Bạn đang xem bài viết ✅ Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh Lý thuyết và bài tập câu bị động trong tiếng Anh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm mang đến cho các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tiếng Anh đạt hiệu quả cao, Downoad.com.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Câu bị động trong tiếng Anh là một trong những phần kiến thức ngữ pháp quan trọng và phức tạp nằm trong chương trình ôn thi chuyển cấp THCS lên THPT và kì thi THPT Quốc gia mà các bạn cần nắm rõ. Tài liệu bao gồm toàn bộ lý thuyết và bài tập câu bị động trong tiếng Anh. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Lý thuyết và bài tập câu bị động trong tiếng Anh

1.1. Định nghĩa

Câu bị động là gì?

Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.

Ví dụ: + Tôi ăn cái bánh

(câu chủ động: vì chủ ngữ “tôi” thực hiện hành động “ăn”)

+ Cái bánh được ăn bởi tôi

(câu bị động: vì chủ ngữ “cái bánh” không thực hiện hành động”ăn” mà nó bị “tôi” ăn)

Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là “bị” (nếu có hại) hoặc “được” (nếu có lợi)

1.2. Cách chuyển một câu đơn từ chủ động sang bị động

Thông thường khi dạy về câu bị động chúng ta thường đưa ra cho học sinh những cấu trúc tương ứng với các thì nhưng tôi nhận thấy học sinh thường bị bối rối trong hàng chục công thức, không biết lựa chọn công thức nào cho phù hợp. Vì vậy trong chuyên đề này tôi xin được giới thiệu một cách làm khác, chi tiết hơn để học sinh có thể áp dụng được một cách dễ dàng hơn trong mọi thì:

1) Đổi động từ chính thành P.P.

2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) cùng thì với động từ trong câu chủ động.

Tham khảo thêm:   Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Mẫu số 01/ĐK-GD theo Nghị định 166/2016/NĐ-CP

3) Giữa chủ ngữ và động từ có gì thì đem xuống hết.

4) Lấy tân ngữ lên làm chủ ngữ:

5) Đem chủ ngữ đổi thành tân ngữ ra phía sau và thêm by:

6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi

Ví dụ: Marry will have finished it by tomorrow.

Chọn động từ: chọn finish vì finish là động từ chính)

1) Đổi V => P.P: finish => finished

……finished…………..

2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên: (be) => been (vì động từ chính ở dạng quá khứ phân từ)

……been finished…………..

3) Giữa Marry và finished có 2 chữ ta đem xuống hết (will have).

…..will have been finished….

4) Tìm chủ ngữ: sau động từ có chữ it ta đổi thành chủ ngữ và đem lên đầu:

It will have been finished….

5) Đem chủ ngữ (Mary) đổi thành tân ngữ ra phía sau thêm by:

It will have been finished by Mary

6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi

It will have been finished by Mary by tomorrow.

Ghi chú:

– Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu.

– Nếu chủ từ là: people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ: I ,you, he… thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ).

– Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định.

– Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này.

Ví dụ: + They don’t take the book.

=> The book isn’t taken.

1.3. Cách đổi câu hỏi từ chủ động sang câu bị động

Đối với câu hỏi cần phân ra làm 2 loại: loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question)

1.3.1. Đối với câu hỏi Yes/ No

Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do, does, did, … đầu câu

Bước 1: Đổi sang câu thường

Bước 2: Đổi sang bị động (lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học)

Bước 3: Đổi trở lại thành câu hỏi yes / no

Cách đổi sang câu thường như sau:

– Nếu có do, does, did đầu câu thì bỏ – chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do,does, did… )

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh năm 2013 - 2014 Môn: Toán, Vật lý, Hóa - Có đáp án

– Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ ngữ.

Ví dụ 1 (trợ động từ đầu câu) Did Mary take it?

Bước 1: Đổi sang câu thường: bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ => Mary took it.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 => It was taken by Mary

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn => Was it taken by Mary?

Cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did… như “mẹo” ở bài 1

Ví dụ 2: ( động từ đặc biệt đầu câu) Is Mary going to take it?

Bước 1: Đổi sang câu thường: chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ:

=> Mary is going to take it.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> It is going to be taken by Mary

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn (đem is ra đầu )

=> Is it going to be taken by Mary?

1.3.2. Đối với câu hỏi có từ để hỏi:

Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3

Bước 1: Đổi sang câu thường

Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại:

– Loại chữ hỏi WH làm chủ ngữ: (sau nó không có trợ động từ do, does, did mà có động từ + tân ngữ)

What made you sad? (điều gì làm bạn buồn?)

Who has met you? (ai đã gặp bạn?)

Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào

– Loại chữ hỏi WH làm tân ngữ: (sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ ngữ)

What do you want?

Who will you meet?

Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ

– Loại chữ hỏi WH là trạng từ: là các chữ: when, where, how, why

When did you make it? Giữ nguyên từ để hỏi, đổi giống như dạng câu hỏi yes/no.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi (đem WH ra đầu câu)

Tham khảo thêm:   Quyết định 1438/QĐ-TTg Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải Quyết định năm 2012

Ví dụ 1 (WH là túc từ, có trợ động từ) What did Mary take?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Có trợ động từ did => What là túc từ: bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ: => Mary took what.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> What was taken by Mary

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này what là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa ) => What was taken by Mary?

Ví dụ 2 ( WH là túc từ, có động từ đặc biệt) Who can you meet?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Có động từ đặc biệt can, Who là tân ngữ: chuyển ra sau động từ meet, you là chủ ngữ: chuyển can ra sau chủ ngữ you

=> you can meet who.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> Who can be met by you?

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa) = Who can be met by you?

Ví dụ 3 (WH là chủ ngữ) Who took Mary to school?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Sau who là động từ + túc từ => who là chủ ngữ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức

=> Who took Mary to school

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> Mary was taken to school by who

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu )

=> Who was Mary taken to school by?

Nếu by đem ra đầu thì who phải đổi thành whom:

=> By whom was Mary taken to school?

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh Lý thuyết và bài tập câu bị động trong tiếng Anh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *