Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9.

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 sẽ hướng dẫn cho các em rèn luyện kỹ năng viết văn mạch lạc, lời lẽ ngắn gọn nhưng có ý tứ sâu xa, mỗi câu văn đều gợi cảm xúc và có sức thuyết phục đối với người đọc, luận văn cũng gồm có các phần như đối tượng nghiên cứu, những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu, quá trình thực hiện, giáo viên cũng sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể để học sinh dễ dàng nắm bắt. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm
Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Có thể nói kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn được đánh giá qua bài viết của học sinh. Sau những tiết học Tiếng Việt cho học sinh vốn từ, cấu trúc câu đoạn văn, sự liên kết. Sau các tiết học Văn bản cho học sinh những hiểu biết giá trị tác phẩm, những nội dung phản ánh. Tất cả đều được vận dụng để viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của kiểu bài. Nếu lớp 6 học sinh kể một câu chuyện hay tả cảnh, tả người. Lớp 7 các em đó bắt đầu làm quen với văn nghị luận, cứ thế yêu cầu ngày một cao hơn đối với học sinh ở lớp 9.

Lớp 9, học sinh tiếp tục học kiểu bài nghị luận: Nghị luận xã hội – Nghị luận văn học. Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về Xã hội, về Văn học, về Lịch sử và đặc biệt là kĩ năng trình bày.

Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở các tỉnh ………, học sinh trường tôi Trường THCS Nghĩa Hưng thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính nhất là những em dân tộc ………, Từ thực trạng trên, tôi tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm (lớp 9, học kì II) Soạn văn 9 tập 2 bài 33 (trang 182)

PHẦN II. NỘI DUNG

Quá trình thực hiện một đề tài với hình thức Tổng kết kinh nghiệm:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9” phải cần có thời gian nghiên cứu, thực hiện, kết quả cụ thể do vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị ngay từ những năm học trước và năm học hiện tại. Họ phải trực tiếp giảng dạy lớp 9 ít nhất 3 năm mới đua ra được kinh nghiệm khả thi. Tôi là giáo viên thâm niên, dạy lớp 9 nhiều năm liên tục nên tiến hành đề tài theo kinh nghiêm, sự học hỏi, sự vận dụng, so sánh đối tượng học sinh. Nhưng muốn thành công hay không cần nhiều yếu tố chất lượng học tập của học sinh, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp và sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc học tập của con em.

Vậy vai trò của người giáo viên dạy môn Ngữ văn thì sao? Họ phải giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới bài viết hay, có ý tứ sâu xa, lời lẽ ngắn gọn, hàm xúc, bài viết mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục.

1. Đối tượng nghiên cứu

Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 56 em: một lớp 100% học sinh người dân tộc, một lớp 100 % học sinh người kinh thuộc địa bàn khá thuận lợi của huyện Chư Păh – Gia Lai. Cảm thụ về văn chương và kĩ năng viết văn của các em khá thành thạo, khoảng 20%, đạt mức trung bình 40% còn 30% rất nhiều hạn chế ở bố cục bài văn, nội dung, câu chữ… Những học sinh này rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn. Theo các em đây là môn học “Vừa khô, vừa khó, vừa khổ”. Bởi vì các học sinh có vốn từ yếu, thiếu, nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó.

2. Những thuận lợi và khó khăn

2.1/ Thuận lợi

* Giáo viên

– Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 30 năm, tôi luôn tâm huyết với nghề, chịu khó tự học, học hỏi trên mọi phương diện không ngừng theo từng năm học. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ. Trường có đội ngũ giáo viên đủ năng lực trình độ vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ.

– Chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn luôn đổi mới hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của tất cả giáo viên.

– Cơ sở vật chất của nhà trường khá đủ cho việc giảng dạy.

* Học sinh

– Rất nhiều học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập.

– Nhiều năm liền đội ngũ học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường dự thi cấp huyện, tỉnh đều đạt giải.

– Các em được cung cấp đủ Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.

– Một số em có Tài liệu tham khảo.

2.2/ Khó khăn

* Giáo viên:

– Tài liệu nghiên cứu, tham khảo của bộ môn chưa có nhiều.

– Giáo viên còn khó trong việc giúp hầu hết học sinh thích học môn Ngữ văn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 29/2013/QĐ-TTg Một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015

* Học sinh:

– Chỉ có số học sinh kinh còn học sinh con em người dân tộc (như: Sê- đăng, Ja rai) ở các làng khác nhau, khác tiếng, phần lớn đời sống kinh tế còn hạn hẹp. Do vậy, các em không có điều kiện mua Tài liệu tham khảo, để đọc trang bị kiến thức cho bài viết.

– Học sinh thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, kĩ năng diễn đạt còn yếu.

3. Quá trình thực hiện

Trước thực tế về giáo viên, học sinh và dựa trên cơ sở thuận lợi, khắc phục khó khăn, tôi bước vào công việc:

3.1/ Kiểm tra tình hình, thực trạng của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau:

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
9A 21 em 1- 4,76% 2- 9,52 % 13- 61,90% 5- 23,82 %
9B 35 em 2- 5,71 % 3- 8,57% 23- 65,71% 7- 20,01%

3.2/ Mục tiêu đề ra: Mục tiêu cần đạt của tôi là hướng dẫn học sinh viết được bài văn nghị luận văn học lớp 9 từ đạt yêu cầu đến một bài văn hay. Cuối năm tăng tỉ lệ khá giỏi, hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ yếu

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
9A 21 em 2- 9,52 % 3- 14,28% 14- 66,68% 2- 9,52 %
9B 35 em 3- 8,57% 5- 14,28 % 24- 31,42 % 3- 8,57%

3.3/ Phương pháp tiến hành

Kết quả chất lượng đầu năm là con số cụ thể khi nhận sự phân công của Chuyên môn. Tôi phải cải thiện trong quá trình giảng dạy từ học kì I đến học kì II. Kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy cho tôi niềm tin để thực nghiệm cách làm của và đưa ra phương pháp hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 với mong muốn đưa chất lượng bộ môn đạt kết quả cao hơn.

Để học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học yêu cầu người giáo viên cần phải truyền thụ đúng, đầy đủ, chính xác để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về 2 kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn cách khai thác chi tiết và phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt kết quả tốt nhất.

Đối tượng học sinh khác nhau, áp dụng thế nào với lớp 9A 100% người dân tộc Với, lớp 9B 100% học sinh người Kinh? Tất cả nhờ kĩ năng truyền thụ, luyện rèn tài nghệ của người thầy cô mà chính tôi phải phát huy. Làm gì cũng có mục đích và thành công ở lòng kiên trì, sự quyết tâm.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”…

3.3.1/ Những kiến thức cơ bản

Qua từng tiết dạy Tập làm văn về nghị luận tôi phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận văn học nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng.

– Biết tìm hiểu đề, tìm ý.

– Biết lập dàn ý từ đại cương đến chi tiết.

– Biết dựng đoạn và liên kết đoạn văn.

Học sinh hiểu và phân biệt được sự khác nhau của hai dạng bài trên để từ đó bước vào làm bài đúng, đạt hiệu quả.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1312/2013/QĐ-BTC Xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Lào Cai để khắc phục thiệt hại do mưa đá, lốc xoáy gây ra

3.3.2/ Hướng dẫn học sinh viết bài văn.

Muốn học sinh viết bài văn nghị luận từ đạt yêu cầu đến hay tôi hướng dẫn học sinh chú ý các điều kiện sau:

Bước 1: Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề:

Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); Bàn về nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích) bàn về nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích) ?…)

Trên cơ sở đó mà tiến hành tiếp nội dung các bước sau:

– Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm vi đối tượng mà đề yêu cầu (Nghị luận về một bài thơ hay một đoạn thơ). Cần xác định được đề tài và nội dung của đề bài. Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa chọn)

– Cần hiểu đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu của đề, tránh sai lạc, xác định được giới hạn phạm vi yêu cầu của đề (chứng minh, bình luận, giải thích hay phân tích…) Để từ đó lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng cụ thể ,tiêu biểu cho bài làm.

– Đưa đối tượng phải bàn bạc (nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật …..) gắn câu hỏi tìm ý để có những ý kiến cụ thể (Điều nổi bật nhất, nét tiêu biểu cụ thể? Chi tiết nào biểu hiện? Ý nghĩa xã hội như thế nào? Giá trị tiêu biểu ra sao?…..)

– Đối với từng đối tượng phải bàn cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp.

Bước 2: Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá nhận xét một tác phẩm văn học. Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó, ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay tình cảm, cảm xúc của nhân vật được thể hiện trong một bài thơ. Từ đó có thể làm rõ các vấn đề: Tại sao đối tượng lại có những hành động, suy nghĩ như vậy? Hành động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng cảm xúc như thế nào? Tâm trạng cảm xúc đó nói lên phấm chất gì của đối tượng.

VD: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Cảm nhận bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là: Năm 1978, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả nằm trên giường bệnh tại Huế. Để thấy được cảm xúc của nhà thơ đối với mùa xuân, đất nước. Nhiều hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị sâu lắng cùng với giọng điệu tha thiết tác giả muốn gởi gắm điều nhắn nhủ đầy ý nghĩa khi sắp đi xa.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *