Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Đại số lớp 8 được Wikihoc.com sưu tầm từ những đề thi hay, giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 tham khảo để các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập thật tốt!
Đề kiểm tra 1 tiết môn Đại số lớp 8
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2 điểm) Thực hiện phép tính:
a) (2x2 – 3yz + x3) b) (24x5 -12x4 + 6x2 ) : 6x2
c) (2x + 3)2 + (2x – 3)2 – (2x + 3)(4x – 6) + xy d) (4x2 + 4x + 1) : (2x + 1)
Câu 2: (2 điểm) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2+ x – y2+ y b) 3x2 + 3y2 – 6xy -12
c) 3x + 3y – x2 – 2xy – y2 d) x3 – x + 3x2y + 3xy2 – y + y3
Bài 3: (2 điểm) ) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – y2 – 2x – 2y
b) 18 m2 – 36 mn + 18 n2 – 72 p2
Bài 4: (2 điểm)
a. Rút gọn biểu thức: A = x2 (x + y) + y2 (x + y) + 2x2y + 2xy2
b. Làm tính chia: (x3 + 4x2 – x – 4) : (x + 1)
Bài 5: (1 điểm) Tìm x, biết: x (3x + 2) + (x + 1)2 – (2x – 5 )(2x + 5) = – 12
Bài 6: (1 điểm) Tìm n € Z để 2n2 + 5n – 1 chia hết cho 2n – 1
ĐỀ SỐ 3
Bài 1: (2đ) Rút gọn các biểu thức sau:
a) (4x – 3)(x – 5) – 2x(2x – 11) b) (x + 1)(x2 – x + 1) – (x – 1)(x2 + x + 1)
c) (2x + 3)(2x – 3) – (2x + 1)2 d) (x2 – 3x + xy – 3y) : (x + y)
Bài 2: (2đ) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x – xy + y – y2 b) x2 – 4x – y2 + 4
c) x2– 2x – 3 d) (x2 – 3x – 1)2 – 12 (x2 – 3x – 1) + 27
Bài 3: (2đ) Tìm x, biết:
a) x2 + 3x = 0 b) x3 – 4x = 0
c) x2 + 5x = 6 d) x2 – 2015x + 2014 = 0
Bài 4: (2đ)
a. Tìm a sao cho: 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho x + 2
b. Tìm giá trị của n để giá trị của f(x) chia hết cho giá trị của g(x)
f(x) = x2 + 4x + n
g(x) = x – 2
Bài 5: (2đ)
a. Chứng minh rằng x – x2 – 1 < 0 với mọi số thực
b. Tìm giá trị nhỏ nhất của đa thức sau: f(x) = x2 – 4x +9
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Bài 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả đúng trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng 180o
B. Tổng số đo hai góc đối của một tứ giác bằng 180o
C. Tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng 360o
D. Số đo mỗi góc của một tứ giác bằng 90o
Câu 2: Trong tam giác ABC có MA = MB và MN // BC khi đó :
A. NA = NC. B. NA < NC.
C. NA > NC. D. MA = NA.
Câu 3: Tứ giác có các góc đối bằng nhau là:
A. Hình thang cân B. Hình bình hành C. Hình chữ nhật D. Hình thoi
Câu 4: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
B. Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau .
C. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường, và là phân giác của mỗi góc.
D. Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
Câu 5: Hình chữ nhật có độ dài các cạnh là 6cm và 8cm thì độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó là:
A. 14cm B.10cm C. 5cm D. 28cm
Câu 6: Điều kiện để hai điểm A và B đối xứng với nhau qua điểm O là:
A. OA = OB B. OA = OB và O, A, B thẳng hàng
C. O là trung điểm của đoạn thẳng AB D. OA = AB
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm)
Cho tam giác ABC, M là một điểm bất kì trên cạnh BC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và D.
a/ Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
b/ Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AM. Chứng minh ba điểm D, O, E thẳng hàng
Bài 2: (4,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Chứng minh rằng điểm K đối xứng với điểm M qua AC.
b) Tứ giác AKCM là hình gì? Vì sao?
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Đại số lớp 8 Đề kiểm tra 45 phút môn Đại số lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.