Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học 32 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học gồm 32 đề thi của các trường, sở GD&ĐT các tỉnh có đáp án kèm theo giúp thí sinh ôn tập thật tốt môn Sinh học. Đồng thời, còn giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, cách ra đề để làm bài thi môn Sinh học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 đề thi môn Toán, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, tiếng Anh để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

Môn thi: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:

A. ADN

B. mARN

C. ARN

D. Protein

Câu 2: Chu trình Crep diễn ra trong

A. Chất nền của ti thể

B. Tế bào chất.

C. Lục lạp.

D. Nhân

Câu 3: Đơn phân của prôtêin là

A. axit amin

B. nucleotit

C. Axit béo

D. Nucleoxom

Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

A. Aa × Aa

B. Aa × aa

C. AA × Aa

D. AA × aa.

Câu 5: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở

A. lưỡng cư và bò sát

B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú

C. mực ống. bạch tuộc, giun đốt và chân đầu

D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân chấu và cá

Câu 6: Một chuỗi ADN có trình tự mạch gốc : 5′-ATGGXATXA -3 Nếu chuỗi này được phiên mã, chuỗi ARN tạo thành sẽ như thế nào?

Tham khảo thêm:   3DCG! Shin - Cậu Bé Bút Chì: Đại Chiến Siêu Năng Lực ~ Sushi Bay ~

A. 5’- AUGGXAUXA -3’

B. 5’- UGAUGXXAU -3′

C. 5’- TAXXGTAGT -3′

D. 5′- UAXXGUAGU -3′

Câu 7: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là

A. 1/4

B. 1/8

C. 1/2

D. 1/16

Câu 8: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb × aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 1:1:1:1

B. 3 : 1

C. 9 : 3 : 3 : 1.

D. 1:1.

Câu 9: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,49AA : 0,50Aa : 0,01aa

B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

C. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa

D. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa.

Câu 10: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đen con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

A. Aa × Aa và Aa × aa

B. Aa × Aa và AA × Aa.

C. AA × aa và AA × Aa

D. Aa × aa và AA × Aa.

Câu 11: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

A. XWXw× XwY

B. XWXW × XWY

C. XWXw × XWY.

D. XWXW × XwY

Câu 12: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất loài người xuất hiện ở

A. đại Tân sinh

B. đại Cổ sinh

C. đại Trung sinh

D. đại Nguyên sinh.

Câu 13: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?

A. Lúa và cỏ dại

Tham khảo thêm:   Viết: Viết bài văn miêu tả con vật - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 7

B. Chim sâu và sâu ăn lá

C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.

D. Chim sáo và trâu rừng

Câu 14: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là

A. ligaza.

B. ADN polimeraza

C. Restrictaza

D. ARN polimeraza

Câu 15: Cây tầm gửi lùn là cây mọc trong các nhánh của cây hemlock (cây độc cần) và hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển . Sự xâm nhập này gây ra sự suy yếu của cây chủ. Đâu là kiểu tương tác của 2 loài

A. cộng sinh

B. ăn thịt

C. hội sinh

D. kí sinh

Câu 16: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 17: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lê dị hợp tử?

A. Di-nhập gen

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến

D. Giao phối gần

Câu 18: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là

A. 7

B. 15

C. 8

D. 14

Câu 19: Một người phụ nữ phát hiện ra rằng gia đình cô có tiền sử mắc chứng rối loạn di truyền liên kết X hiếm gặp. Mẹ và bố cô không mắc bệnh, nhưng cả ba anh của cô đều mắc bệnh. Xác suất mà người phụ nữ bị bệnh là bao nhiêu?

A. 100%

B. 50%

C. 25%

D. 0%

Câu 20: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 24: Đột biến nào sau đây tạo điều kiện để tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa?

A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Tham khảo thêm:   Giáo án Giáo dục thể chất 8 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn GDTC 8

B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 25: Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 245 cây hoa trắng, 315 cây hoa đỏ. Nếu lấy hạt phấn của cây hoa đỏ F1 thụ phấn cho cây có kiểu gen lặn thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ thu được ở đời con là?

A. 3/4

B. 1/2

C. 1/4

D. 9/7

Câu 26: Quan sát một quần thể mà các cá thể được phân phối đồng đều cho thấy rằng

A. Khu vực phân bố của quần thể ngày càng tăng kích thước.

B. Tài nguyên được phân bố không đồng đều.

C. các cá thể của quần thể đang cạnh tranh gay gắt để khai thác tài nguyên.

D. mật độ quần thể thấp.

Câu 27: Phát biểu nào về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là ĐÚNG?

A. Tất cả năng lượng có sẵn ở mỗi bậc dinh dưỡng được chuyển đến bậc dinh dưỡng cao hơn.

B. Động vật ăn cỏ có được năng lượng từ các sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật phân hủy chỉ ăn sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp nhất.

D. Ở tháp năng lượng bậc dinh dưỡng thấp nhất lưu trữ ít năng lượng nhất.

Câu 28: Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quan thể đạt kích thước tối đa?

A. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.

B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể

C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học 32 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *