Bạn đang xem bài viết ✅ 400 câu trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến cho tất cả các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 9. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các bạn có thể củng cố lại kiến thức môn Vật lý lớp 9 của mình.

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm 400 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và bài tập Vật lý lớp 9. Sau đây, chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo nội dung của tài liệu này.

400 câu trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

Câu 1: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là:

A. R’ = 4R. B. R’= frac{R}{4} C. R’= R+4. D.R’ = R – 4.

Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1,5A. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là ( Biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là 2 W.)

A.l = 24m B. l = 18m. C. l = 12m. D. l = 8m.

Câu 3: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5W. Dây thứ hai có điện trở 8W.Chiều dài dây thứ hai là:

A. 32cm. B.12,5cm. C. 2cm. D. 23 cm.

Câu 4: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

A. = frac{R_1}{R_2}=frac{I_1}{I_2}. B. = frac{R_1}{R_2}=frac{I_2}{I_1}. C. R1.R2=l1.l2. D. R1.l1=R2.l2.

Câu 5: Chọn câu trả lời sai: Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 W , được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1= , l2 = và có điện trở tương ứng R1,R2 thỏa:

A. R1 = 1W.

B. R2 =2W.

C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là R SS = W.

D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rnt = 3W.

Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0.5mm2 và

R1 =8,5 W.Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5W , có tiết diện S2 là:

A.S2 = 0,33 mm2 B. S2 = 0,5 mm2 C. S2 = 15 mm2 D. S2 = 0,033 mm2.

Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6W với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là:

A. R = 9,6 W. B. R = 0,32 W. C. R = 288 W. D. R = 28,8 W.

Câu 8: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6W. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là: A. 12 W.B. 9 W. C. 6 W. D. 3 W.

Câu 9: Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài , có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

A. =frac{R_1}{R_2}=frac{S_1}{S_2}. B. = frac{R_1}{R_2}=frac{S_2}{S_1}. C. frac{R_1}{R_2}=frac{S_1^2}{S_1^2}. D.frac{R_1}{R_2}=frac{S_2^2}{S_1^2}.

Câu 10: Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 =0,4 mm2 và có điện

trở R1 bằng 60 W. Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2= 30m có điện trở R2=30W thì

có tiết diện S2 là

A. S2 = 0,8mm2 B. S2 = 0,16mm2 C. S2 = 1,6mm2 D. S2 = 0,08 mm2

Câu 11: Biến trở là một linh kiện:

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 12: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi:

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.

Tham khảo thêm:   Cách nhận Echo EXP trong Wuthering Waves

C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.

D. Nhiệt độ của biến trở.

Câu 13: Trên một biến trở có ghi 50 W – 2,5 A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là:

A.U = 125 V. B. U = 50,5V. C.U= 20V. D. U= 47,5V.

Câu 14: Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất

r = 1,1.10-6 W.m, đường kính tiết diện d1 = 0,5mm,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:

A. 3,52.10-3 W. B. 3,52 W. C. 35,2 W. D. 352 W.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 16: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 17: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. C Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.

Câu 18: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm

A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 19: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ:

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.

D. Không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 20: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì

A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.

C Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Câu 21: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 1,5A. B. 2A. C. 3A. D. 1A.

Câu 22: Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I

A. Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.

B. Không xác định đối với mỗi dây dẫn.

C. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.

D. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.

Tham khảo thêm:   Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global Success (Cả năm) Tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh lớp 6 theo từng Unit

Câu 23: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây. B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây. D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 24: Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 25: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:

A.R=frac{U}{I}. B. I=frac{U}{R}. C. I=frac{R}{U}. D. U = I.R.

Câu 26: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:

A. 3,6V. B. 36V. C. 0,1V. D. 10V.

Câu 27: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là

A. 36A. B. 4A. C.2,5A. D. 0,25A.

Câu 28: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω. B. 12Ω. C.0,33Ω. D. 1,2Ω.

Câu 29: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ B. 1MΩ = 1000kΩ = 1.000.000Ω

C 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ

Câu 30: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là

A. 3A. B. 1A. C. 0,5A. D. 0,25A.

Câu 31: Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:

A. 4,0Ω. B. 4,5Ω. C. 5,0Ω. D. 5,5Ω.

Câu 32: Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

A. 0,2A. B. 0,5A. C. 0,9A. D. 0,6A.

Câu 33: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 25mA. B. 80mA. C. 110mA. D. 120mA.

Câu 34: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể?

A. 6V. B. 12V. C. 24V. D. 220V.

Câu 35: Để đảm bảo an tòan khi sử dụng điện, ta cần phải:

A. mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện.

B. rút phích cắm đèn ra khỏi ổ cắm khi thay bóng đèn.

C. sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

D. làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 220v.

Câu 36: Cách sử dụng nào sau đây là tiết kiệm điện năng?

A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.

B. Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.

C. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.

D. Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm.

Câu 37: Bóng đèn ống 20W sáng hơn bóng đèn dây tóc 60W là do

A. Dòng điện qua bóng đèn ống mạnh hơn.

B. Hiệu suất bóng đèn ống sáng hơn.

C. Ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn ống hợp với mắt hơn.

D. Dây tóc bóng đèn ống dài hơn.

Câu 38: Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thầm thương trộm nhớ

A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. frac{I_1}{I_2}=frac{R_1}{R_2} D. frac{I_1}{I_2}=frac{U_2}{U_1}

Câu 39: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo

B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo. (x)

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là chính xác ?

A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.

B. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.

C. Khi các bóng đèn được mắc song song , nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động.

D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn

Câu 41: Chọn câu sai:

A. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp: R = n.r

B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song: R =

C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn điện trở mỗi thành phần

D. Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.

Câu 42: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?

A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C.frac{U_1}{U_2}=frac{R_1}{R_2} D. frac{U_1}{U_2}=frac{I_1}{I_2}

Câu 43: Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong mạch mắc nối tiếp và song song ?

A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch

B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở của các đoạn mạch

C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệu điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song

D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch nối tiếp , tỉ lệ nghịch với điện trở trong các đoạn mạch mắc song song.

Câu 44: Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song ?.

A. R = R1 + R2 B. R = frac{1}{R_1}+frac{1}{R_2}

C. frac{1}{R}=frac{1}{R_1}+frac{1}{R_2} D. R =frac{R_1R_2}{R_1-R_2}

Câu 45: Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A. Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:

A. 1,5 A B. 1A C. 0,8A D. 0,5A

Câu 46: Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau. Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5A. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là:

A. I1 = 0,5A B. I1 = 0,6A C. I1 = 0,7A D. I1 = 0,8A

Câu 47: Hai điện trở R1 = 3Ω , R2 = 6Ω mắc song song với nhau , điện trở tương đương của mạch là:

A. Rtđ = 2Ω B.Rtđ = 4Ω C.Rtđ = 9Ω D. Rtđ = 6Ω

Câu 48: Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W , 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện:

A. 220V B. 110V C. 40V D. 25V

Câu 49: Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:

A. 1A B. 1,5A C. 2,0A D. 2,5A

Câu 50: Hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω. Thì R2 là:

A. R2 = 2 Ω B. R2 = 3,5Ω C. R2 = 4Ω D. R2 = 6Ω

…………………….

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 400 câu trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *