Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2 Đề thi minh họa môn Sinh học năm 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2 (Có đáp án) kèm theo là tài liệu mà Wikihoc.com muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Sinh học dưới đây nhé!

Đề thi minh họa môn Sinh học năm 2018

SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH

TRƯỜNG THPT CÔNG NHIỆP

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi khoa học tự nhiên; môn Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu 1. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

A. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.

C. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

D. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

Câu 2. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
(1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết;
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3;
(3) Tạo các dòng thuần chủng;
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 2, 4, 1. C. 2, 3, 4, 1. D. 2, 1, 3, 4.

Câu 3. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

Tham khảo thêm:   Công văn 1636/TCHQ-TXNK Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô

A. Đười ươi. B. Vượn. C. Gôrilia. D. Tinh tinh.

Câu 4. Tiêu hóa là quá trình

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.

D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.

Câu 5. Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

B. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.

C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất

D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

Câu 6. Quần xã sinh vật là

A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.

C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 7. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

A. NH+4, NO-3. B. N2+, NH3+. C. NH4-, NO+3. D . N2+, NO-3.

Câu 8. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở

A. động vật kí sinh. B. động vật. C. thực vật. D. động vật ít di động.

Câu 9. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

B. Lực đẩy áp suất rễ.

C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

D. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Trăng mờ

Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.

B. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì.

C. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi.

D. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây.

Câu 11. Trình tự các giai đoạn của quá trình tiến hoá sự sống trên trái đất là:

A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá sinh học.

B. Tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học.

C. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học.

D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học – tiến hoá tiền sinh học.

Câu 12. Cân bằng nội môi là

A. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

B. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.

C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Câu 13. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

C. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Câu 14. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.

C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

Câu 15. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp ở thực vật?

Tham khảo thêm:   TOP nhân vật có kỹ năng bị động tốt nhất trong Free Fire

A. 36 phân tử . B. 32 phân tử. C. 34 phân tử. D. 38 phân tử.

Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục

A. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

B. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.

C. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.

D. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.

Câu 17. Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (5).

Câu 18. Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin đúng về sự phiên mã và dịch mã cả tế bào nhân thực và nhân sơ là

A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (4)

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2 Đề thi minh họa môn Sinh học năm 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *