của Mĩ.
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

Câu 34: Nội dung của phong trào “vô sản hóa” là

A. phát động quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
B. đưa hội viên vào các nhà máy, xí nghiệp cùng lao động và sống với công nhân.
C. tuyên truyền, lôi kéo thanh niên, trí thức gia nhập hội.
D. xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước.

Câu 35: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) đã chủ trương thành lập ở Việt Nam tổ chức

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Liên Việt.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

Câu 36: Hoàn cảnh của miền Bắc sau Hiệp định Pari là

A. giành được chính quyền. B. đã được giải phóng.
C. tiếp tục chi viện cho miền Nam. D. hòa bình lập lại.

Câu 37: Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN đã được xác định trong văn kiện nào?

A. Hiệp định thương mại tự do AFTA năm 1992.
B. Hiệp định về Thương mại Hàng hoá ASEAN năm 2010.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á tại Bali (Inđônêxia- 1976).
D. Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015.

Câu 38: Mục đích của kế hoạch Nava là

A. thực hiện chính sách đánh nhanh thắng nhanh.
B. củng cố thế chủ động chiến lược tại đồng bằng Bắc Bộ.
C. trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
D. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương.

Câu 39: Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước chủ yếu là do

A. khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.
B. sự hợp tác, đối thoại, trợ giúp của các nước phát triển.
C. khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ từ bên ngoài.
D. sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

Câu 40: Nội dung nào hoàn toàn không đúng khi nói về ý nghĩa của vĩ tuyến 17 theo quy định của Hiệp định Giơnevơ?

A. Việt Nam bị chia thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17.
B. Quân đội Việt Nam và Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam vĩ tuyến 17.
C. Vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời.
D. Hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17 là một khu phi quân sự.

……………HẾT……………..

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1, D

2, D

3, C

4, D

5, A

6, D

7, B

8, B

9, B

10, C

11, B

12, C

13, C

14, A

15, B

16, C

17, A

18, C

19, B

20, C

21, B

22, A

23, B

24, D

25, A

26, B

27, A

28, D

29, B

30, D

31, D

32, A

33, D

34, B

35, D

36, D

37, C

38, C

39, C

40, A

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi – Lần 2 (có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *