Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Sinh học, Wikihoc.com giới thiệu Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 2.
Tài liệu bao gồm 5 đề kiểm tra 15 phút môn Sinh lớp 11 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu giúp các em làm quen với cách thức ra đề thi, ôn tập lại kiến thức môn học. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo phục vụ việc ra đề thi. Chúc các em học tập và ôn luyện tốt!
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 2 – Đề 1
Đề bài
Câu 1: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
a/ Hoa.
b/ Thân.
c/ Rễ.
d/ Lá.
Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 3: Hai loại hướng động chính là:
a/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
b/ Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
c/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
d/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
Câu 4: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
b/ Hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.
c/ Hướng đất, hướng nước, hướng hoá.
d/ Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 5: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
a/ Tác nhân kích thích không định hướng.
b/ Có sự vận động vô hướng
c/ Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
d/ Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 6: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng sáng.
b/ Hướng nước, hướng hoá.
c/ Hướng sáng, hướng hoá.
d/ Hướng sáng, hướng nước.
Câu 7: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
a/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
b/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
c/ Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
d/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Câu 8: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
a/ Hướng sáng.
b/ Hướng đất
c/ Hướng nước.
d/ Hướng tiếp xúc.
Câu 9: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
b/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
c/ Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
d/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở
Câu 10: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
a/ Ứng động đóng mở khí khổng.
b/ Ứng động quấn vòng.
c/ Ứng động nở hoa.
d/ Ứng động thức ngủ của lá.
Câu 11: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 12: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
a/ Chiếu sáng từ hai hướng.
b/ Chiếu sáng từ ba hướng.
c/ Chiếu sáng từ một hướng.
d/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 13: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
b/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
c/ Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
d/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
Câu 14: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
a/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
b/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
c/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
d/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 15: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
a/ Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
c/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
d/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | C | C | C | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | D | B | A | C |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 2 – Đề 2
Đề bài
Câu 1. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion
A. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
B. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion
C. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
D. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
Câu 2. Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương do
A. Na+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng
B. K+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng
C. K+ khi ra ngoài màng tạo cho ở phía trong của màng mang điện tích âm
D. K+ khi ra ngoài màng nên nồng độ của nó cao hơn ở phía trong của màng
Câu 3. Cho các trường hợp sau:
(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng
(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng
(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở
(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở
Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi là
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (2)
Câu 4. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
Câu 5. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K hoạt động như thế nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ K+ sát phía ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
B. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng.
C. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
D. Vận chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ sát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng.
Câu 6. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K chuyển
A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
Câu 7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”.
A. chậm và tốn ít năng lượng
B. chậm và tốn nhiều năng lượng
C. nhanh và tốn ít năng lượng
D. nhanh và tốn nhiều năng lượng
Câu 8. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực
D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
Câu 9. Cho các trường hợp sau:
(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng
(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?
A. (1) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (4)
D. (1), (2) và (3)
Câu 10. Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tăng sẽ làm cho
A. biên độ của điện thế hoạt động tăng
B. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng
C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng
D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng
Câu 11. Xung thần kinh xuất hiện
A. khi xuất hiện điện thế hoạt động
B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
Câu 12. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp
B. khe xináp
C. chùy xináp
D. màng sau xináp
Câu 13. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là
A. axêtincôlin và đôpamin
B. a xê tin cô lin và serôtônin
C. serôtônin và norađrênalin
D. axêtincôlin và norađrênalin
Câu 14. Xináp là diện tiếp xúc giữa
A. các tế bào ở cạnh nhau
B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến
C. tế bào thần kinh với tế bào cơ
D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)
Câu 15. Yếu tố không thuộc thành phân xináp là:
A. khe xináp
B. cúc xináp
C. các ion Ca2+
D. màng sau xináp
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | C | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | D | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | B | D | D | C |
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 11 Chương 2 5 Bài kiểm tra 15 phút lớp 11 môn Sinh học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.