Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Sửa đổi Quy định về chế độ làm việc của giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên (GV) phổ thông, thay thế Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

– Làm rõ thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng đã bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

– Quy định theo năm định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (Thông tư 28 quy định theo tuần):

+ Đối với hiệu trưởng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

+ Đối với phó hiệu trưởng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy hàng năm.

Nội dung Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 15/2017/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 28/2009/TT-BGDĐT NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tham khảo thêm:   GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế Giải Giáo dục công dân 11 trang 64

1. Khoản 1, Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Văn bản này áp dụng đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là các trường phổ thông) và trường dự bị đại học”.

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”.

3. Bổ sung khoản 2a, Điều 5 như sau:

“2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

4. Điểm a, khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

5. Bổ sung khoản 2a, Điều 6 như sau:

“2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết”.

6. Khoản 2, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê Những bài văn hay lớp 10

Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”.

7. Bổ sung khoản 2a, Điều 7 như sau:

“2a. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư này”.

8. Bổ sung khoản 2a, 5a, 5b, Điều 8 như sau:

“2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần”.

“5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần”.

“5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần”.

9. Khoản 1, khoản 2, Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.

1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.

“2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”.

10. Bổ sung khoản 2a, Điều 10 như sau:

“2a. Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết”.

11. Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

” 2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;

b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Stop And Check 3B Stop And Check 3B trang 114 Explore Our World (Cánh diều)

c) Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;

d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục”.

12. Bổ sung khoản 2a, Điều 11 như sau:

“2a. Tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định:

a) Dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông và đặc thù (nếu có) đối với trường phổ thông và khung chương trình đối với trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn;

b) Đảm bảo số tiết theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định tại Thông tư này và công khai tại hội nghị công chức, viên chức hằng năm của nhà trường”.

13. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học.

Hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học chịu trách nhiệm tổ chức việc thực hiện chế độ làm việc và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chế độ làm việc theo Quy định này”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Văn phòng Quốc Hội;
– UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Các Sở GDĐT (để triển khai thực hiện);
– Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Cục NGCBQLGD, Vụ Pháp chế.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Sửa đổi Quy định về chế độ làm việc của giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *