Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Toán (Có ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 12 Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 theo chương trình mới.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6

TT Chương/Chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Tổng % điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1

Chương I: SỐ TỰ NHIÊN

(25 tiết)

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

2

(0,5đ)

2

(2,0đ)

4

25 %

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

3

(0,75đ)

2

(1,5đ)

5

22,5%

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

3

15 %

Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

3

(0,75đ)

1

(0,5đ)

1

(1đ)

5

22,5 %

2

Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

(4 tiết)

Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

3

15%

Tổng 12 1 3 3 1 20
Tỉ lệ % 40% 25% 25% 10% 100%
Tỉ lệ chung 65% 35% 100%

Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biêt

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chương I: SỐ TỰ NHIÊN

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Nhận biết

Nhận biết tập hợp và các phần tử của nó

– Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

Thông hiểu

– Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

– Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

2 (TN)

C1,2

2 (TL)

C2a, 2b

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Nhận biết

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên;

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

3 (TN)

C3,4,5

2 (TL)

C3a,b

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.

Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

Nhận biết

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội

– Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

Vận dụng:

– Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên.

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,…).

Vận dụng cao:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc).

5(TN)

C6,7,8,9,

10

1 (TL)

C4a

1 (TL)

C4b

1 (TL)

C5

2

Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Tam giác đều, hình vuông, Lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

Nhận biết

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản về cạnh góc, đường chéo của hình chữ nhật, hình bình hành , hình thoi

2 (TN)

C11,C12

1 (TL)

C1

Tổng

12 (TN)

1(TL)

3(TL)

3 (TL)

1 (TL)

Tỉ lệ %

40%

25%

25%

10%

Tỉ lệ chung

65%

35%

Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023

Trường THCS………………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – TOÁN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Cho tập hợp A = {a; b; c; d}, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. c ∈ A
B. d ∈ A
C. e ∈ A
D. a ∉ A

Câu 2. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các phần tử là số tự nhiên?

A. left{frac{3}{5};2right}
B. {1; 2; 3}
C. left{2frac{1}{3};5right}
D. {0; 2; 4}

Câu 3. Với a, m, n là các số tự nhiên, khẳng định nào sau đây đúng?

A. am . an = am + n (a ≠ 0)
B. am . an = am.n (a ≠ 0)
C. am : an = am.n (a ≠ 0)
D. am : an = m – n (a ≠ 0)

Câu 4. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc là:

A. Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ.
B. Nhân chia → Cộng trừ → Lũy thừa.
C. Nhân chia → Lũy thừa → Cộng, trừ.
D. Cộng, trừ → Nhân, chia → Lũy thừa.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Tiếng Anh 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án PowerPoint Tiếng Anh 10 - Global Success

Câu 5. Kết quả của phép tính 23. 22 là:

A. 45
B. 25
C. 26
D. 46

Câu 6. Số tự nhiên nào sau đây chia cho 5 dư 2?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 7. Số tự nhiên nào sau đây chia hết cho cả 2 và 5?

A. 126
B. 259
C. 430
D. 305

Câu 8. Trong các số tự nhiên sau, số nào là số nguyên tố?

A. 4
B. 7
C. 18
D. 25

Câu 9. Số tự nhiên nào sau đây là ước của 10?

A. 0
B. 3
C. 2
D. 11

Câu 10. Số tự nhiên nào sau đây là BCNN(4, 6)?

A. 15
B. 12
C. 10
D. 9

Câu 11. Khi mô tả các yếu tố của hình vuông, khẳng định nào sau đây sai:

A. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau;
B. Hình vuông có 4 góc vuông;
C. Hình vuông có các cạnh đối không bằng nhau;
D. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 12. Hình nào sau đây là hình chữ nhật?

Câu 12

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Trong hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác đều? Hãy viết tên các tam giác đều đó.

Câu 1

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7.

b) Viết các số 23 và 29 bằng số La Mã.

Câu 3. (1,5 điểm)

a) Thực hiện phép tính: ( tính hợp lý nếu có thể) 12. 35 + 12. 65

b) Tìm x, biết: (123 – 4x) – 67 = 23

Câu 4. (1,5 điểm)

a) Tìm tập hợp BC (30; 45)

b) Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thế chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số y tá được chia đều vào các tổ ?

Câu 5. (1,0 điểm) Tìm n ∈ N biết để 3 chia hết cho n + 2.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

A

A

B

D

C

B

C

B

C

A

II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Có ba tam giác đều đó là: ABC; ACE; CED .

1,0

2

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7 là:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}

0,5

b) XIII, XXIX

0,5

3

a) 12. 35 + 12. 65

= 12. (35 + 65)

= 12. 100

= 1200

0,25

0,25

b) (123 – 4x) – 67 = 23

(123 – 4x) – 67 = 8

123 – 4x = 8 + 67

123 – 4x = 75

4x = 123 – 75

4x = 48

x = 48: 4

x = 12

Vậy x = 12

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a) 30 = 2.3.5

45 = 32.5

BCNN (30,45) = 2.32.5 = 90

BC(30,45) = {0; 90; 180;270;…}

0,25

0,25

b) Gọi số tổ là a (a ∈ N*)

Theo bài ra 24 bác sĩ và 108 y tá được chia đều vào các tổ nên ta có:

24 vdots a

108 vdots a

⇒ a ∈ ƯC (108; 24)

Mà số tổ được chia là nhiều nhất nên a = ƯCLN(108; 24)

Ta có: 24 = 23.3

108 = 22.33

=> ƯCLN(24,108) = 22.3 = 12

=> a = 12

Vậy có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành 12 tổ.

0,25

0,25

0,25

0,25

5

Để 3 chia hết cho n + 1

⇒ (n + 1) ∈ Ư(3) = {1;3}

⇒ n ∈ {0;2}

Vậy n ∈ {0;2}

0,25

0,5

0,25

0,25

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023

Cấp độ Chủ đề Mức 1
(Nhận biết)
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL

1. Tập hợp các số tự nhiên.

C1,4: Biết khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp.

C2,3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau, giá trị của chữ số trong một số tự nhiên

C(9,10,11): Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.

C21a,b: Thực hiện được cộng trừ nhân chia STN

C21c: Vận dụng linh hoạt các phép tính trong N.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (C1, 2, 3, 4)

1

10%

3 (C9, 10, 11)

0,75

7,5%

2/3 C21

1

10%

1/3 C21

1

10%

8

3,75

37,5%

Thành tố NL

C1, 2, 3, 4 – TD

C9, 10, 11 – GQVĐ

GQVĐ

GQVĐ

2. Tính chất chia hết trong tập hợp số tự nhiên

C5,6: Biết được t/c chia hết của 1 tổng

C7: Biết được thế nào là số nguyên tố.

C8: Biết khái niệm ƯCLN

C12. Hiểu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

C13. Hiểu t/c chia hết của 1 tổng

C14. Hiểu quy tắc tìm BCNN

C22: Áp dụng quy tắc tìm ƯCLN vào giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(5, 6, 7, 8)

1

10%

3 (12, 13, 14)

0,75

7,5%

1 (C22)

1,5

15%

1(C24)

0,5

5%

9

3,75

37,5%

Thành tố NL

TD

C12,13:GQVĐ

C14 TD

TD-GQVĐ

TD-GQVĐ

3. Một số hình phẳng trong thực tiễn.

C15. Biết được số đo góc trong tam giác cân.

C16. Nhận biết được yếu tố trong hình vuông.

C17,18: Biết công thức tính chu vi hình chữ nhật. Diện tích hình bình hành

C19,20: Nắm được công thức tính diện tích hình thang và chu vi hình bình hành

C23: Áp dụng công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật để giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (15,16, 17, 18)

1

10%

2(C19, 20)

0,5

5%

1(C23)

1

10%

7

2,5

25%

Thành tố NL

C15, 16: TD

C17, 18: TD, MHH

C19: GQVĐ

C20: MHH-GQVĐ

MHH-GQVĐ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

3

30%

9 + 2/3

4

40%

1+1/3

2,5

25%

1

0,5

5%

24

10

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Tập hợp nào dưới đây có 5 phần tử?

A = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | x > 3}
B = {x ∈ N ∈N | x < 6}
C = {x ∈ N ∈N | x ≤ 4}
D = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | 4 < x ≤ 8}

Câu 2: Cho tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp M?

A. 13
B. 23
C. 33
D. 43

Câu 3: Số 1 080 chia hết cho bao nhiêu số trong các số sau đây: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24, 25?

A. 10 số
B. 9 số
C. 8 số
D. 7 số

Câu 4: Hằng gấp được 97 ngôi sao và xếp vào các hộp, mỗi hộp 8 ngôi sao. Số ngôi sao còn thừa không xếp vào hộp là:

A. 5 ngôi sao
B. 1 ngôi sao
C. 6 ngôi sao
D. 2 ngôi sao

Câu 5: Phân tích số 154 ra thừa số nguyên tố được:

A. 154 = 2 . 7 . 11
B. 54 = 1 . 5 . 4
C. 154 = 22 . 3 . 5
D. 154 = 2 . 7 . 13

Câu 6: Hình nào dưới đây là hình vẽ chỉ tam giác đều?

A. Câu 6

B. Câu 6

C. Câu 6

D. Câu 6

Câu 7: Hai đường chéo hình thoi có độ dài lần lượt bằng 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là:

A. 90 cm2
B. 96 cm2
C. 108 cm2
D.120 cm2

Câu 8: Chọn câu sai trong các câu dưới đây?

Cho hình vẽ

Câu 8

Lục giác đều ABCDEG là hình có:

A. Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G, O bằng nhau.
B. Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.
C. Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.
D. Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.

Tham khảo thêm:   Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng Giải Sinh 10 trang 78 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

II. Phần tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):

1) Thực hiện các phép tính:

a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150;
b) 160 – (4 . 52– 3 . 23);
c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220.

2) Tìm BCNN của các số 28, 54.

Bài 2 (1,5 điểm): Tính diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật DCNM, biết hình chữ nhật DCNM có chu vi bằng 180 cm và chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN.

Bài 2

Bài 3 (2 điểm):Một đội y tế gồm 48 bác sĩ và 108 y tá. Hỏi có thể chia đội y tế thành nhiều nhất bao nhiêu tổ để số bác sĩ và y tá được chia đều vào các tổ?

Bài 4 (0,5 điểm):Chứng tỏ A chia hết cho 6 với A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023

I. Phần trắc nghiệm

Bảng đáp án (0,5 × 8 = 4 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: B

Câu 8: A

Hướng dẫn chi tiết

Câu 1:

Viết các tập hợp đã cho dưới dạng liệt kê các phần tử ta được

A = {4; 5; 6; … } (tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3)

B = {0; 1; 2; 3; 4; 5} (tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 6)

C = {0; 1; 2; 3; 4} (tập hợp C các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 4)

D = {5; 6; 7; 8} (tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 8)

Vậy ta thấy tập hợp C có 5 phần tử.

Chọn đáp án C.

Câu 2:

Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3.

Ta thấy các số 13, 23, 33, 43 đều có chứa chữ số 3, nhưng 13 < 14 nên 13 không thuộc tập hợp M.

Chọn đáp án A.

Câu 3:

Số 1 080 có chữ số tận cùng là 0 nên nó chia hết cho cả 2 và 5.

Số 1 080 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 + 0 = 9 chia hết cho 3 và 9 nên nó chia hết cho cả 3 và 9.

Ngoài ra: 1 080 : 4 = 270; 1 080 : 6 = 180; 1 080 : 8 = 135; 1 080 : 12 = 90; 1 080 : 24 = 45; 1 080 : 25 = 43 (dư 5).

Vậy số 1 080 chia hết cho các số: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24.

Do đó nó chia hết cho 9 số trong các số đã cho.

Chọn đáp án B.

Câu 4:

Mỗi hộp có 8 ngôi sao nên ta thực hiện phép chia:

97 : 8 = 12 (dư 1)

Vậy còn thừa 1 ngôi sao không xếp vào hộp.

Chọn đáp án B.

Câu 5:

Ta phân tích 154 ra thừa số nguyên tố:

Vậy 154 = 2 . 7 . 11.

Chọn đáp án A.

Câu 6:

Tam giác đều là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau, vậy trong các hình đã cho, hình vẽ D chỉ tam giác đều.

Câu 6

Chọn đáp án D.

Câu 7:

Diện tích hình thoi bằng 1 2 12 tích độ dài hai đường chéo.

Vậy diện tích của hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 16 cm và 12 cm là:

S = 1 2 .16 .12 = 96 S=12.16.12=96 (cm2).

Chọn đáp án B.

Câu 8:

Lục giác đều ABCDEG có các tính chất:

Câu 8

+ Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G bằng nhau.

+ Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.

+ Ba đường chéo chính AD, BE, CG cắt nhau tại điểm O.

+ Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.

Vậy đáp án A sai (vì góc ở đỉnh O không bằng các góc ở đỉnh của lục giác).

Chọn đáp án A.

II. Phần tự luận

Bài 1:

1) a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150

= 30 . (75 + 25) – 150

= 30 . 100 – 150

= 3 000 – 150 = 2 850

b) 160 – (4 . 52– 3 . 23)

= 160 – (4 . 25 – 3 . 8)

= 160 – (100 – 24)

= 160 – 76 = 84

c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220

= [36 . 4 – 4 . (82 – 77)2] : 4 – 1

= [36 . 4 – 4 . 52] : 4 – 1

= [36 . 4 – 4 . 25] : 4 – 1

= [4 . (36 – 25)] : 4 – 1

= 4 . 11 : 4 – 1 = 11 – 1 = 10

2) Đề tìm BCNN của 28 và 54, ta phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.

Ta có: 28 = 4 . 7 = 22 . 7

54 = 6 . 9 = 2 . 3 . 32 = 2 . 33

Vậy BCNN(28, 54) = 22 . 33 . 7 = 4 . 27 . 7 = 756.

Bài 2:

Nửa chu vi hình chữ nhật DCNM là: 180 : 2 = 90 (cm)

Khi đó: MN + CN = 90 (cm)

Chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN

Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần)

Chiều dài MN (hay CD) của hình chữ nhật DCNM là: 90 : 5 . 4 = 72 (cm)

Chiều rộng CN (hay DM) của hình chữ nhật DCNM là: 90 – 72 = 18 (cm)

Diện tích hình chữ nhật DCMN là: 18 . 72 = 1 296 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD là: 72 . 20 = 1 440 (cm2)

Diện tích hình H là: 1 296 + 1 440 = 2 736 (cm2).

Bài 3:

Gọi x là số tổ nhiều nhất được chia (x là số tự nhiên khác 0).

Vì số bác sĩ được chia đều vào mỗi tổ nên 48 ⁝ x

Số y tá được chia đều vào mỗi tổ nên 108 ⁝ x

Do đó x là ước chung của 48 và 108, mà x là nhiều nhất nên x là ƯCLN của 48 và 108.

Ta có: 48 = 24 . 3

108 = 22 . 33

Suy ra ƯCLN(48, 108) = 22 . 3 = 12 hay x = 12 (thỏa mãn).

Vậy có thể chia được nhiều nhất 12 tổ.

Bài 4:

A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100

A = (2 + 22) + (23 + 24) + … + (299 + 2100)

A = 6 + 22 . (2 + 22) + … + 298 . (2 + 22)

A = 6 + 22 . 6 + … + 298 . 6

A = 6 . (1 + 22 + … + 298)

Vậy A chia hết cho 6 (theo tính chất chia hết của một tích).

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Số tự nhiên

(23 tiết)

Số tự nhiên. Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

2

(TN1,2)

0,5đ

3

(TL13BCD)

1.5đ

6,5

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

4

(TN3456)

1.0 đ

2

(TL13A

14B)

2

(TL14AC,D)

1,5 đ

1

(TL13E)

1 đ

2

Các hình phẳng trong thực tiễn

(11 tiết)

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

3

(TN7,8,9)

0,75 đ

1

(TL15A)

1

(TL15B)

3,5

Hình chữ nhật, Hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

3

(TN10,11,12)

0,75đ

Tổng: Số câu

Điểm

12

3

2

1,0

4

2,5

3

2.5

1

1,0

10,0

Tỉ lệ %

40%

25%

25%

10%

100%

Tỉ lệ chung

65%

35%

100%

Chú ý: Tổng tiết : 34 tiết

Bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 6

TT

Chương/Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

SỐ – ĐẠI SỐ

1

Tập hợp các số tự nhiên

Số tự nhiên. Các phép tính với số tự nhiên.

Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

2TN (TN1,2)

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

– Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

3TL (TL13BCD)

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, …).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính.

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

Nhận biết:

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.

3TN (TN3,4,5)

2TL

(TL13A,14B)

1TN

(TN6)

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

– Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

– Nhận biết được phân số tối giản.

Vận dụng:

– Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.

– Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,…).

1TN

(TN3)

3TL

(TL13E,

14CD)

Vận dụng cao:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc).

1TL

(TL13E)

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

2

Các hình phẳng trong thực tiễn

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều

Nhận biết:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

3TN (TN7,8,9)

Hình chữ nhật, Hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

Nhận biết

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

3TN

(TN10,11,12)

Thông hiểu:

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

1TL

(TL15A)

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản) gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên.

1TL

(TL15B)

Tham khảo thêm:   Lịch thi đấu, kết quả thi đấu CKTG Liên minh huyền thoại 2020

Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023

Câu 1: Trong các số sau số nào là số tự nhiên?

A. frac{4}{9}
B. 3frac{1}{4}
C. 2022
D. 7,8

Câu 2: Cho M là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. 5 ∈ M
B. 10 ∈ M
C. 8 ∉ M
D. 6 ∈ M

Câu 3: Trong các số tự nhiên sau số nào là số nguyên tố

A.16
B. 17
C. 1
D. 33

Câu 4: Số nào sau đây là ước của 10:

A. 0
B. 5
C. 20
D. 40

Câu 5: Trong các tổng sau, tổng nào chia hết cho 3:

A. 400 + 30
B. 123 + 93
C. 13 + 27
D. 1.3.4 + 25

Câu 6: Tìm ý đúng:

A. 4 là ước 3
B. 2 là bội của 5
C. 8 là bội của 4
D. 9 là ước của 26

Câu 7: Trong các hình dưới đây hình vẽ tam giác đều là:

Câu 7

A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.

Câu 8: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các phương án sau:

A. Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
B. Hình vuông là tứ giác có bốn góc bằng nhau.
C. Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
D. Hình vuông là tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau.

Câu 9: Ba đường chéo chính của lục giác ABCDEF là:

A. AB, CD, AC
B. AD, FC, EB
C. AB, CD, EF
D. FE, ED, DC

Câu 10: Yếu tố nào sau đây không phải của hình bình hành?

A. Hai cạnh đối bằng nhau
B. Hai cạnh đối song song
C. Hai góc đối bằng nhau
D. Hai đường chéo bằng nhau

Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải của hình chữ nhật?

A. Hai đường chéo vuông góc với nhau
B. Hai cạnh đối bằng nhau
C. Hai cạnh đối song song
D. Có bốn góc vuông

Câu 12: Chọn câu sai trong các câu dưới đây: Cho hình thoi ABCD

A. AB song song với CD và BC song song với AD.
B. AB = BC = CD= AD
C. AC và BD vuông góc với nhau
D. Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau.

II. Tự luận (7 điểm):

Câu 13 (3 đ):

A) Biểu diễn phép tính sau về dạng một lũy thừa:

B) Tính: 49. 55 + 45.49

C) Cho số 234568, số trăm là?

D) Biểu diễn số 23 dưới dạng số La Mã.

E) Lớp 6A có số học sinh từ 30 đến 40 em khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 6 vừa đủ. Tính số học sinh của lớp 6A?

Câu 14 (2đ):

A) Phân tích số 75 ra thừa số nguyên tố?

B) Trong các số sau: 14; 2022; 52; 234; 1002; 2005. Những số nào chia hết cho 3?

C) Tìm BC (18; 30)

D) Rút gọn phân số frac{48}{60}

Câu 15 (2 đ):

A) Mảnh vườn có kích thước như hình vẽ

Tính diện tích mảnh vườn đó?

B) Giá đất 1m2 là 500 000đ hỏi toàn bộ mảnh vườn giá bao nhiêu tiền?

Câu 15

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

D

B

B

B

C

C

A

B

D

A

D

II. Tự luận:

Câu

Đáp án

Điểm

13A

5.5.5.5.5.5=56

0.5

13B

49. 55 + 45.49 = 49.(55+45)=49.100 = 4900

0.5

13C

Cho số 234568 số trăm là 2345

0.5

13 D

23 = XXIII

0.5

13E

Gọi số HS lớp 6A là x (x ∈ N, 30≤x≤40)

Ta có: x chia hết cho 3,4 và 6 nên x ∈ BC (3;4;6)

BCNN ( 3;4;6) = 22. 3 = 12

BC(3;4;6) = B(12) = {0;12;24;36;48 …}

Vì 30≤x≤40 nên x = 36

Vậy số HS lớp 6a là 36 (HS)

0.25

0.25

0.25

0.25

14A

75 = 3.52

0.5

14B

Trong các số sau: 14; 2022; 52; 234; 1002; 2005.

Những số chia hết cho 3 là: 2022; 234; 1002.

0.5

14C

Tìm BC (18; 30)

BCNN(18; 30) = 2.32.5 = 90

BC (18; 30) = B(90) = { 0;90;180;270…}

0.25

0.25

14D

Thu gọn

frac{48}{60}=frac{48:12}{60:12}=frac{4}{5}

Ư CLN(48;60) = 22 . 3 = 12

0.25

0.25

15a

Tính được diện tích ABCD là 525 m2

Tính diện tích DCFE là:200 m2

Tính diện tích hình: 725 m2

0.5

0.5

15b

Giá tiền: 725 . 500 000 = 362 500 000 đ

1.0

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Toán (Có ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *