Bạn đang xem bài viết ✅ Các dạng toán về số và chữ số ở Tiểu học Bài tập chuyên đề số và chữ số ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các dạng toán về số và chữ số ở Tiểu học là tài liệu vô cùng hữu ích mà hôm nay Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 3, 4, 5 cùng tham khảo.

Tài liệu hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán về số và chữ số ở tiểu học. Không những giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên mà còn biết ứng dụng dấu hiệu chia hết của một số cho các số. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Các dạng toán về số và chữ số ở Tiểu học

* NHỮNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý:

a. Có mười chữ số là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười chữ số trên. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự nhiên phải khác 0.

b. Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:

ab = a × 10 + b

abc = a × 100 + b × 10 + c = ab × 10 + c

abcd = a × 1000 + b × 100 + c × 10 + d = abc × 10 + d = ab × 100 + cd

c. Quy tắc so sánh hai số tự nhiên:

c.1- Trong 2 số tự nhiên, số nào có chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.

c.2- Nếu 2 số có cùng chữ số thì số nào có chữ số đầu tiên kể từ trái sang phải lớn hơn sẽ lớn hơn.

d. Số tự nhiên có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn. Số chẵn có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8.

e. Số tự nhiên có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ. Số lẻ có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9.

g. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị. Hai số hơn (kém) nhau 1 đơn vị là hai số tự nhiên liên tiếp.

h. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số chẵn hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số chẵn liên tiếp.

Tham khảo thêm:   Thông tư 22/2017/TT-BCT Quy định nhiệm vụ của Điều độ viên tại các cấp điều độ

i. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số lẻ hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số lẻ liên tiếp.

k. Khi phải viết số có nhiều chữ số giống nhau người ta thường chỉ viết 2 chữ số đầu rồi … sau đó viết chữ số cuối bên dưới ghi số lượng chữ số giống nhau đó.

* CÁC DẠNG TOÁN:

1. Dạng 1: Sử dụng cấu tạo thập phân của số:

Ở dạng này ta thường gặp các loại toán sau:

Loại 1: Viết thêm 1 hay nhiều chữ số vào bên phải, bên trái hoặc xen giữa một số tự nhiên.

Bài 1:

Tìm một số tự nhiên có hai chữ số,biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho.

Giải:

Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta dược số 9ab. Theo bài ra ta có:

9ab = ab × 13

900 + ab = ab × 13

900 = ab × 13 – ab

900 = ab × (13 – 1)

900 = ab × 12

ab = 900: 12

ab = 75

Bài 2:

Tìm một số có 3 chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số đó thì nó tăng thêm 1 112 đơn vị.

Giải:

Gọi số phải tìm là abc. Khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải ta dược số abc5. Theo bài ra ta có:
abc5 = abc + 1 112

10 × abc + 5 = abc + 1 112

10 × abc = abc + 1 112 – 5

10 × abc = abc + 1 107

10 × abc – abc = 1 107

( 10 – 1 ) × abc = 1 107

9 × abc = 1 107

abc = 123

Bài 3:

Tìm một số tự nhiên có 2 chữ số, biết rằng nếu viết chữ số 0 xen giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số đó ta được số lớn gấp 10 lần số đã cho, nếu viết thêm chữ số 1 vào bên trái số vừa nhận dược thì số đó lại tăng lên 3 lần.

Giải:

Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 0 xen giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị ta được số a0b. Theo bài ra ta có:

ab × 10 = a0b

Vậy b = 0 và số phải tìm có dạng a00. Viết thêm chữ số 1 vào bên trái số a00 ta được số 1a00. Theo bài ra ta có:

Tham khảo thêm:   Thông tư 38/2013/TT-NHNN Quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1a00 = 3 × a00

Giải ra ta được a = 5 .Số phải tìm là 50

Loại 2: Xoá bớt một chữ số của một số tự nhiên.

Bài 1:

Cho số có 4 chữ số. Nếu ta xoá đi chữ số hàng chục và hàng đơn vị thì số đó giảm đi 4455 đơn vị. Tìm số đó.

Giải:

Gọi số phải tìm là abcd. Xoá đi chữ số hàng chục và hàng đơn vị ta được số ab.

Theo đề bài ta có

abcd – ab = 4455

100 × ab + cd – ab = 4455

cd + 100 × ab – ab = 4455

cd + 99 × ab = 4455

cd = 99 × (45 – ab)

Ta nhận xét tích của 99 với 1 số tự nhiên là 1 số tự nhiên nhỏ hơn 100. Cho nên 45 – ab phải bằng 0 hoặc 1.

– Nếu 45 – ab = 0 thì ab = 45 và cd = 0.

– Nếu 45 – ab = 1 thì ab = 44 và cd = 99.

Số phải tìm là 4500 hoặc 4499.

Loại 3: Số tự nhiên và tổng, hiệu, tích các chữ số của nó.

Bài 1:

Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng số đó gấp 5 lần tổng các chữ số của nó.

Giải:

Cách 1:

Gọi số phải tìm là ab. Theo bài ra ta có

ab = 5 × (a + b)

10 × a + b = 5 × a + 5 × b

10 × a – 5 × a = 5 × b – b

(10 – 5) × a = (5 – 1) × b

5 × a = 4 × b

Từ đây suy ra b chia hết cho 5. Vậy b bằng 0 hoặc 5.

+ Nếu b = 0 thì a = 0 (loại)

+ Nếu b = 5 thì 5 × a = 20, vậy a = 4.

Số phải tìm là 45.

Cách 2:

Theo bài ra ta có

ab = 5 × ( a + b)

Vì 5 × (a + b) có tận cùng bằng 0 hoăc 5 nên b bằng 0 hoặc 5.

+ Nếu b = 0 thay vào ta có:

a5 = 5 × (a + 5)

10 × a + 5 = 5 × a + 25

Tính ra ta được a = 4.

Thử lại: 45: (4 + 5) = 5. Vậy số phải tìm là 45.

Bài 2:

Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng số chia cho hiệu các chữ số của nó được thương là 28 và dư 1

Giải:

Gọi số phải tìm là ab và hiệu các chữ số của nó bằng c.

Theo bài ra ta có:

ab = c × 28 + 1, vậy c bằng 1, 2 hoặc 3.

+ Nếu c = 1 thì ab = 29.

Thử lại: 9 – 2 = 7 khác 1 (loại)

+ Nếu c = 2 thì ab = 57.

Thử lại: 7 – 5 = 2 ; 57: 2 = 28 (dư 1)

Tham khảo thêm:   Đơn xin vào Đội năm 2022 - 2023 Đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong

+ Nếu c= 3 thì ab = 58.

Thử lại: 8 – 5 = 3 ; 85: 3 = 28 (dư 1)

Vậy số phải tìm là 85 và 57.

Bài 3:

Tìm một số tự nhiên có 3 chữ số, biết rằng số đó gấp 5 lần tích các chữ số của nó

Giải:

Cách 1:

Gọi số phải tìm là abc. Theo bài ra ta có

abc = 5 × a × b × c.

Vì a × 5 × b × c chia hết cho 5 nên abc chia hết cho 5. Vậy c = 0 hoặc 5, nhưng c không thể bằng 0, vậy c = 5. Số phải tìm có dạng ab5. Thay vào ta có:

100 × a + 10 × b + 5 = 25 × a × b.

20 × a + 2 × b +1 = 5 × a × b.

Vì a × 5 × b chia hết cho 5 nên 2 × b + 1 chia hết cho 5. Vậy 2 × b có tận cùng bằng 4 hoặc 9, nhưng 2 × b là số chẵn nên b = 2 hoặc 7.

– Trường hợp b = 2 ta có a25 = 5 × a × 2. Vế trái là số lẻ mà vế phải là số chẵn. Vậy trường hợp b = 2 bị loại.

– Trường hợp b = 7 ta có 20 × a + 15 = 35 × a. Tính ra ta được a = 1.

Thử lại: 175 = 5 × 7 × 5.

Vậy số phải tìm là 175.

Cách 2:

Tương tự cach 1 ta có:

ab5 = 25 × a × b

Vậy ab5 chia hết cho 25, suy ra b = 2 hoặc 7. Mặt khác, ab5 là số lẻ cho nên a, b phải là số lẻ suy ra b = 7. Tiếp theo tương tự cách 1 ta tìm được a = 1. Số phải tìm là 175.

Loại 4: So sánh tổng hoặc điền dấu

Bài 1:

Cho A = abc + ab + 1997

B = 1ab9 + 9ac + 9b

So sánh A và B

Giải:

Ta thấy: B = 1009 + ab0 + 900 + ac + 90 + b

= 1999 + ab0 + a0 + c + b

= 1999 + abc + ab

. . .-> A < B

Bài 2:

So sánh tổng A và B.

A = abc +de + 1992

B = 19bc + d1 + a9e

Giải:

Ta thấy: B = 1900 + bc + d0 + 1 + a00 + e + 90

= abc + de + 1991

Từ đó ta suy ra A > B.

Bài 3:

Điền dấu

1a26 + 4b4 +5bc [ ] abc + 1997

abc + m000 [ ] m0bc + a00

x5 + 5x [ ] xx +56

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các dạng toán về số và chữ số ở Tiểu học Bài tập chuyên đề số và chữ số của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *