Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh tăng động học hòa nhập với lớp học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh tăng động học hòa nhập với lớp học mẫu sáng kiến rất hay được Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn đọc.

Đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm có giá trị ứng dụng nhằm mang đến cho quý thầy cô giáo, những người làm công tác giáo dục những sáng kiến kinh nghiệm mẫu, có giá trị cho công việc của mình. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm:
Biện pháp giúp học sinh tăng động hòa nhập với lớp học

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn sáng kiến

Như chúng ta đã biết bậc học ở Tiểu học rất quan trọng vì nó là cơ sở ban đầu, là nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người Việt Nam. Ngoài việc học chữ, học kiến thức, học sinh còn được học các kỹ năng sống, học cách làm người ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường ,thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng [3].

Vì vậy mà việc giúp đỡ hướng dẫn để học sinh trong lớp hoàn thành mục tiêu giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm. Trong cuộc sống hiện nay, có một số học sinh có biểu hiện tự kỷ, tăng động do môi trường sống, do hoàn cảnh,… tác động lên. Đặc biệt là học sinh tăng động. Đây là một chứng mà hiện nay xuất hiện khá nhiều ở một số trường học. Với những học sinh này công tác giáo dục trẻ tăng động gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những em học sinh đó không bình thường như những trẻ khác. Mấy năm gần đây, khi dự giờ thăm lớp cũng như dạy thay tôi đã bắt gặp những đối tượng học sinh như vậy. Những học sinh đó đã làm xáo trộn nề nếp của lớp, gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm.Trao đổi cùng đồng nghiệp có học sinh này tôi thấy ai cũng thấy lo lắng , băn khoăn trước những học sinh có biểu hiện tăng động. Làm sao để giúp các em học hòa nhập đã đặt ra trong đầu tôi sự tran trở từ rất lâu. Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4C. Trong lớp có một học sinh tăng động là em ……………….. Với những học sinh này sẽ làm ảnh hưởng không ít đến tình trạng học tập của lớp và của chính em học sinh đó. Giáo viên chủ nhiệm là người hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ, dìu dắt và hướng dẫn em học sinh đó hòa nhập và hoàn thành các mục tiêu giáo dục.

Tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh tăng động với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh,góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Đến giữa học kỳ II tôi đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn chia sẻ “Một số biện pháp giúp học sinh tăng động học hòa nhập trong trường học VNEN” trước đồng nghiệp hi vọng các đồng nghiệp có thể ứng dụng vào dạy lớp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

– Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tăng động.

– Đưa ra các biện pháp giúp học sinh tăng động hòa nhập và mang lại kết quả cao trong học tập.

– Giúp các giáo viên chủ nhiệm có học sinh tăng động làm tốt công tác chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao hiệu quả dạy học.

– Ghi lại những việc làm đi đến thành công để đúc rút kinh nghiệm của bản thân.

3. Đối tượng nghiên cứu

– Hệ thống biện pháp giúp đỡ học sinh bị hội chứng tăng động.

– Công tác chủ nhiệm đối với các học sinh tăng động ở trường Tiểu học Thành Vân.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo viên tìm đọc các tài liệu có liên quan đến học sinh tăng động.

– Phương pháp quan sát: Quan sát đối tượng học sinh tăng động.

– Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp về các biểu hiện của học sinh tăng động để có thêm kinh nghiệm.

– Phương pháp điều tra khảo sát: Thu thập thông tin để tìm ra cái tốt, cái chưa tốt của học sinh tăng động.

– Phương pháp phân tích, tổng hợp

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm tiếng Anh 12 Unit 2 (Có đáp án) Trắc nghiệm Urbanisation

* Vị trí vai trò của giáo viên chủ nhiệm :

Là một giáo viên đứng lớp lại làm công tác chủ nhiệm nên tôi luôn coi trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Chính vì vậy tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu các thông tư và điều lệ trường Tiểu học. Từ đó tôi đã xác định rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.

Chương IV, Điều 34 trong Điều lệ trường tiểu học quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm là người rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách người học. Bởi giáo viên chủ nhiệm chính là người mẹ thứ 2 dìu dắt và giúp đỡ học sinh. Các em luôn tin tưởng và tin vào từng cử chỉ của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm nắm vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Đối với trẻ tăng động việc giúp trẻ học hòa nhập và lĩnh hội được kiến thức thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm càng quan trọng hơn.

Luật giáo dục đã ghi rõ “giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”. Giúp học sinh nghĩa là thầy cô giáo không áp đặt, phải coi học sinh là chủ thể của quá trình tiếp thu kinh nghiệm sống, tiếp nhận tích cực những kiến thức và rèn luyện kỹ năng để phát triển nhân cách. Trong nhà trường, thầy cô giáo phải tôn trọng, giúp đỡ, động viên để các em chủ động trong học tập, rèn luyện.

Học sinh Tiểu học tư duy cảm xúc chiếm ưu thế, vì vậy cần sử dụng, tận dụng và kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, các điều kiện, các yếu tố, các sự kiện, hiện tượng của tự nhiên và xã hội xảy ra xung quanh các em… để các em phát triển óc tưởng tượng, rèn luyện hành vi, bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

Phát triển đúng đắn còn có nghĩa là những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, khoa học, đơn giản, dễ hiểu. Những kỹ năng, thói quen hành vi giáo dục cho trẻ phải chính xác. Phải hướng dẫn trẻ rèn luyện những hành vi, thói quen đúng mục tiêu giáo dục nhân cách. Giáo dục rèn luyện cho trẻ hiểu đúng, làm đúng những quy định chung của truyền thống đạo lý, biết tôn trọng nguyên tắc sống và quy định của pháp luật là nền tảng hình thành các năng lực sau này.

* Đối với trẻ tăng động chúng ta cần nắm rõ khái niệm vể tăng động và trẻ bị tăng động.

Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có 3 đến 5 trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Thực tế không ít trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám. Nguyên nhân là do cha mẹ dành ít thời gian cho con, giao hẵn trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lí về trường hợp này để có những phương pháp can thiệp giúp con hiệu quả.

Vậy trẻ thế nào thì được xác định là tăng động giảm chú ý. Trẻ chỉ được xác định tăng động giảm chú ý khi có tối thiểu 6 triệu chứng (hoặc hơn) trong thời gian tối thiểu 6 tháng với ít nhất hai môi trường thể hiện (đa phần là trẻ có biểu hiện ở nhà và lớp học) cụ thể sau:

+ Biểu hiện của trẻ kém tập trung:

– Không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.

– Khó tập trung khi chú ý học và chơi.

– Thường có vẻ không nghe khi được hỏi trực tiếp.

– Không theo kịp và hoàn thành các việc được yêu cầu.

– Tránh né, không thích làm những việc cần tập trung trí tuệ.

– Thường làm mất đồ.

– Thường bị phân tâm do kích thích bên ngoài.

+ Biểu hiện của trẻ khi bị tăng động:

– Cựa quậy bàn tay, chân hoặc ngọ nguậy trên ghế.

– Không thể ngồi yên một chỗ.

– Thường đứng lên bỏ ghế lúc đang học tập.

– Chạy hoặc leo trèo khắp nơi không thích hợp.

– Khó chơi một cách yên ắng.

– Thường đi hoặc làm như đang ngồi trên lò xo.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Trao duyên Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 44 sách Cánh diều tập 1

– Thường nói quá nhiều.

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) là viết tắt của Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, dịch ra là rối loạn tăng động giảm chú ý. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, nhìn chung nó là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự thành công của người bị chứng này

ADHD không phải là bệnh, nó chỉ là một tình trạng sức khỏe, chủ yếu gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có xu hướng giảm dần khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp không biến mất hoàn toàn, thậm chí tồi tệ hơn

Các triệu chứng đặc trưng của ADHD là: khó tập trung, bồn chồn và có hành vi bốc đồng. Ở mỗi người các triệu chứng là không giống nhau

Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý là gì ?

Ở chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, vấn để xoay quanh rối loạn phát triển hành động thiếu tự chủ. Xuất hiện các vấn đề liên quan đếnm sự chú ý, Kiểm soát sự kích thích và về sự tăng động, thế nhưng còn hơn thế, nó còn liên quan đến sự hạn chế khả năng những đứa trẻ này, các mục tiêu tương lai và hệ quả ứng xử của chúng [1]

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Về Nhà trường

2.1.1. Thuận lợi

Thành Vân là một xã từ lâu có truyền thống hiếu học. Các ban ngành đoàn thể ở địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trường được đặt ngay trung tâm xã nên có nhiều điều kiện thuận lợi.

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học đạt kết quả tốt. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

Nhà trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia và nhiều năm liền đạt trường Tiên tiến cấp huyện, Lao động Xuất sắc cấp tỉnh.

Học sinh được học hai buổi trên ngày và đã quen với cách học của mô hình trường học Việt Nam mới VNEN nên các em đã biết cách lĩnh hội kiến thức và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2.1.2. Khó khăn

Thành Vân là một xã trung du miền núi. Phần lớn dân trong xã làm nông nghiệp nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài giờ lên lớp các em còn phải phụ giúp gia đình, thời gian đầu tư vào việc học tập còn ít.

Học sinh dân tộc chiếm tỉ 48% nên còn một số em hạn chế trong giao tiếp xã hội, thường nhút nhát, rụt rè chưa dám bộc lộ mình.

Bên cạnh đó một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình. Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà, cô, dì, chú ,bác nên việc học tập cũng gặp nhiều khó khăn.

Qua tìm hiểu, trao đổi với các đồng nghiệp trong trường tôi được biết: hiện nay trong Nhà trường vẫn có một số lớp học sinh có biểu hiện trầm cảm, tăng động gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm và một số giáo viên đứng lớp. Cụ thể năm học 2018-2019 trường có 16 lớp thì 3 lớp có học sinh tăng động. Đó là lớp 1A có em Hòa, lớp 3B có em Trinh, lớp 4C có em Hải Nam.

2.2. Về tình hình thực tế của lớp 4C

Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4C với 28 học sinh. Trong đó có 14 học sinh nữ và 14 học sinh nam. Học sinh trong lớp chủ yếu nằm trong địa bàn xã Thành Vân nên thuận tiện cho việc đi lại. Qua tìm hiểu tôi được biết các em chủ yếu là con nhà nông nghiệp, điều kiện kinh tế một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình phải gửi con cho ông bà, cô dì, chú bác để đi làm ăn xa. Nhiều gia đình còn có quan điểm trăm sự nhờ nhà trường và nhờ cô nên giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề dạy học và giáo dục. Trong lớp có một học sinh có biểu hiện tăng động là em ……………….. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ tôi được biết Hải Nam có biểu hiện tăng động từ khi vào lớp 1. Trên thực tế em có những biểu hiện tăn động như:

– Không tập trung chú ý khi nghe cô giảng bài.

– Hay làm ồn ào mất trật tự trong giờ học.

– Nói tự do trong lớp.

– Nổi khùng khi không vừa ý.

– Hay chọc ghẹo bạn bè.

– Đánh bạn một cách vô lý.

– Khó khăn khi để ý vào một việc gì đó.

– Không hợp tác nhóm với bạn bè.

– Thường xuyên quên hoặc mất đồ dùng.

– Hay xé sách vở, vẽ bậy ra vở.

Từ những thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để giúp em học sinh tăng động hòa nhập và làm tốt nhiệm vụ học tập cũng đồng thời giúp học sinh lớp 4C đạt được mục tiêu, kế hoạch Nhà trường đã giao.

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trên cơ sở của mục đích nghiên cứu và cơ sở lí luận tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh tăng động hòa nhập và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin nghỉ học ngắn hạn Đơn xin nghỉ học ngắn hạn

*Giải pháp 1: Giáo viên phải nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về các bệnh lý học đường

Giáo viên phải tìm tòi các tài liệu liên quan đến các các bệnh học đường trên nhiều kênh thông tin khác nhau.

Chẳng hạn để giúp được học sinh “tăng động”, trước hết người giáo viên phải hiểu rõ thế nào là bệnh “tăng động”. Tôi đã tìm và mua được cuốn sách: “Cẩm nang về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý” của tác giả Ngụy Hữu Tâm-Nhà xuất bản Y học. Cuốn sách đã mang lại cho tôi thêm nhiều hiểu biết về chứng tăng động giảm chú ý ở học sinh. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu trên mạng Internet và đọc thêm các tài liệu khác. Từ đó tôi nắm bắt được nguyên nhân gây ra ADHD. Có nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn khi người mẹ mang bầu mà hút thuốc thì có nguy cơ cao đứa trẻ sinh ra mắc ADHD. Thứ hai là do tổn thương não gây ra. Thứ ba người mẹ khi mang thai uống rượu là yếu tố gây tăng động hay ADHD

Dùng rượu và thuốc lá khi mang bầu, đã chứng minh được rằng, rượu và thuốc lá khi mang bầu ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân cách và vùng não trước của bào thai. Một khảo cứu lớn năm 1992 đi đến kết luận, khi mang thai người mẹ hút thuốc thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ lớn mắc chứng hành vi lập dị. sau đó nhóm Sharon Milberger của bệnh viện Massachusetts xác định có mối liên hệ đáng kể giữa lượng thuốc lá hút khi mang thai và nguy cơ mắc ADHD. Người mẹ dùng thuốc lá khi mang bầu sẽ gia tăng nguy cơ cho con đẻ ra mắc ADHD. Độc lập với vấn đề đó, những nghiên cứu trên động vật cho thấy một cách đáng tin cậy rằng, thuốc lá và rượu thật sự tác động đến sự phát triển của những vùng não nhất định và những sai trái qua đó xuất hiện có thể kéo theo hành vi tăng động, bột phát và giảm chú ý. Nghi cơ này còn cao hơn nữa khi ngoài ra, ngay người mẹ cũng mắc ADHD

Từ nhiều năm nay đã có chứng minh rằng, họ hàng trẻ mắc ADHD thường xuyên mắc các vấn đề tâm lý trước hết là chầm uất, nghiện rượu, bất thường hành vi, hành vi phản xã hội và tăng động hơn họ hàng trẻ không mắc ADHD. Các kết quả này cho thấy, có yếu tố di truyền cho rối loạn.

Tuy nhiên nghiên cứu được coi là nghiêm túc về nguyên nhân gây ADHD coi những rối loạn trên não là đáng chú ý nhất. Từ 100 năm nay, các nhà khoa học đã dự đoán, chứng bệnh mà nay ta gọi là ADHD, do tổn thương não gây ra. Với những người bị tổn thương ở vùng trước não gọi là khu vực võ não trước ổ mắt (ngay sau trán) nó phát triển ở người mạnh hơn ở vật nhiều và có lẽ chịu trách nhiệm cho ức chế hành vi, tập trung, tự kiềm chế và kế hoạch tương lai

*Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch riêng giáo dục trẻ tăng động (có phụ lục kèm theo)

– Đối với tẻ bị hội chứng tăng động cũng giống như trẻ khuyết tật. Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch riêng để giúp đỡ trẻ.

– Xây dựng kế hoạch theo từng tháng, từng học kỳ.

– Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với gia đình để đưa trẻ thăm khám thường xuyên và tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ.

– Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với nhà trường cùng tham gia vào công tác giáo dục.

– Cuối mỗi giai đoạn có tổng kết đánh giá để thấy được sự tiến bộ của trẻ.

*Giải pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi, quan tâm đến trẻ.

Ngoài thời gian ở nhà thì thời gian còn lại là trẻ đến trường. Ở trường ngoài học các môn của các thầy cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ… các môn còn lại là học với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chiếm thời gian chủ yếu ở trên lớp nên có thời gian gần gũi, quan tâm chú đến học sinh nhiều hơn. Từ đó giáo viên luôn hỏi han, trò chuyện để tìm hiểu xem trẻ đang cần gì. Giáo viên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ tăng động như ngồi ở vị trí trung tâm, gần vị trí mà giáo viên mà có thể quan sát dễ dàng. Bằng việc quan tâm, bằng tình yêu thương của một người cô cũng như một người mẹ, coi học sinh như chính con của mình để chăm sóc và bảo ban. Việc làm đó sẽ giúp được học sinh thấy được sự gần gũi để sẻ chia những điều trong tâm tư trẻ. Luôn nhắc nhở em mỗi khi em làm những việc không đúng, không tốt. Ví dụ: Hỏi xem sáng nay em sáng bằng đồ gì? Em thích nhất là được ăn món gì vào buổi sáng? Bài học ở nhà có gì cần cô giúp đỡ? Cứ như vậy trẻ sẽ bộc lộ những điều mà học sinh không dám chia sẻ cùng ai.

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh tăng động học hòa nhập với lớp học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *